ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Tính toán thực sự của Macron khi cởi mở với Nga, nói NATO "chết não"

Chỉ trích gay gắt NATO "chết não", tuyên bố Nga không còn là "mối đe dọa" của châu Âu, Tổng thống Pháp đang thực sự tính toán điều gì?

07/12/2019 15:17

Nga không còn là “mối đe dọa”

Không ai muốn bị một người bạn lâu năm của mình gọi là "chết não", vì thế không mấy ngạc nhiên khi các đồng minh của Pháp lại không hề hài lòng vì Tổng thống Emmanuel Macron dùng cụm từ này để nói về NATO.

tinh toan thuc su cua macron khi coi mo voi nga, noi nato "chet nao" hinh 1

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cùng phu nhân và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Reuters

Không lâu sau nhận định trên của nhà lãnh đạo Pháp, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg và Thủ tướng Đức Angela Merkel đều tuyên bố họ không đồng ý với quan điểm của Tổng thống Macron về liên minh quân sự 70 năm tuổi này.

"Tôi không nghĩ một nhận định như vậy là phù hợp", Thủ tướng Đức Merkel cho biết.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan thậm chí còn tuyên bố rằng Tổng thống Pháp nên xem lại "tình trạng chết não" của mình trước khi "ném đá" vào NATO.

"Ở Đức, khi bạn nói NATO chết não là bạn đã phá vỡ một điều kiêng kỵ", Thierry de Montbrial - Chủ tịch Viện Quan hệ quốc tế Pháp nhận định.

"Từ góc nhìn về hợp tác quân sự, các chức năng của NATO được thực hiện tốt nhưng liên minh này lại không có một tầm nhìn chính trị và tầm nhìn chiến lược", chuyên gia de Montbrial đánh giá về việc liên minh quân sự lâu đời này bị chỉ trích là thiếu một sứ mệnh rõ ràng kể từ khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt.

"Quân đội luôn phục vụ chính trị và không có chiều ngược lại, đó là điểm mấu chốt giúp lý giải về tầm nhìn của ông Macron".

Tổng thống Pháp hiểu một thực tế rằng mối đe dọa thực sự với Tây Âu ngày nay không đến từ Moscow ở phía đông mà đến từ những kẻ khủng bố ở phía nam.

Chuyên gia phân tích de Montbrial cũng nhất trí với quan điểm này: "Chúng ta đang ở trong một thế giới hoàn toàn khác. Mối đe dọa thực sự không phải là một cuộc tấn công của Nga nhằm vào các quốc gia vùng Baltic mà là chủ nghĩa khủng bố. Đây mới thực sự là mối nguy hiểm chúng ta phải đối mặt ở phía nam trong khi NATO không có bất kỳ phản ứng nào".

Ngày 4/12, sau lễ kỷ niệm 70 năm thành lập NATO, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã kêu gọi NATO cần phải nhìn thẳng vào những ưu tiên của mình khi nhắc lại rằng chủ nghĩa khủng bố quốc tế mới là kẻ thù chính của liên minh, trong khi Nga, ở một khía cạnh nào đó, vừa là một "mối đe dọa", vừa là một "đối tác".

"Ai là kẻ thù của NATO? Nga không còn là kẻ thù nữa. Quốc gia này vẫn là một mối đe dọa nhưng cũng đồng thời là đối tác của chúng ta trong những lĩnh vực nhất định. Kẻ thù ngày nay của chúng ta là: chủ nghĩa khủng bố quốc tế, đặc biệt là chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan", Tổng thống Pháp khẳng định.

Châu Âu phải trở thành một phần của “cuộc chơi”

Trong một sự dịch chuyển về địa chính trị ngày càng đa dạng, Tổng thống Pháp Macron hiểu rằng NATO không thể mãi như trước được nữa. Thế giới đang phân chia nhanh chóng theo 2 khối quyền lực là Mỹ và Trung Quốc, ở địa vị của mình, ông Macron không muốn châu Âu lựa chọn 1 trong 2 bên.

Tổng thống Pháp đã khẳng định quan điểm của mình trong một sự kiện hồi tháng 8/2019 rằng: 'Liệu chúng ta quyết định sẽ trở thành những đồng minh dưới trướng của một bên, hay sẽ ngả về bên này một chút, bên kia một chút, hoặc chúng ta sẽ trở thành một phần của cuộc chơi và mở rộng tầm ảnh hưởng của mình?”

Ông Macron cũng khẳng định một thực tế rõ ràng với châu Âu hiện nay là: Mặc dù Mỹ vẫn là một đồng minh của châu Âu song Washington không còn là một đồng minh đáng tin nữa.

Trong khi đó, Đức chưa sẵn sàng để lấp đầy khoảng trống này. Nhà lãnh đạo Pháp cũng lo ngại Tổng thống Trump sẽ "quay lưng" với châu Âu hoặc Nga sẽ rơi vào "quỹ đạo" của Trung Quốc. Dù là viễn cảnh nào thì Pháp và châu Âu cũng rơi vào thế bị động và bị bỏ lại trong hệ thống quốc tế.

