Tỉnh Thanh Hóa tập trung hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo
Ngày 30/3/2024, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành Chỉ thị số 22 về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 2 năm 2024 - 2025, với mục tiêu phấn đấu đến ngày 30/9/2025, toàn tỉnh có ít nhất 5.000 hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở, góp phần thiết thực chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Thực hiện Chỉ thị này, thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã tích cực hưởng ứng và tập trung triển khai để nhanh chóng hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng.
Nhà văn hóa thôn Phú Minh, xã Đông Hòa, huyện Đông Sơn ngày hôm nay tấp nập hơn mọi ngày, khi người dân trong thôn đến ủng hộ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở. Người 50.000, người 100.000 đồng, ai cũng muốn đóng góp chút ít để chung tay cùng huyện làm nhà cho hộ nghèo.
Cũng như thôn Phú Minh, hoạt động kêu gọi ủng hộ xây dựng nhà ở cho các hộ nghèo, hộ gia đình khó khăn đã được triển khai ở tất cả các thôn, khu phố và đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo cán bộ, Đảng viên và Nhân dân trên địa bàn huyện Đông Sơn. Bà Lê Thị Hợp thôn Viên Khê 2, xã Đông Khê, huyện Đông Sơn cho biết: "Tôi thấy việc ủng hộ xây nhà ở cho người nghèo, hộ chính sách là việc làm hết sức ý nghĩa, chúng tôi rất đồng tình. Có bao nhiêu thì chúng tôi ủng hộ bấy nhiêu, mong làm được nhiều nhà cho hộ nghèo".
Qua rà soát, thống kê, trên địa bàn huyện Thạch Thành đang còn 287 hộ nghèo, cận nghèo, hộ còn khó khăn về nhà ở.
Để nhanh chóng hỗ trợ làm nhà ở cho các đối tượng, huyện đã thành lập Ban chỉ đạo, tổ giúp việc, phân công nhiệm vụ đối với thành viên Ban Chỉ đạo. Huyện đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, huy động mọi nguồn lực để quyên góp, ủng hộ bằng tiền mặt hoặc hiện vật. Bên cạnh đó, kêu gọi anh em, gia đình, dòng họ, làng xóm, các đoàn thể tham gia lao động, đóng góp ngày công hỗ trợ cho các gia đình làm nhà. Đến nay, đã có 110 tập thể, 665 cá nhân tham gia ủng hộ với tổng số tiền hơn 500 triệu đồng.
Ông Lê Huy Dương, Bí thư Đảng ủy thị trấn Kim Tân, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Trên địa bàn thị trấn còn 6 hộ khó khăn về nhà ở. Chúng tôi đã thành lập Ban Chỉ đạo, phân công tác đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành phụ trách từng chi bộ, khu phố để chỉ đạo tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo". Ông Nguyễn Thế Văn, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Ngọc Trạo, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa cũng cho biết: "Mặt trận Tổ quốc cũng đã triển khai đến các tổ chức thành viên, đoàn viên, hội viên, xác định là nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm để hỗ trợ đúng đối tượng. Mặt trận Tổ quốc sẽ phát động hỗ trợ ngày công, huy động vật liệu, để giảm chi phí của gia đình".
Những năm qua, cùng với việc đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh, cộng đồng doanh nghiệp luôn là lực lượng tiên phong, tham gia tích cực và có trách nhiệm trong giải quyết các vấn đề xã hội, đặc biệt là công tác chăm lo cho cuộc sống của người nghèo. Những năm qua, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đã chung tay hỗ trợ hàng nghìn căn nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Thực hiện Chỉ thị số 22 về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 2 năm 2024 – 2025, các doanh nghiệp lại tiếp tục đồng hành, chung tay với tỉnh trong hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo. Ông Trịnh Xuân Lâm, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tiên Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Tập đoàn Tiên Sơn chúng tôi luôn đồng hành với chính quyền các cấp làm công tác an sinh xã hội. Lần này hưởng ứng Chỉ thị 22 của Thường vụ Tỉnh ủy, Tiên Sơn chúng tôi rất phấn khởi vì đây là chủ trương đúng đắn để tạo cho các gia đình khó khăn để có ngôi nhà phù hợp".
Để hỗ trợ làm nhà ở đúng đối tượng, Ban Chỉ đạo cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 2 năm 2024 - 2025 đã ban hành hướng dẫn tiêu chí rà soát, bình xét hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ còn khó khăn về nhà ở. Theo đó, đối tượng hộ gia đình được hỗ trợ sắp xếp theo thứ tự ưu tiên:
- Hỗ trợ các đối tượng đã được thụ hưởng từ các Chương trình mục tiêu quốc gia (các hộ đã được giao kinh phí làm nhà) để hoàn thành công trình, tránh lãng phí nguồn lực của Trung ương.
