Tình báo Hàn Quốc tiết lộ tình hình lương thực căng thẳng tại Triều Tiên
Cơ quan tình báo Hàn Quốc đã tiết lộ thêm thông tin về tình hình lương thực khó khăn tại Triều Tiên, trong bối cảnh nước này đóng cửa biên giới vì dịch Covid-19.
Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc (NIS) ngày 28/10 đã chỉ ra những dấu hiệu cho thấy tình trạng mất an ninh lương thực và thiếu hụt nguyên vật liệu ngày càng tăng tại Triều Tiên.
![]() |
Hàn Quốc cho biết nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã đưa ra chỉ thị về việc huy động toàn dân và toàn quân nỗ lực khắc phục tình trạng thiếu lương thực.
Ông Kim Jong-un được cho là chỉ đạo người dân giữ gìn "từng hạt gạo", đồng thời tuyên bố rằng tình trạng thiếu lương thực khiến ông lo ngại.
Vào giữa tháng 6, nhà lãnh đạo Triều Tiên lần đầu tiên thừa nhận đất nước đang trải qua tình trạng "căng thẳng" về lương thực, chủ yếu do thiệt hại của cơn bão vào năm ngoái.
Vấn đề an ninh lương thực tại Triều Tiên từ lâu đã không được đảm bảo, do tác động của các lệnh trừng phạt quốc tế đối với chương trình vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng, thiên tai và đại dịch Covid-19, buộc Triều Tiên phải đóng cửa biên giới nghiêm ngặt.
Tuy nhiên NIS đánh giá rằng, tổng sản lượng lương thực tại Triều Tiên năm nay sẽ vượt sản lượng năm ngoái do thời tiết nắng hơn. Bình Nhưỡng cũng đã hoàn thành vụ thu hoạch lúa vào khoảng ngày 20/10, sớm hơn năm ngoái.
Cơ quan tình báo Hàn Quốc cũng cho biết việc đóng cửa biên giới đã làm gián đoạn nguồn cung nguyên vật liệu quan trọng, bao gồm thuốc men thiết yếu, từ đó cản trở hoạt động sản xuất và lưu thông tiền tệ của Triều Tiên.
Trong bối cảnh nguồn cung ngày càng thiếu hụt, Bình Nhưỡng đã thúc đẩy kế hoạch nối lại hoạt động vận tải bằng các chuyến tàu chở hàng xuyên biên giới. Triều Tiên đang thảo luận với Trung Quốc và Nga về việc mở lại các tuyến đường bộ đã ngừng hoạt động từ tháng 1 năm ngoái do dịch Covid-19.
Cơ quan tình báo Hàn Quốc cũng đề cập khả năng Triều Tiên có thể khởi động lại hoạt động của các chuyến tàu chở hàng với Trung Quốc sớm nhất vào tháng 11. NIS cũng phát hiện dấu hiệu Triều Tiên mở thêm cảng Ryongchon vì cảng Nampo đang tập trung nhiều hàng hóa và vật tư.
Cơ quan tình báo Hàn Quốc cho biết Triều Tiên yêu cầu nới lỏng các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc và đình chỉ các cuộc tập trận quân sự giữa Hàn Quốc và Mỹ để làm tiền đề cho các cuộc đàm phán về tuyên bố kết thúc chiến tranh.
Triều Tiên muốn các lệnh trừng phạt về dầu mỏ tinh chế, khoáng sản, thuốc men và các nhu yếu phẩm khác phải được dỡ bỏ. Triều Tiên cũng muốn Mỹ và Hàn Quốc "ít nhất" dừng các hoạt động quân sự chung. Bình Nhưỡng cho rằng đồng minh Mỹ - Hàn tập trận để chuẩn bị cho kịch bản xâm chiếm Triều Tiên.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in hồi tháng 9 nhắc lại lời kêu gọi về việc chính thức chấm dứt chiến tranh Triều Tiên trong bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Về mặt kỹ thuật, Hàn Quốc và Triều Tiên vẫn đang trong tình trạng chiến tranh sau khi cuộc xung đột kéo dài từ năm 1950-1953 kết thúc bằng một lệnh ngừng bắn chứ không phải là một hiệp ước hòa bình.
Mỹ đã liên tục kêu gọi đối thoại với Triều Tiên kể từ khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức hồi đầu năm nay. Tuy vậy, Bình Nhưỡng đến nay vẫn không đáp lại đề nghị của Washington.
Theo Thành Đạt/Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Nga sẵn sàng tiến hành thêm các cuộc tiếp xúc với Ukraine
Ngày 20/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết, nước này sẵn sàng tiến hành thêm các cuộc tiếp xúc với Ukraine và sẽ đề xuất làm việc về một bản ghi nhớ liên quan đến một thỏa thuận hòa bình tiềm năng.

