ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Tin ATNĐ trên Biển Đông và các chỉ đạo ứng phó

Chiều nay (24/10), vùng áp thấp trên vùng biển phía Đông khu vực giữa và Nam Biển Đông đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.

24/10/2021 18:10

Dự báo vị trí và đường đi của áp thấp nhiệt đới

Dự báo vị trí và đường đi của áp thấp nhiệt đới

Hồi 16 giờ, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 10,4 độ Vĩ Bắc; 115,9 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây khoảng 220km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 80km tính từ tâm áp thấp nhiệt đới. 

Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15km và có khả năng mạnh thêm. Đến 16 giờ ngày 25/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 11,3 độ Vĩ Bắc; 113,1 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây Bắc quần đảo Trường Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km/giờ), giật cấp 9.

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 9,0 đến 12,5 độ Vĩ Bắc; từ kinh tuyến 112,0 đến 117,0 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh và sóng lớn. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.   

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km và có khả năng mạnh lên thành bão. Đến 16 giờ ngày 26/10, vị trí tâm bão ở khoảng 12,0 độ Vĩ Bắc; 110,1 độ Kinh Đông, trên vùng biển Bình Định đến Bình Thuận. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10. 

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24-48 giờ tới (gió mạnh cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 10,0 đến 14,0 độ Vĩ Bắc; phía đông kinh tuyến 114,5 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh và sóng lớn. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.   

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15km.

Cảnh báo gió mạnh, sóng lớn trên biển: Trên khu vực giữa Biển Đông (bao gồm vùng biển phía Bắc quần đảo Trường Sa) có gió mạnh cấp 6, sau tăng lên cấp 7, giật cấp 9; sóng biển cao từ 2,0-3,0m, biển động mạnh; khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) và vùng biển từ Quảng Trị đến Khánh Hòa có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7-8; sóng biển cao từ 2,0-4,0m, biển động.

Ngoài ra, ở khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Quảng Trị đến Khánh Hòa có mưa rào và dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh. 

MIỀN TRUNG MƯA LỚN TỚI 935mm

Từ ngày 22/10 đến chiều nay (24/10), khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định có mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến (tính từ 7h ngày 22/10 đến 13h ngày 24/10) từ 250-500mm, có nơi trên 600mm như: Trà Phú (Quảng Ngãi) 799mm, Châu O 817mm, Hành Dũng (Quảng Ngãi) 730mm, Thanh Bình (Quảng Nam) 935mm, Tam Kỳ (Quảng Nam) 699mm, Trà Khúc (Quảng Ngãi) 742mm, Xuân Bình (Quảng Nam) 828mm, Núi Thành (Quảng Nam) 811mm, Tam Trà (Quảng Nam) 872mm, Bình Khương (Quảng Ngãi) 778mm, Bình Tân (Quảng Ngãi) 797mm,…; ở Quảng Trị, Phú Yên có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến (tính từ 7h ngày 22/10 đến 13h ngày 24/10) từ 50-100mm, có nơi trên 100mm như: Mỹ Chánh (Quảng Trị) 156mm, Hải An (Quảng Trị) 152mm,…

Dự báo: Do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với hoạt động của đới gió Đông trên cao nên đêm nay và ngày mai (25/10) ở khu vực Quảng Trị đến Đà Nẵng và Bắc Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to; khu vực từ Quảng Nam đến Phú Yên có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến ở:

- Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Kon Tum, Gia Lai từ 50-80mm, có nơi trên 100mm.

- Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên từ 100-150mm, có nơi trên 180mm.

Ngoài ra, đêm nay và sáng mai (25/10), ở khu vực từ Khánh Hòa đến Bình Thuận, Nam Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to với lượng mưa 20-40mm, có nơi trên 70mm (thời gian mưa tập trung chủ yếu vào chiều và tối).

Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng cục bộ tại các vùng trũng, thấp, ven sông.

Cảnh báo: Từ ngày 26/10, ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có khả năng xảy ra một đợt mưa to đến rất to.

CÔNG ĐIỆN CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ ATNĐ

Ngày 24/10, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai – Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đã ban hành Công điện số 16/CĐ-TW 14h về chủ động ứng phó với áp thấp có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới (ATNĐ).

