Tỉnh Thanh Hóa có 1 trí thức được tôn vinh trí thức Khoa học và Công nghệ tiêu biểu toàn quốc năm 2022
(TTV) - Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam vừa tổ chức tôn vinh 106 trí thức Khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2022. Dịp này, tỉnh Thanh Hóa có 1 trí thức được tôn vinh, đó là Phó Giáo sư - Tiến sĩ Lê Viết Báu, Chủ tịch Hội đồng trường, trường Đại học Hồng Đức.
![]() |
Phó Giáo sư - Tiến sĩ Lê Viết Báu là người có nhiều đóng góp trong công tác nghiên cứu khoa học, giảng dạy của trường Đại học Hồng Đức, cũng như hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hoá. Gần đây nhất, ông là tác giả chủ nhiệm công trình xuất sắc đạt giải Ba Giải thưởng Sáng tạo Khoa học công nghệ Việt Nam năm 2021 - công trình “Nghiên cứu chế tạo giường bệnh đa chức năng hỗ trợ bệnh nhân liệt vận động, cứng khớp nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh”.
![]() |
PGS-TS Lê Viết Báu, Chủ tịch Hội đồng trường, trường Đại học Hồng Đức chia sẻ "Xuất phát từ ý tưởng giúp người thân khi ốm nằm một chỗ cần có người chăm sóc, trở người để tránh tì đè, tôi phát triển ý tưởng thêm, phải tập được khớp cho người bệnh, tích hợp các chức năng khác như gội đầu, kéo giãn cột sống; sử dụng hệ thống điều khiến kết nối điện thoại thông minh để ngoài việc người nhà giúp người bệnh tại nhà, có thể điều khiển khi ở nơi khác...Chúng tôi dự định phối hợp với các doanh nghiệp để sản xuất, các bệnh viện rất quan tâm. Tin rằng sản phẩm này nếu được tiếp tục đầu tư, nhất là có thể sử dụng trí tuệ nhân tạo để tự điều chỉnh theo cảm giác, nhu cầu của người bệnh sẽ hoàn thiện hơn theo ý tưởng ban đầu".
![]() |
Theo đánh giá của các chuyên gia y tế, loại giường với các tính năng ưu việt như thế này hiện chưa hề có mặt trên thị trường cả trong và ngoài nước. Hiện đã có một số đơn vị cung ứng vật tư y tế, cơ sở khám chữa bệnh quan tâm, đặt hàng. Tác giả công trình đang tiếp tục phối hợp với các đơn vị để cải tiến, hoàn thiện kiểu dáng, mẫu mã; nhằm sớm sản xuất, cung cấp giường đa năng ra thị trường, góp phần chăm sóc, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Cẩm Tú - Thanh Tùng /Bản tin Thanh Hóa ngày mới 26.5
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Viettel là nhà mạng có chất lượng tốt nhất tháng 4/2025
Theo dữ liệu mới nhất từ nền tảng i-Speed của Trung tâm Internet Việt Nam (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ), tốc độ tải xuống trung bình của mạng băng rộng di động trên cả nước trong tháng 4/2025 đạt 77,19 Mbps, trong khi tốc độ tải lên trung bình là 27,37 Mbps. Đáng chú ý, chất lượng mạng di động trong tháng qua ghi nhận mức cải thiện mạnh mẽ nhất kể từ tháng 2/2024.

31 đội tranh tài tại chung kết Sáng kiến Khoa học 2025
Cuộc thi Sáng kiến Khoa học 2025 do VnExpress tổ chức đã bước vào vòng chung kết sau hơn 3 tháng triển khai. Trong số 199 hồ sơ vòng sơ loại, có 31 bài thi được chọn vào vòng chung kết dựa trên đánh giá của hội đồng giám khảo và bình chọn của độc giả.

Tập đoàn công nghệ Việt Nam mua công ty tư vấn công nghệ của Đức
Tập đoàn FPT vừa hoàn tất thương vụ mua công ty tư vấn công nghệ thông tin uy tín trong ngành năng lượng của Đức.

Hiệu ứng tích cực từ phong trào bình dân học vụ số
Thời gian qua, phong trào “Bình dân học vụ số” đã được một số cơ quan, đơn vị trên địa bàn Thanh Hóa triển khai tích cực. Mục tiêu là hỗ trợ người dân các kỹ năng số để vận dụng trong đời sống.

Việt Nam có hơn 10.000 trạm 5G
Tính đến hết quý I/2025, các nhà mạng Việt Nam đã lắp đặt 10.600 trạm BTS 5G và dự kiến tăng 5 lần trong năm nay.

Cả nước còn hơn 700 thôn/bản chưa có sóng băng rộng di động
Thông tin từ Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, trên cơ sở khảo sát tình hình thực tế, Bộ đã thường xuyên phối hợp với các địa phương tổ chức rà soát, xác định các thôn chưa có sóng băng rộng di động.

Chuyển đổi số - Bước tiến của ngành y tế Thanh Hóa
Thực hiện mục tiêu, lộ trình cụ thể của ngành y tế tỉnh Thanh Hóa, việc chuyển đổi số tại các cơ sở y tế trong tỉnh đã và đang từng bước góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, đem lại tiện ích cho người dân.

Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nuôi ươm cá giống, cá sinh sản
Nghề nuôi, ươm cá giống được xem là nghề truyền thống của người dân thị trấn Hậu Hiền, huyện Thiệu Hóa. Nhờ ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT), nhiều năm qua, thị trấn Hậu Hiền đã trở thành nơi cung cấp cá giống có chất lượng cho các vùng nuôi trồng thủy sản trong và ngoài tỉnh. Với nghề nuôi ươm cá giống, nhiều hộ dân đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Nâng cao năng lực thực tiễn cho nguồn nhân lực số
Theo số liệu được tổ chức Báo cáo thị trường IT Việt Nam công bố, năm 2025, ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam dự kiến cần khoảng 700.000 nhân sự mới. Tuy nhiên, con số thực tế hiện có tại các cơ sở đào tạo chỉ đáp ứng được khoảng 500.000 người. Sự chênh lệch này cho thấy ngành công nghệ thông tin đang thiếu hụt một lượng lớn lao động được đào tạo chính quy và có tay nghề cao.

Khởi công nhà máy chip bán dẫn đầu tiên do người Việt Nam làm chủ công nghệ
CT Semiconductor (thành viên Tập đoàn CT Group) vừa khởi công giai đoạn 2 nhà máy chip bán dẫn ATP tại Trung tâm phát triển công nghệ cao CT Group (Thuận An, Bình Dương). Sự kiện đánh dấu một bước ngoặt quan trọng là lần đầu tiên, người Việt làm chủ công nghệ trong lĩnh vực bán dẫn.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.