Đường dây nóng: 0237 3721150

Tỉnh Thanh Hóa phát triển giao thông đường sắt và đường thủy nội địa

(TTV) Trong bối cảnh các phương tiện giao thông đường bộ ngày càng được quản lý chặt chẽ về tải trọng như hiện nay, thì việc tăng cường vận chuyển bằng đường sắt và đường thủy nội địa là phương thức hợp lý và cần thiết. Tuy nhiên, đầu tư, phát triển hệ thống giao thông đường sắt và đường thủy nội địa như thế nào để phát huy được tiềm năng, thế mạnh của hai loại hình vận tải

02/11/2014 10:16
ds.jpg
Thanh Hóa hiện có khoảng 120 km đường sắt, đi qua 8 huyện thị và có 11 ga. Năng lực thông qua trên tuyến là 30 đôi tàu 1 ngày đêm. Tuyến đường sắt Thanh Hóa là một phần của đường sắt quốc gia - vốn được coi là loại hình vận tải chủ lực, an toàn, hiệu quả, thế nhưng thực trạng về khối lượng vận tải cho thấy giao thông đường sắt đang dần bị yếu thế. Theo báo cáo của công ty TNHH MTV Quản lý đường sắt Thanh Hóa: 9 tháng năm 2014, các nhà ga của Thanh Hóa đón hơn 222.000 lượt hành khách và 420.000 tấn hàng hóa đến xếp – dỡ tại ga. Nếu so sánh với con số 19,27 triệu lượt khách và 34,5 triệu tấn hàng hóa vận tải cũng trong 9 tháng đầu năm của đường bộ thì rõ ràng có sự chênh lệch khá lớn.

Mặc dù phương thức vận tải bằng đường sắt có nhiều ưu điểm như an toàn, ổn định, chở được khối lượng lớn, nhưng lại không chiếm được thị phần vận tải cao là do một số nguyên nhân: Thiếu sự quan tâm, đầu tư nên cơ sở hạ tầng cùng phương tiện vận tải của hệ thống giao thông đường sắt nhiều nơi đã lạc hậu, xuống cấp, không đáp ứng kịp nhu cầu vận tải ngày càng cao của xã hội. Cùng với đó, tính tiện lợi khi sử dụng loại hình giao thông đường sắt chưa cao, do phương tiện vận tải bằng đường sắt chỉ có đón – trả hành khách và hàng hóa tại các trạm/nhà ga cố định... Do vậy, nếu muốn nâng cao thị phần vận tải, ngành đường sắt cần sớm có những kế hoạch cụ thể mang tính chiến lược để cải thiện năng lực vận tải của mình.

Ông Hoàng Gia Khánh, Giám đốc công ty TNHH MTV Quản lý đường sắt Thanh Hóa cho biết: Ngành đường sắt cũng đã có nhiều giải pháp đưa ra để nhằm nâng cao năng lực vận tải, đặc biệt là thu hút hành khách và hàng hóa đi lại trên tuyến đường sắt Thống Nhất. Vấn đề thứ 2 là tiếp tục nâng cấp, sửa chữa các nhà ga, nơi đón tiễn hành khách, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hành khách khi đi và đến. Vấn đề thứ 3 là chất lượng phục vụ của nhân viên trên tàu cũng được cải tiến rõ rệt, chất lượng toa xe, vệ sinh an toàn thực phẩm cũng ngày càng được chú trọng. Với những giải pháp như vậy, trong thời gian tới ngành đường sắt hy vọng sẽ thu hút được lượng hành khách và hàng hóa nhiều hơn, giảm thiểu áp lực cho giao thông vận tải đường bộ.

Cũng như đường sắt, loại hình giao thông vận tải thủy nội địa dường như chưa được quan tâm, phát huy hết khả năng, thế mạnh của mình. Theo thống kê của Sở GTVT, tỉnh Thanh Hóa có tất cả 20 kênh, sông với tổng chiều dài 697,5 km. Về phương tiện giao thông thủy nội địa: toàn tỉnh có hơn 1.500 tàu thuyền và 88 đò ngang. Vận tải đường thủy nội địa mặc dù có chi phí thấp và chở được khối lượng lớn, nhưng đến nay vẫn còn nhiều trở ngại. Nhiều tuyến đường thủy nội địa chưa được nạo vét, luồng lạch bị bồi lấp, khiến tàu thuyền qua lại, cập bến khó khăn. Trong khi đó, việc đầu tư cho vận tải thủy nội địa nói chung vẫn chiếm tỷ lệ thấp trong tổng vốn đầu tư cho GTVT. Mặt khác, vẫn tồn tại các tuyến vận tải thủy không đồng cấp, không được kết nối đồng bộ với phương thức vận tải đường bộ. Chính những bất cập trên đã ảnh hưởng lớn đến việc khai thác, sử dụng hệ thống giao thông đường thủy nội địa của tỉnh. Do vậy, việc đầu tư, phát triển hệ thống giao thông thủy nội địa trong tỉnh như thế nào để phát huy được năng lực, lợi thế của ngành này đang là vấn đề đặt ra cần sớm được giải quyết.

