Tiêu thụ gạo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa tăng mạnh
Do chưa đến vụ lúa mới, trong khi nhu cầu gạo phục vụ đời sống người dân vẫn duy trì nên 2 tháng nay, lượng gạo bán ra của các đại lý, cửa hàng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa tăng mạnh. Hiện, các nhà máy, đại lý chế biến, kinh doanh lúa gạo trong tỉnh đang tăng lượng gạo nhập về để phục vụ nhu cầu tiêu dùng.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 9 doanh nghiệp chế biến gạo; gần 6.900 cơ sở xay xát; hàng nghìn đại lý, cửa hàng kinh doanh, buôn bán gạo. Theo một số đại lý, cửa hàng kinh doanh gạo, hiện nay, giá gạo trên thị trường Thanh Hóa theo giá chung của thị trường trong nước, nhưng lượng tiêu thụ tăng từ 40- 50% so với tháng trước.
Nguyên nhân là do thời điểm này chưa đến vụ thu hoạch lúa, nguồn nguyên liệu tại chỗ không có nên các nhà máy, đại lý trong tỉnh phải tăng cường nhập từ các tỉnh phía Nam. Khi giá gạo tăng, các đại lý trong tỉnh phải tăng thu mua để tích trữ.
Bà Trần Thị Thủy, Tổng đại lý kinh doanh gạo Điền Thủy, thành phố Thanh Hóa cho biết: "Đại lý chúng tôi luôn cung ứng đầy đủ các loại gạo cho khách hàng, đáp ứng đủ số lượng với giá thành hợp lý và không để thiếu hụt lượng gạo để phục vụ nhu cầu tiêu thụ của khách hàng."
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản lượng lúa của tỉnh Thanh Hóa đạt 1,36 triệu tấn mỗi năm. Trong bối cảnh giá lúa gạo thế giới tăng mạnh, thị trường trong nước đã xuất hiện tình trạng đầu cơ, găm hàng, các đại lý gạo đẩy giá bán cao bất thường…Do vậy, Sở Công thương đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thường xuyên thống kê sản lượng lúa gạo trên thị trường, đánh giá khả năng cung ứng trong tỉnh để có giải pháp kịp thời ổn định thị trường và giá cả, đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng.
Doanh nghiệp dệt may Thanh Hoá mở rộng thị trường xuất khẩu
Nhờ sức mua của nhiều thị trường tăng cao trở lại, cùng với nỗ lực tìm kiếm, kết nối khách hàng mới của các doanh nghiệp nên đến thời điểm này, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã ký kết được các đơn hàng sản xuất đến quý 1, quý 2/2025. Đây là tín hiệu tích cực, tạo đà cho những mục tiêu tăng trưởng mới của ngành dệt may trong năm 2025.
Bộ Tài chính bãi bỏ một số thông tư trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 78 bãi bỏ một số thông tư trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Giải ngân vốn đầu tư công đã đạt trên 60% kế hoạch
Theo ước tính của Bộ Tài chính, giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước đến nay đạt hơn 60% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Sầm Sơn phổ biến Luật Đất đai năm 2024
UBND thành phố Sầm Sơn vừa tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Đất đai năm 2024 và các văn bản hướng dẫn thi hành cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý đất đai trên địa bàn thành phố.
Khai trương trụ sở mới LPBank Chi nhánh Thanh Hóa
Ngân hàng thương mại cổ phần Lộc Phát Việt Nam (LPBank) Chi nhánh Thanh Hóa vừa khai trương và đi vào hoạt động trụ sở mới tại 280 Trần Phú, thành phố Thanh Hóa.
Việt Nam chi hơn 3,1 tỷ USD nhập khẩu ô tô nguyên chiếc
Tổng cục Hải quan cho biết, tính đến giữa tháng 11 năm nay, nước ta đã chi trên 3,1 tỷ USD để nhập khẩu ô tô.
13 ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm
Đã có khoảng 13 ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi từ đầu tháng 11 đến nay. Mức tăng từ 0,1% đến 0,7%/năm theo từng kỳ hạn.
Nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da giày tăng mạnh
Doanh nghiệp ngành dệt may, da giày đang tăng tốc nhập nguyên phụ liệu để phục vụ các đơn hàng xuất khẩu.
Xuất nhập khẩu 11 tháng bằng cả năm 2023
Tính đến giữa tháng 11 năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta đã đạt hơn 680 tỷ USD. Kết quả này đã bằng hoạt động xuất nhập khẩu cả năm 2023.
Năm 2024 tỉnh Thanh Hoá thu ngân sách đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ
Dự kiến năm 2024, tỉnh Thanh Hoá thu ngân sách đạt trên 54.341 tỷ đồng, vượt 52,8% dự toán, tăng 25,9% so với cùng kỳ, cao nhất từ trước đến nay. Với kết quả này, tỉnh Thanh Hoá đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ và trong nhóm 10 địa phương có số thu cao nhất cả nước.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.