Để chủ động ứng phó với áp thấp có khả năng mạnh lên thành ATNĐ, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai – Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đề nghị Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh, thành phố, các Bộ, ngành thực hiện một số nội dung sau:

Thực hiện nghiêm Công điện số 1420/CĐ-TTg ngày 23/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ để ứng phó, khắc phục tình hình mưa lũ và vùng áp thấp có khả năng mạnh lên thành ATNĐ trên biển Đông.

Theo dõi chặt chẽ diễn biến của vùng áp thấp, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của áp thấp để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm.

Tổ chức theo dõi, kiểm đếm tàu thuyền đang hoạt động trong khu vực ảnh hưởng của áp thấp; giữ thông tin liên lạc thường xuyên với chủ các phương tiện để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra; kiểm tra hướng dẫn gia cố lồng bè nuôi trồng thủy sản và neo đậu tầu thuyền tại bến.

Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.

Hệ thống Đài thông tin duyên hải và các cơ quan thông tin đại chúng từ Trung ương đến địa phương tăng cường các biện pháp thông tin về diễn biến của áp thấp đến các cấp chính quyền, chủ các phương tiện hoạt động trên biển và người dân biết để chủ động phòng tránh, ứng phó.

Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ MƯA LŨ

Ngày 23/10, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã ký ban hành Công điện số 1420/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động ứng phó mưa lũ tại khu vực Trung Bộ.

Công điện gửi: Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai; Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài Nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Công Thương, Quốc phòng, Công an; Ủy ban nhân dân các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và thành phố Đà Nẵng.

Để chủ động ứng phó mưa lũ, nhất là lũ quét, sạt lở đất, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tính mạng của nhân dân, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

Thứ nhất, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố:  Khẩn trương khắc phục hậu quả đợt mưa lũ vừa qua, tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại, nhất là gia đình có người bị thiệt mạng, gia đình chính sách; tìm kiếm người còn mất tích, cứu chữa người bị thương; cứu trợ khẩn cấp lương thực, nhu yếu phẩm cho những hộ bị mất nhà, không để người dân bị đói, rét.

Tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, triển khai các biện pháp ứng phó với đợt mưa lũ mới theo phương châm “bốn tại chỗ”, tập trung một số nhiệm vụ sau: Chủ động rà soát phương án, sẵn sàng huy động lực lượng tổ chức sơ tán khẩn cấp các hộ dân tại các khu vực không bảo đảm an toàn, nhất là khu vực có thể xảy ra ngập sâu, chia cắt, nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, khu vực đã xảy ra mưa lớn vừa qua và đã xảy ra sạt lở đất năm 2020. Lưu ý bảo đảm công tác phòng chống dịch COVID-19 tại nơi sơ tán, hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm cho người dân.

Tổ chức thông tin, hướng dẫn người dân đi lại an toàn khi có mưa lũ; triển khai lực lượng kiểm soát, hướng dẫn, hỗ trợ giao thông an toàn qua các ngầm tràn, tuyến đường bị ngập sâu; hướng dẫn người dân dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm thiết yếu đề phòng mưa lũ gây ngập úng, chia cắt kéo dài.

Khắc phục nhanh các sự cố do đợt mưa lũ vừa qua, triển khai phương án bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập; tổ chức giám sát việc vận hành an toàn các hồ đập trên địa bàn, đặc biệt đối với các hồ đập xung yếu, đã đầy nước.  

Chủ động bố trí lực lượng, phương tiện, vật tư tại các địa bàn trọng điểm để sẵn sàng triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn và khắc phục kịp thời sự cố và hậu quả mưa lũ, không để bị động bất ngờ.

Thứ hai, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, dự báo, cảnh báo, thông tin kịp thời để các cơ quan có liên quan và người dân biết chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.

Thứ ba, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng chỉ đạo Quân khu 4, Quân khu 5 và các lực lượng đóng trên địa bàn sẵn sàng lực lượng, phương tiện hỗ trợ sơ tán dân cư; chủ động bố trí lực lượng, phương tiện tại các khu vực xung yếu để thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.

Thứ tư, Bộ Công an chỉ đạo công tác bảo đảm an ninh trật tự, hướng dẫn, kiểm soát giao thông tại các khu vực bị ảnh hưởng mưa lũ bảo đảm an toàn, sẵn sàng lực lượng hỗ trợ ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ theo đề nghị của địa phương.

Thứ năm, các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Giao thông vận tải và các bộ, ngành có liên quan theo chức năng quản lý nhà nước và nhiệm vụ được giao chủ động chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn hồ đập, bảo vệ sản xuất, hệ thống điện, bảo đảm an toàn giao thông và kịp thời hỗ trợ địa phương khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ.