Ông Nguyễn Huy Khoáng, Phó Giám đốc công ty CP Quản lý đường thủy nội địa và XD giao thông TH cho biết: UBND tỉnh đã quy hoạch các tuyến sông từ cấp 3 lên cấp 2 và đầu tư hệ thống phao tiêu báo hiệu tàu bè và đặc biệt là bến thủy nội địa. Bến thủy nội địa phải đảm bảo khu đất, khu nước đủ rộng để tàu bè qua lại và có đường nối giữa đường bộ và đường thủy là thuận lợi để tạo thành mạng lưới giao thông kết hợp đường thủy, đường bộ hài hòa. Có như vậy thì mới nâng cao được năng lực vận tải đường thủy.

Như vậy, cùng với các giải pháp về cải thiện cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa phương tiện vận chuyển… thì việc kết nối đồng bộ giữa đường sắt, đường thủy với đường bộ là rất cần thiết. Đây cũng chính là những điều kiện thuận lợi để Thanh Hóa tiếp tục phát huy các thế mạnh của mình trong phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế./.
< Khánh Hoà >


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền vượt chỉ tiêu 25%

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền vượt chỉ tiêu 25%

08:04 , 15/07/2025

Cục Thuế - Bộ Tài chính cho biết: Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền đã vượt chỉ tiêu 25%. Đây được xem là bước tiến quan trọng trong hiện đại hóa ngành thuế, mang lại lợi ích thiết thực cho cả người dân và cơ quan quản lý.

Ngành da giày chủ động ứng phó thách thức nửa cuối năm

Ngành da giày chủ động ứng phó thách thức nửa cuối năm

08:00 , 15/07/2025

6 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu da giày Việt Nam đã thu về gần 14 tỷ USD, tăng trưởng 12%. Tuy nhiên, 6 tháng cuối năm thực sự là chặng đường đầy thách thức khi hai thị trường xuất khẩu chính: Mỹ và EU đều đang đặt ra yêu cầu về sản xuất xanh hơn và nguồn gốc nguyên liệu.

Thanh Hóa sắp đón 24 bến cảng, với gần 22.000 tỷ đồng

Thanh Hóa sắp đón 24 bến cảng, với gần 22.000 tỷ đồng

16:12 , 14/07/2025

Thanh Hóa đang tiến gần hơn tới mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế biển của khu vực phía Bắc, khi Bộ Xây dựng vừa phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch này tạo nền tảng quan trọng để phát triển hạ tầng logistics và đẩy mạnh thương mại hàng hải cho toàn vùng.

GDP 6 tháng cuối năm phải tăng 8,42%

GDP 6 tháng cuối năm phải tăng 8,42%

16:10 , 14/07/2025

Theo tính toán của Cục Thống kê - Bộ Tài chính, tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng cuối năm phải đạt 8,42% thì mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm nay mới đạt được.

Mặt bằng lãi suất cho vay tiếp tục giảm

Mặt bằng lãi suất cho vay tiếp tục giảm

15:04 , 14/07/2025

Lãi suất cho vay trung bình hiện chỉ còn 6,29%/năm, giảm 0,64% so với cuối năm 2024. Điều này đang mở thêm cơ hội vay vốn với lãi suất thấp cho người dân và doanh nghiệp.

Thu gần 100.000 tỷ đồng thuế từ thương mại điện tử

Thu gần 100.000 tỷ đồng thuế từ thương mại điện tử

08:08 , 14/07/2025

Trong 6 tháng đầu năm 2025, thu thuế từ các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử và kinh tế số tăng gần 60% so với cùng kỳ năm 2024.

Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

08:08 , 14/07/2025

Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách Nhà nước đã có những chuyển biến tích cực trong 6 tháng đầu năm 2025. Lũy kế giải ngân đến hết ngày 30/6 ước đạt 268.000 tỷ đồng và bằng 32,5% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Các doanh nghiệp Việt Nam ứng phó với biến động thương mại

Các doanh nghiệp Việt Nam ứng phó với biến động thương mại

08:00 , 14/07/2025

Chiến lược đa thị trường, đa sản phẩm kết hợp với tăng năng suất nội lực đang là hướng đi giúp các doanh nghiệp của Việt Nam vượt qua áp lực, nhằm ứng phó với biến động thương mại và hướng tới tăng trưởng bền vững.

Chính phủ yêu cầu ngân hàng nghiên cứu giảm lãi vay

Chính phủ yêu cầu ngân hàng nghiên cứu giảm lãi vay

08:00 , 14/07/2025

Ngành ngân hàng cần nghiên cứu các giải pháp nhằm tiếp tục giảm lãi vay. Đây là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong Công điện 104 về tăng cường hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa.

Dự báo tăng trưởng kinh tế cả năm đạt mục tiêu 8%

Dự báo tăng trưởng kinh tế cả năm đạt mục tiêu 8%

19:46 , 13/07/2025

Theo nhận định của Cục Thống kê, Bộ Tài chính, mặc dù vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn có nhiều triển vọng cải thiện tốc độ tăng trưởng, hướng tới đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8% trong năm 2025.