- Các hộ trong đối tượng thực hiện Quyết định số 4845 ngày 1/12/2021 phê duyệt Đề án "sắp xếp, ổn định dân cư khu vực nguy cơ cao xẩy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại các huyện miền núi của tỉnh giai đoạn 2021- 2025".
- Các hộ trong đối tượng thực hiện Chỉ thị số 22, gồm hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ còn khó khăn về nhà ở.
Đối với hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ còn khó khăn về nhà ở được hỗ trợ xây dựng nhà ở theo thứ tự ưu tiên về hiện trạng nhà ở như:
- Hộ có danh sách trong quyết định phê duyệt hỗ trợ nhà ở của UBND cấp huyện, UBND tỉnh.
- Hộ có nhà ở nhưng đã bị hư hỏng, đổ sập, không thể sử dụng được.
- Hộ có nhà ở tạm, hư hỏng, dột nát, có nguy cơ sập đổ, không đảm bảo an toàn.- Hộ đã được hỗ trợ xây dựng nhà ở từ các chương trình, chính sách, đề án hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội hoặc tổ chức xã hội khác nhưng đến nay đã hư hỏng, dột nát, không đảm bảo an toàn và hộ chưa có nhà ở do tách hộ.
Để hoàn thành mục tiêu vận động, hỗ trợ xây dựng được 5.000 căn nhà trở lên cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trong 2 năm 2024 -2025, dự kiến cuộc vận động sẽ được chia thành 2 đợt, đợt 1 từ tháng 4/2024 đến tháng 9/2024. Đợt 2 từ tháng 1/2025 đến tháng 4/2025. Mức vận động cũng đã được quy định cụ thể: đối với các hộ gia đình có mức sống trung bình trở lên ở các huyện, thị xã, thành phố thì mức vận động tối thiểu là 100.000 đồng/hộ/năm. Đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tối thiểu 1 ngày lương/ năm hoặc 1 ngày thu nhập/ năm. Bình quân chung mức vận động các doanh nghiệp là 5 triệu đồng/năm, các doanh nghiệp lớn phấn đấu mức ủng hộ tối thiểu 80 triệu đồng/ doanh nghiệp. Ban Chỉ đạo cũng đã quy định mức hỗ trợ làm nhà cho hộ nghèo, hộ còn khó khăn về nhà ở, hộ gia đình chính sách là 80 triệu đồng/hộ.
Ông Lê Trọng Thụ, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Huyện phát động mỗi công dân từ 18 tuổi trở lên đóng góp tối thiểu 10.000 đồng, mỗi công nhân viên chức 1 ngày lương trở lên. Trong năm 2024 huyện sẽ phấn đấu hỗ trợ tối thiểu 100 căn trở lên, năm 2025 sẽ hỗ trợ số hộ còn lại".
Sau hơn 1 tháng phát động, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã tiếp nhận số tiền ủng hộ vào tài khoản Quỹ "Vì người nghèo" gần 4,6 tỷ đồng từ các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng đã ủng hộ cho tỉnh Thanh Hóa 10 tỷ đồng. Ngoài ra, ngân hàng Quân đội ủng hộ cho huyện Quan Sơn 8 tỷ đồng. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh tập trung hướng dẫn Ban Chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố thực hiện việc tiếp nhận, quản lý, tham mưu sử dụng nguồn kinh phí ủng hộ của tập thể, cá nhân đảm bảo theo quy định.
Ông Võ Minh Khoa, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Đây là chủ trương lớn, Mặt trận Tổ quốc tích cực vận động trong các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân. Trên cơ sở đó Mặt trận Tổ quốc sẽ làm trung tâm đầu mối để quyên góp, phân bổ về các địa phương để xây dựng nhà ở cho hộ nghèo".
Mỗi hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh có hoàn cảnh, mảnh đời, số phận khác nhau, nhưng với sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, sự sẻ chia kịp thời của toàn thể Nhân dân trong hỗ trợ xây dựng nhà ở sẽ giúp các hộ có thêm niềm tin vào tương lai phía trước.
Huyện Mường Lát nỗ lực giảm nghèo
Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước được thực hiện trên phạm vi cả nước, trọng tâm là các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng miền núi, bãi ngang ven biển và hải đảo. Tại huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hoá, hơn 3 năm qua, chương trình đã được triển khai thực hiện cơ bản đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân, giữ vững quốc phòng an ninh trên địa bàn.
