Tìm hiểu về bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, lùn sọc đen
(TTV) - Bởi vậy, bà con nông dân cần áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp để phòng trừ nguồn bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, lùn sọc đen.
Vàng lùn, lùn xoắn lá và lùn sọc đen là bệnh rất nguy hiểm trên lúa do rầy nâu, rầy lưng trắng môi giới truyền bệnh. Bệnh lây lan nhanh và có thể khiến lúa mất trắng. Bởi vậy, bà con nông dân cần áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp để phòng trừ nguồn bệnh.
Để phòng trừ đạt kết quả, chúng ta cần nắm được một số đặc điểm chính của bệnh.
Cả 3 bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và lùn sọc đen trên lúa đều do vi-rút gây ra. Trong đó, rầy nâu là môi giới truyền bệnh chính đối với bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá. Rầy lưng trắng là môi giới chính truyền bệnh lùn sọc đen hại lúa, rầy nâu nhỏ cũng là môi giới truyền bệnh lùn sọc đen. Rầy lưng trắng sau khi đã nhiễm vi rút có thể truyền bệnh đến khi chết. Vi rút không truyền qua trứng rầy, do vậy ấu trùng nở ra từ các trứng này cũng không mang mầm bệnh.
- Bệnh không truyền qua hạt giống lúa, không truyền qua đất và tiếp xúc giữa cây bệnh với cây khoẻ.
- Rầy nâu và rầy lưng trắng không di truyền qua trứng. Nhưng rầy nâu nhỏ lại di truyền bệnh lùn sọc đen qua trứng.
- Cả rầy non và rầy trưởng thành đều có thể truyền bệnh. Điều đáng chú ý rầy non sau khi lột xác vẫn không mất đi khả năng truyền căn bệnh nguy hiểm này. Như vậy, quan hệ truyền bệnh giữa rầy môi giới với cả 3 loại bệnh trên là quan hệ bền vững.
- Trong điều kiện nhân tạo, một cá thể rầy trưởng thành đã nhiễm vi rút gây bệnh vàng lùn có thể truyền trung bình cho 7 cây lúa và cao nhất là 17 cây lúa.
Sự mẫn cảm của cây lúa với bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và lùn sọc đen có sự khác nhau giữa các thời kỳ sinh trưởng:
- Cây lúa càng non càng dễ nhiễm bệnh; Thời gian ủ bệnh từ 7 - 14 ngày; Cây lúa 20 - 25 ngày tuổi bị rầy truyền bệnh thì 20 - 25 ngày sau sẽ biểu hiện triệu chứng bệnh; Cây lúa trên 55 ngày tuổi rầy truyền bệnh thường có triệu chứng ẩn, hoặc chỉ biểu hiện bệnh trên cây lúa chét. Như vậy, cây lúa càng già thì càng ít mẫn cảm với bệnh.
- Trên đồng ruộng, bệnh thường có một số dạng tồn tại như:
+ Nguồn bệnh di động: Rầy nâu, rầy lưng trắng trưởng thành (dạng có cánh) di trú là nguồn bệnh di động quan trọng lây lan bệnh chủ yếu trên đồng ruộng. Nguồn rầy phát tán giữa vùng này đến vùng khác, nước này đến nước khác qua các cơn bão và qua con đường kiểm dịch thực vật,...
+ Nguồn bệnh không di động: Tồn tại trên đồng ruộng thông qua rầy mang nguồn bệnh hoặc trên những cây lúa bị nhiễm bệnh.
Đối với rầy nâu, rầy lưng trắng. Khi phát hiện thấy ổ rầy phát sinh gây hại cục bộ trên ruộng, mật độ rầy có thể lên tới 750 con/m2 thì tiến hành phun trừ bao vây ngay bằng thuốc BVTV, sử dụng các loại thuốc đặc trị để phun trừ: Sutin 50SC, Actara 25WG, Chess® 50WG.
Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và lùn sọc đen lây lan nhanh và có thể khiến lúa mất trắng. Bởi vậy bà con nông dân cần chú ý áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp để bảo vệ mùa màng.
Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thanh Hóa
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm
Xã Hoằng Phụ dẫn đầu huyện Hoằng Hoá về xây dựng sản phẩm OCOP
Những năm qua, cùng với việc tập trung khai thác thế mạnh kinh tế biển, phát triển các ngành nghề khai thác, chế biến hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá, xã Hoằng Phụ huyện Hoằng Hóa cũng chú trọng đến việc phát triển sản phẩm OCOP, qua đó góp phần xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm và hiệu quả kinh tế.
Gia tăng vi phạm trên thị trường thương mại điện tử
Gần Tết, tình trạng kinh doanh hàng giả, hàng nhái công khai trên nền tảng thương mại điện tử có xu hướng gia tăng, ảnh hưởng đến nền sản xuất và người tiêu dùng.
Nông sản có nhiều cơ hội vào thị trường Halal
Thị trường các quốc gia Hồi giáo (Halal) hiện đang là thị trường tiềm năng của các ngành hàng xuất khẩu, đặc biệt là các ngành hàng thực phẩm và nông nghiệp. Với số lượng 2,2 tỷ người tiêu dùng từ thị trường này, các ngành hàng nông sản Việt Nam đang có nhiều cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu.
Vướng mắc trong giải phóng mặt bằng dự án giao thông trọng điểm tại Nga Sơn
Tháng 6/2020, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết 262 về việc quyết định chủ trương đầu tư dự án Đường giao thông từ Khu công nghiệp Bỉm Sơn đến đường bộ ven biển đoạn Nga Sơn - Hoằng Hóa. Dự án này được HĐND tỉnh điều chỉnh chủ trương đầu tư tại Nghị quyết 74/2021. Đến ngày 15/10/2024, HĐND tỉnh tiếp tục ban hành Nghị quyết 572 về việc điều chỉnh tổng mức đầu tư và thời hạn hoàn thành dự án. Tuy nhiên, do vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, nên có thể dự án này không hoàn thành theo tiến độ đã đề ra.
Thọ Xuân đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP
Xác định Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là giải pháp quan trọng để gia tăng giá trị sản xuất, phát triển kinh tế địa phương, thời gian qua huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy phát triển sản phẩm OCOP. Đến nay, toàn huyện có 42 sản phẩm OCOP.
Các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Bỉm Sơn nỗ lực tăng trưởng sản xuất kinh doanh
Với ưu thế về vị trí địa lý thuận lợi và hạ tầng được đầu tư đồng bộ, Khu công nghiệp Bỉm Sơn đang là điểm đến thu hút được sự quan tâm của các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước. Phát huy những lợi thế của Khu công nghiệp, cùng với sự đồng hành hỗ trợ của chính quyền địa phương, các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Bỉm Sơn đang nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng sản xuất kinh doanh, đảm bảo việc làm, thu nhập cho người lao động và đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế của địa phương.
Tăng lãi suất ngân hàng thời điểm cuối năm
Tháng 11/2024 chứng kiến sự điều chỉnh tăng mạnh lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại nhiều ngân hàng sau thời gian giữ ổn định hồi tháng 9 và tháng 10.
Kinh tế Thanh Hoá đạt mức tăng trưởng khá
Theo số liệu đánh giá sơ bộ lần 1 của Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP) năm 2024 của tỉnh Thanh Hoá ước đạt 11,72%, vượt kế hoạch đề ra 11%, đứng thứ 3 cả nước.
WB đề xuất 5 nhóm chính sách phát triển kinh tế Việt Nam
Mới đây, Ngân hàng Thế giới (WB) đã đề xuất 5 nhóm chính sách với trọng tâm cải cách kinh tế và phát triển bền vững để Việt Nam đạt mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Sức hút từ thị trường bất động sản tại Nghi Sơn
Cùng với đà tăng trưởng của nền kinh tế, thị trường bất động sản tại tỉnh Thanh Hoá đang ghi nhận sự tăng trưởng tích cực. Đặc biệt, tại thị xã Nghi Sơn – địa phương đang dẫn đầu toàn tỉnh về số lượng các dự án trọng điểm quốc gia, thị trường bất động sản đang diễn ra khá sôi động.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.