Thứ sáu, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, chủ động chỉ đạo triển khai biện pháp ứng phó phù hợp với diễn biến thực tế, bảo đảm kịp thời, hiệu quả, hạn chế thiệt hại do thiên tai./.

Cổng TTĐT Chính phủ


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thanh Hoá: Tai nạn giao thông tăng trong kỳ nghỉ lễ

Thanh Hoá: Tai nạn giao thông tăng trong kỳ nghỉ lễ

10:35 , 03/05/2024

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh ổn định, không xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông và đua xe trái phép. Tuy nhiên, số vụ tai nạn giao thông và vi phạm nồng độ cồn vẫn gia tăng.

Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” nghề thủ công mỹ nghệ

Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” nghề thủ công mỹ nghệ

10:30 , 03/05/2024

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 43 năm 2024, quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.

Quan Hóa: Huy động gần 247 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

Quan Hóa: Huy động gần 247 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

10:25 , 03/05/2024

Từ năm 2021 đến tháng 4 năm 2024, huyện Quan Hoa, tỉnh Thanh Hóa đã huy động gần 247 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới.

Phân công đồng chí Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội

Phân công đồng chí Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội

10:06 , 03/05/2024

Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công đồng chí Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.

Ứng dụng quản trị số cho doanh nghiệp

Ứng dụng quản trị số cho doanh nghiệp

10:03 , 03/05/2024

Quản trị doanh nghiệp tốt là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định thành công của doanh nghiệp. Với sự phát triển của nền công nghiệp 4.0, doanh nghiệp Việt Nam nói chung, doanh nghiệp Thanh Hóa nói riêng cần tiếp cận và áp dụng những nguyên tắc và kỹ năng quản trị hiện đại trên môi trường số. Từ đó, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, tạo động lực để phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Thúc đẩy xây dựng chính quyền điện tử cấp xã

Thúc đẩy xây dựng chính quyền điện tử cấp xã

10:01 , 03/05/2024

Tỉnh Thanh Hóa đang tập trung đẩy mạnh chuyển đối số trên cả 3 trụ cột chính là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Trong đó, chính quyền số là trụ cột đầu tiên được xây dựng trên nền tảng chính quyền điện tử. Hiện nay, các xã, phường, thị trấn trong tỉnh đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số. Qua đó, góp phần xây dựng nền hành chính hiện đại, minh bạch, hiệu quả.

Đề nghị truy tố 10 bị can trong đường dây sản xuất, buôn bán hàng giả là nước giặt, nước rửa bát

Đề nghị truy tố 10 bị can trong đường dây sản xuất, buôn bán hàng giả là nước giặt, nước rửa bát

09:56 , 03/05/2024

Sau một thời gian điều tra, xác minh, làm rõ, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Nghi Sơn đã hoàn tất hồ sơ đề nghị truy tố 10 bị can trong đường dây sản xuất, buôn bán hàng giả là nước giặt, nước rửa bát mang nhãn hiệu Thái Lan.

Bản tin Sức khỏe ngày 03/5/2024

Bản tin Sức khỏe ngày 03/5/2024

09:40 , 03/05/2024

Mời quý vị và các bạn theo dõi Bản tin Sức khỏe của Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hoá.

VN-Index lấy lại mốc 1.200 điểm, thanh khoản quay lại mức thấp

VN-Index lấy lại mốc 1.200 điểm, thanh khoản quay lại mức thấp

09:23 , 03/05/2024

Thị trường chứng khoán trong nước tuần vừa qua biến động khá mạnh, áp lực bán giảm khiến chỉ số VN-Index hồi phục và đóng cửa trên mốc 1.200 điểm. Thanh khoản giảm mạnh trở lại sau tuần tăng rất mạnh kế trước.

Vốn tín dụng chính sách góp phần giải quyết việc làm cho người dân

Vốn tín dụng chính sách góp phần giải quyết việc làm cho người dân

09:14 , 03/05/2024

Hơn 1.860 tỷ đồng là dư nợ chương trình hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm được triển khai qua hệ thống chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thanh Hoá đến nay. Từ nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi này đã tạo điều kiện cho hàng chục nghìn hộ gia đình, thanh niên, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh có cơ hội khởi nghiệp, tạo việc làm, thu nhập ổn định và đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương mình.