Bá Thước chung tay xây dựng nhà cho các hộ khó khăn về nhà ở
Theo kết quả rà soát của huyện Bá Thước, hiện nay trên địa bàn huyện còn 4.116 hộ khó khăn cần hỗ trợ về nhà ở, trong đó có 2.718 hộ cần hỗ trợ xây mới, 1.398 hộ cần hỗ trợ sửa chữa. Trong những năm qua, nguồn kinh phí hỗ trợ các hộ nghèo xây mới sửa chữa nhà ở chủ yếu từ chương trình mục tiêu quốc gia. Nguồn lực hạn chế, tiến độ thực hiện còn chậm, do đó với việc Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa ban hành Chỉ thị 22 về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 02 năm 2024 - 2025 chính là động lực quan trọng, tiếp thêm sức mạnh để Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân huyện Bá Thước cùng chung tay vì mục tiêu an cư, lạc nghiệp cho các hộ còn khó khăn về nhà ở.
Phát huy vai trò của Câu lạc bộ lý luận trẻ trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Sau 1 thời gian được thành lập và đi vào hoạt động, mô hình Câu lạc bộ lý luận trẻ trên địa bàn tỉnh đã và đang góp phần phát huy vai trò của tuổi trẻ trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; tích cực đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.
Việt Nam thực hiện mạnh mẽ các cam kết quốc tế về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người
Trong khuôn khổ khóa họp thường kỳ lần thứ 57 vừa diễn ra vào tháng 9 vừa qua, Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc đã thông qua kết quả rà soát định kỳ phổ quát UPR đối với Việt Nam, ghi nhận những tiến bộ về mọi mặt của Việt Nam về hoàn thiện thể chế, pháp luật cũng như những hành động cụ thể, nhất quán từ cấp Trung ương đến cấp địa phương về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người. Trong đó, bảo vệ nhóm người yếu thế, dễ bị tổn thương, trao cho họ cơ hội được phát triển bình đẳng được đánh giá là kết quả nổi bật nhất của Việt Nam trong thực hiện các cam kết và khuyến nghị được Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc cũng như các tổ chức quốc tế đưa ra tại các Phiên đối thoại trước đó.
Thanh Hóa: Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Tuyên giáo
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa hiện đang phối hợp với Huyện ủy, Thành ủy và Thị ủy các địa phương trên địa bàn tỉnh tổ chức chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Tuyên giáo năm 2024 cho đội ngũ cán bộ tuyên giáo cơ sở.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo an toàn thực phẩm
Thực hiện Kết luận 624 năm 2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đến năm 2025; thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và đạt nhiều kết quả tích cực.
Công tác Dân vận - Cầu nối vững chắc giữa Nhân dân với Đảng
Ngày 15/10, kỷ niệm 94 năm ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng. Trải qua 94 năm, công tác Dân vận trong từng giai đoạn cách mạng có những yêu cầu, nội dung khác nhau, nhưng đều hướng tới mục tiêu tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với Nhân dân, tạo thành sức mạnh to lớn để bảo vệ và phát triển đất nước. Tại tỉnh Thanh Hóa, Ban Dân vận Tỉnh ủy luôn đóng vai trò quan trọng trong công tác vận động quần chúng, tập trung hướng mạnh về cơ sở, nắm bắt và giải quyết kịp thời, có hiệu quả những kiến nghị, vấn đề bức xúc chính đáng của Nhân dân.
Người "vác tù và hàng tổng"
Được ví như "cầu nối" giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân, trong những năm qua, đội ngũ cán bộ thôn, bản, người có uy tín trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã phát huy tinh thần, trách nhiệm, uy tín của người đảng viên, gương mẫu, đi đầu, vận động Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần đắc lực trong việc phát triển kinh tế, xã hội, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn. Đội ngũ cán bộ thôn, bản, người có uy tín luôn bền bỉ cống hiến bằng tinh thần vì nước, vì dân.
Thanh Hóa nỗ lực nâng cao số lượng, chất lượng nguồn đảng viên là học sinh
Thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đặc biệt chú trọng đến công tác phát triển Đảng trong học sinh tại các trường THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và các trường cao đẳng nghề có hệ giáo dục thường xuyên. Bên cạnh việc nâng cao số lượng, Đảng bộ,Chi bộ các nhà trường còn tập trung nâng cao chất lượng nguồn học sinh, đảm bảo vững vàng về bản lĩnh chính trị, có phẩm chất đạo đức và năng lực học tập, rèn luyện tốt, xứng đáng đứng vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nhận diện "Cách mạng màu" và những nguy cơ tiềm ẩn đối với Việt Nam hiện nay
"Cách mạng màu", hay còn gọi "cách mạng nhung", "cách mạng đường phố" là thuật ngữ xuất hiện nhiều vào cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 và vẫn tiếp tục âm ỉ thâm nhập và lan rộng tại nhiều quốc gia, khu vực; gây ra những hậu quả vô cùng nặng nề. Tại Việt Nam, "Cách mạng màu" cũng đã từng nhiều lần manh nha xuất hiện. Bài học về "Cách mạng màu" vẫn chưa bao giờ là cũ, luôn phải được ghi nhớ, khắc sâu; để kịp thời có biện pháp đấu tranh, ngăn chặn, không để có cơ hội thâm nhập và bùng phát.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.