Tìm hướng kết nối thị trường nhằm gia tăng cơ hội xuất khẩu cho hàng Việt
7 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các thị trường chủ lực đều giảm so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, dệt may, da giày, đồ gỗ là những mặt hàng bị sụt giảm nhiều nhất. Trước tình hình đó, Bộ Công thương đang đẩy mạnh các giải pháp tìm hướng kết nối thị trường nhằm gia tăng cơ hội xuất khẩu cho hàng Việt.
Cụ thể, 7 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 7,2 tỷ USD, giảm 26,2% so với cùng kỳ năm 2022; xuất khẩu dệt may đạt gần 19 tỷ USD, giảm 15% so với cùng kỳ; xuất khẩu giày da đạt trên 11 tỷ USD, giảm 17% so với cùng kỳ năm 2022. Hầu hết các thị trường xuất khẩu của Việt Nam đều sụt giảm, trong đó giảm sâu nhất là thị trường xuất khẩu sang Hoa Kỳ và EU.
Theo nhận định của các chuyên gia, ngành dệt may từ nay đến hết năm 2023 sẽ rất khó khăn, nếu duy trì tốt mới có thể đạt 40 tỷ USD. Do vậy, các doanh nghiệp dệt may cần có sự hỗ trợ về xúc tiến thương mại, thông tin xác thực, nhanh và cập nhật nhiều hơn về thị trường, đối tác từ các thương vụ để doanh nghiệp có thể dự báo, ứng phó kịp thời; cùng với đó, hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến thương mại để quảng bá, kết nối, mở rộng tìm kiếm thị trường. Còn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ, với gần 90% sản phẩm gỗ được xuất khẩu vào 5 thị trường lớn, bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và EU. Trong bối cảnh khó khăn như hiện nay cần chủ động tìm kiếm thêm các thị trường mới, thị trường nhỏ nhằm gia tăng cơ hội xuất khẩu.
Nỗ lực hoàn thành mục tiêu sản xuất vụ Đông 2024-2025
Đến thời điểm này, Thanh Hóa đã gieo trồng được khoảng 75% diện tích vụ Đông theo kế hoạch. Theo ngành nông nghiệp, việc mở rộng diện tích các cây trồng ưa lạnh là điều kiện quan trọng để các địa phương hoàn thành mục tiêu về diện tích và tăng giá trị trong sản xuất vụ Đông.
Thị trường thức ăn chăn nuôi: Nguồn cung phong phú, giá giảm 10 - 20%
Từ đầu năm 2024 đến nay, giá các nguyên liệu thức ăn trong nước đều giảm nên giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm cũng giảm theo. Tại Thanh Hóa, nguồn cung thức ăn chăn nuôi khá phong phú, giá các loại đều giảm từ 10 - 20%, tạo điều kiện cho người chăn nuôi trong tỉnh phát triển sản xuất.
Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024
Xác định giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ trọng tâm, then chốt để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá phát động chiến dịch 60 ngày đêm tăng tốc hoàn thành kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công năm 2024; với mục tiêu đến ngày 31/12/2024 sẽ giải ngân 100% nguồn vốn được giao. Bám sát chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, các cấp, các ngành và các chủ đầu tư trên địa bàn tỉnh đang tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai quyết liệt các biện pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.
[Infographics] Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa tháng 10/2024
Phát huy đà tăng trưởng, tình hình kinh tế - xã hội tháng 10/2024 của tỉnh Thanh Hóa tiếp tục phát triển trên hầu hết các lĩnh vực.
Hà Trung: Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 1.200 ha
Theo số liệu của phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa, tính đến đầu tháng 10 năm 2024, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện đạt 1.200 ha, tăng 7% so với năm 2023.
Mở rộng diện tích liên kết sản xuất nông sản vụ đông
Để nâng cao giá trị sản xuất nông sản vụ đông năm 2024, ngành nông nghiệp Thanh Hóa cùng với các địa phương đã tích cực khuyến khích và hỗ trợ người dân chuyển đổi sang những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Bên cạnh đó, ưu tiên mở rộng diện tích cây trồng có thị trường tiêu thụ ổn định.
Doanh nghiệp sản xuất xi măng tăng giá sản phẩm
Sau khi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) quyết định tăng giá điện, hàng loạt doanh nghiệp xi măng đã cân đối và công bố bảng giá mới với mức tăng phổ biến 50.000 đồng 1 tấn sản phẩm. Động thái này nhằm bù đắp phần nào chi phí sản xuất trong bối cảnh giá điện, than, bao bì đều tăng.
Xuất khẩu thủy sản dự báo đạt 9,5 tỷ USD năm 2024
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, với nhiều tín hiệu tích cực, xuất khẩu thủy sản cả năm nay dự báo sẽ đạt khoảng 9,5 tỷ USD.
Hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường
Trong xu thế hội nhập và phát triển, các doanh nghiệp luôn có nhu cầu hợp tác, kết nối và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Chính vì vậy, thời gian qua, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh Thanh Hóa - Ninh Bình đã triển khai nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, kết nối giao thương. Qua đó, tạo cầu nối giúp nhiều đơn vị, doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ.
Nỗ lực hoàn thành mục tiêu sản xuất vụ Đông 2024 - 2025
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa, tính đến ngày 30/10, toàn tỉnh đã gieo trồng được 35 nghìn ha cây vụ Đông, đạt gần 75% kế hoạch cả vụ.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.