Tín dụng ưu đãi cho thanh niên khởi nghiệp
(TTV) - Có sức trẻ, lòng nhiệt huyết và tri thức nhưng nhiều thanh niên đã phải gác lại những ý tưởng khởi nghiệp của mình do không có vốn. Nhằm tháo gỡ 1 phần khó khăn về vốn, giúp đoàn viên thanh niên khởi nghiệp, từ năm 2017, Tỉnh đoàn Thanh Hóa đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách chi nhánh Thanh Hóa triển khai thực hiện đề án "Tín dụng ưu đãi hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp". Nhờ có chương trình này, chỉ trong vòng 4 năm, đã có 283 mô hình khởi nghiệp do đoàn viên thanh niên làm chủ được vay vốn từ chương trình.
Cuối năm 2016, giữa lúc các nhà máy chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa lâm vào cảnh khó khăn, phải dừng hoạt động thì anh Lê Trường Tùng ở xã Trung Thành, huyện Nông Cống quyết định thành lập Công ty chế biến nông sản xuất khẩu. Bước vào xây dựng nhà xưởng, anh Tùng gặp ngay phải khó khăn về vốn.
Làm hồ sơ vay vốn nhưng tất cả các ngân hàng thương mại đều từ chối khi biết anh đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông sản, mặc dù có tài sản thế chấp. Trong lúc anh Tùng loay hoay tìm nguồn vốn tín dụng, có lúc tưởng chừng như ý tưởng khởi nghiệp của mình phải dừng lại thì anh được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ưu đãi hỗ trợ đoàn viên thanh niên khởi nghiệp. Sau khi thẩm định ý tưởng khởi nghiệp,chiến lược phát triển doanh nghiệp, phương án giải quyết việc làm, Ngân hàng Chính sách chi nhánh Thanh Hóa đã quyết đinh cho anh Tùng vay 1 tỷ đồng. Cho đến nay, đây là khoản vay lớn nhất cả nước được hệ thống ngân hàng chính sách duyệt theo chương trình hỗ trợ tín dụng cho thanh niên khởi nghiệp từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Năm 2020, doanh thu của công ty của anh Tùng đạt 50 tỷ đồng, giải quyết việc làm thường xuyên cho gần 50 lao động. Hiện anh Lê Trường Tùng đang tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất và đầu tư phát triển vùng nguyên liệu.
Thực hiện chương trình phối hợp giữa Tỉnh đoàn Thanh Hóa và Ngân hàng chính sách chi nhánh Thanh Hóa, từ năm 2017 đến nay đã có 283 mô hình khởi nghiệp của đoàn viên thanh niên được vay vốn ưu đãi hỗ trợ khởi nghiệp với tổng số tiền trên 19 tỷ đồng thông qua 2 chương vay gồm: vay lao động địa phương và vay sản xuất kinh doanh. Đa số các mô hình được duyệt vay vốn đều thông qua giới thiệu của các cấp bộ đoàn với ngân hàng chính sách trên cơ sở đánh giá mức độ khả thi của ý tưởng khởi nghiệp.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện đề án này cũng bộc lộ 1 số tồn tại đó là hiện mức cho vay vốn theo đề án còn khá thấp, bình quân đạt khoảng 68 triệu đồng cho 1 mô hình khiến nguồn vốn dàn trải, manh mún. Quy định vay vốn với số tiền trên 100 triệu đồng phải có tài sản thế chấp khiến nhiều thanh niên có ý tưởng tốt, tính khả thi cao nhưng không có tài sản thế chấp không thể tiếp cận được với nguồn vốn.
Trong thời gian tới, nguồn vốn vay theo chương trình sẽ ưu tiên cho các mô hình sản xuất kinh doanh và không dàn trải. Mục tiêu của đề án là trong giai đoạn từ 2021 đến 2025 sẽ có từ 500 đến 750 đoàn viên thanh niên tiếp cận được với nguồn vốn này.
Đình Hà - Đăng Tuyển
Theo Bản tin THNM 1/5
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm
Vốn đầu tư từ Đức vào Việt Nam đạt 3,6 tỷ USD
Theo khảo sát của Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam, luỹ kế đến nay đã có 530 dự án của các doanh nghiệp Đức đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư 3,6 tỷ USD.
Thị xã Nghi Sơn phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất năm 2025 đạt 19% trở lên
Ngày 19/12, Hội đồng nhân dân (HĐND) thị xã Nghi Sơn khóa XX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức Kỳ họp thứ 17, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2025 và một số nội dung quan trọng khác.
Thanh Hoá vượt mục tiêu xuất khẩu lao động năm 2024
Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa đưa trên 13.800 lao động đi làm việc ở nước ngoài, vượt mục tiêu xuất khẩu lao động của cả năm. Kết quả này là do khai thác tốt thị trường truyền thống, mở rộng thị trường mới cùng hàng loạt chính sách hỗ trợ từ phía các đơn vị, địa phương trong tỉnh.
Xuất khẩu cá tra 11 tháng 2024 đạt 1,8 tỷ USD và đang trên đường về đích
Kim ngạch xuất khẩu cá tra tháng 11/2024 đạt 179 triệu USD, lũy kế đến hết tháng 11/2024 đạt 1,8 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tiềm năng xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2025
Châu Á là thị trường xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2024 với thị phần 48,2%. Hai khu vực tiếp theo là châu Mỹ và châu Âu lần lượt là 23,7% và 11,3%... Theo các chuyên gia, tiềm năng xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2025 sang các khu vực là rất lớn.
Ngành thuế cả nước thu ngân sách nhà nước vượt 1,7 triệu tỷ đồng
Lần đầu tiên ngành thuế vượt 1,7 triệu tỷ đồng thu ngân sách năm. Thông tin được Tổng cục Thuế công bố tại Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến tổng kết công tác thuế năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác thuế năm 2025; công bố Cổng Thông tin điện tử dành cho hộ, cá nhân kinh doanh đăng ký, kê khai, nộp thuế từ thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số, vừa diễn ra vào sáng ngày 19/12.
Yên Định có thêm 10 sản phẩm OCOP 3 sao
Để xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm theo chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung nguồn lực, hỗ trợ chủ thể, hộ kinh doanh, hợp tác xã chú trọng đầu tư cải tiến quy trình sản xuất, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.
Phục tráng, thâm canh 28.290 ha luồng
Đến đầu tháng 12 năm 2024, các huyện vùng thâm canh luồng đã hoàn thành kế hoạch thâm canh, phục tráng luồng năm 2024.
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho 793 cơ sở, tàu cá
Từ đầu năm đến tháng 12 năm 2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa đã cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho 793 cơ sở, tàu cá. Trong đó có 134 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản và 659 tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên.
Chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.