Đàm phán Doha bế tắc, Israel rút đại diện về nước
Giữa bối cảnh xung đột ở Dải Gaza chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, vòng đàm phán hòa bình tại Doha – do Qatar chủ trì với sự tham gia của Mỹ, Ai Cập, Israel và Hamas – bất ngờ rơi vào bế tắc. Diễn biến nghiêm trọng hơn khi phía Israel quyết định rút toàn bộ phái đoàn về nước, cáo buộc Hamas “không nghiêm túc với các điều khoản thỏa thuận”. Động thái này không chỉ đặt dấu chấm hết cho nỗ lực trung gian hòa giải của Qatar trong ngắn hạn, mà còn đẩy triển vọng ngừng bắn lún sâu vào bế tắc. Trong khi các bên vẫn đang chỉ trích lẫn nhau và đổ lỗi cho đối phương, hàng nghìn dân thường ở Gaza tiếp tục gánh chịu hậu quả nặng nề từ chiến sự kéo dài.

Hàn Quốc và Mỹ khởi động vòng đàm phán thương mại mới
Hàn Quốc và Mỹ đã chính thức bắt đầu vòng đàm phán thương mại cấp chuyên viên mới tại Washington DC, tập trung vào các vấn đề then chốt về thuế quan và thương mại song phương. Cuộc đàm phán này diễn ra trong bối cảnh Hàn Quốc đang nỗ lực giảm thiểu tác động từ các biện pháp thuế quan mới của chính quyền Tổng thống Donald Trump.

Thượng viện Pháp công bố kết quả điều tra vụ bê bối nước khoáng của Nestle
Sau cuộc điều tra kéo dài 6 tháng và liên quan đến hơn 70 phiên điều trần, ngày 19/5, Thượng viện Pháp đã thông báo kết quả cuộc điều tra liên quan tới vụ bê bối quy trình xử lý sản phẩm nước khoáng nổi tiếng Perrier của “đại gia” thực phẩm Nestle.

Tổng thống Macron công bố hàng chục tỷ USD đầu tư mới vào Pháp
Ngày 19/5, trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao kinh doanh quốc tế "Lựa chọn nước Pháp” (Choose France) lần thứ 8 tại Cung điện Versailles, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã công bố khoảng 20 tỷ euro được đầu tư mới vào quốc gia này.

Thái Lan hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 do chính sách thuế của Mỹ
Ngày 19/5, Thái Lan đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 do những biến động thương mại từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

EU cắt giảm mạnh dự báo tăng trưởng của khu vực đồng euro
Trong bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu bùng phát cũng như nguy cơ thiên tai gia tăng, ngày 19/5 Liên minh châu Âu (EU) đã cắt giảm mạnh dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực đồng euro (Eurozone) trong năm 2025.

EU tăng tốc luật hóa quy định hạn chế trẻ em sử dụng mạng xã hội
Liên minh châu Âu (EU) sẽ tiên phong trong nỗ lực ngăn chặn trẻ em sử dụng mạng xã hội theo một đề xuất đang gây chú ý.

Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên giữa Anh và EU hậu Brexit
Liên minh châu Âu (EU) và Vương quốc Anh ngày 19.5 đã chính thức ký hàng loạt các thoả thuận về quốc phòng - an ninh, thương mại, đánh bắt cá ... Sự kiện này được xem là bước ngoặt mới trong việc thiết lập lại quan hệ giữa hai bên kể từ sau khi Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit).

Kế hoạch điện đàm của ông Trump với lãnh đạo Nga, Ukraine
Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin dự kiến sẽ có cuộc điện đàm vào ngày 19/5, sau đó ông Trump sẽ điện đàm với Tổng thống Ukraine và các nhà lãnh đạo NATO.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.