Bối cảnh mới của các mối quan hệ quốc tế đã khiến Tổng thống Pháp đưa ra lựa chọn của mình, đó là cải thiện quan hệ với Nga.

Dưới con mắt của Tổng thống Pháp, sự cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Nga đang đẩy Moscow về phía Bắc Kinh và điều này rõ ràng là đi ngược với các lợi ích của châu Âu. Vì thế, châu Âu cần một trật tự mới, và sẽ phù hợp hơn khi bao gồm cả Nga nếu châu Âu không muốn đánh mất lợi thế của mình trước cả Trung Quốc và Mỹ.

Không phải ngẫu nhiên, Nga là lựa chọn của Tổng thống Pháp. Moscow đã thành công trong việc đối phó với tình trạng cô lập mà phương Tây thực hiện năm 2014. Bốn năm sau khi can thiệp vào cuộc chiến ở Syria, Nga vẫn là một trong những nhân tố quan trọng nhất ở Trung Đông. Mối quan hệ về kinh tế và chính trị với Trung Quốc cũng là trụ cột chính trong chính sách đối ngoại của Moscow.

Cố vấn đặc biệt của Quỹ Nghiên cứu Chiến lược Francois Heisbourg nhận định trên CNN rằng không phải ngẫu nhiên mà Tổng thống Pháp đưa ra quyết định này. Pháp sẽ chờ xem Hội nghị Thượng đỉnh sắp tới diễn ra vào ngày 9/12 để quyết định có thân thiết hơn với Tổng thống Putin trong tương lai hay không. Tại cuộc gặp theo "định dạng Normandy" này, các nhà lãnh đạo Pháp, Đức, Nga và Ukraine sẽ ngồi lại với nhau đề tìm cách chấm dứt cuộc chiến kéo dài 5 năm qua ở miền đông Ukraine.

Tổng thống Pháp muốn châu Âu phải thúc đẩy khả năng và trạng thái sẵn sàng hành động bởi châu Âu không thể mãi phụ thuộc vào một nước Mỹ khó đoán định và bởi NATO đang ngày càng bị bó buộc về khả năng phản ứng trước những hành động đơn phương, giống như động thái của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria.

Điều này đã khiến Tổng thống Pháp đi đến kết luận rằng: Châu Âu sẽ phải tăng cường khả năng quốc phòng và củng cố về chủ quyền để cân bằng hiệu quả hơn trong quan hệ với Mỹ và Trung Quốc, cũng như xem xét lại các quan hệ đối tác chiến lược của mình, trong đó có quan hệ với Nga.

"Châu Âu phải tự chủ về chiến lược và khả năng quân sự. Chúng ta cần mở lại một cuộc đối thoại chiến lược với Nga. Tất cả những điều đã chỉ ra ở trên cho thấy rằng chúng ta cần đánh giá lại chính sách khu vực. Chúng ta không thể bị điều khiển với những bên thứ 3 không cùng lợi ích với mình", Tổng thống Pháp nhận định.

Sự thay đổi tầm nhìn của Tổng thống Pháp Macron đã phản ánh thực tế mới về quan hệ bạn – thù trong quan hệ quốc tế. Thay vì lựa chọn dứt khoát bên bạn, bên thù, việc lựa chọn lợi ích quốc gia sẽ là chiến lược được ưu tiên và quan trọng hơn cả, bởi suy cho cùng chúng ta có quyền không trở thành kẻ thù với kẻ thù của bạn chúng ta./.

 

Tổng hợp


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Mưa lũ gây thiệt hại nặng tại Brazil

Mưa lũ gây thiệt hại nặng tại Brazil

23:25 , 06/05/2024

Ngày 5/5, Cơ quan Phòng vệ Dân sự Brazil cho biết lũ lụt, lở bùn và mưa bão tại Brazil trong vài ngày qua khiến nhiều người thiệt mạng và buộc hàng trăm người phải sơ tán. Tổng thống Brazil cũng đã tới bang này để chỉ đạo công tác cứu hộ và khắc phục hậu quả.

Khoảng 2,4 tỷ người đang đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực

Khoảng 2,4 tỷ người đang đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực

23:25 , 06/05/2024

Khoảng 30% dân số toàn cầu rơi vào tình trạng mất an ninh lương thực ở mức độ vừa phải hoặc nghiêm trọng, con số này lên tới 2,4 tỷ người trên toàn thế giới, song gần 1/5 lượng thực phẩm được sản xuất toàn cầu trong năm 2022, tương đương hơn 1 tỉ tấn đã bị lãng phí. Đây là con số đáng báo động vừa được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc công bố.

Eurovision 2024 khai mạc

Eurovision 2024 khai mạc

20:17 , 06/05/2024

Ngày 5/5, cuộc thi Ca khúc truyền hình châu Âu (Eurovision Song Contest) năm 2024-sự kiện âm nhạc trực tiếp nổi tiếng nhất thế giới, đã được khai mạc tại sân vận động Malmo, thành phố cảng Malmo, phía Nam Thụy Điển. Cuộc thi gần 70 năm tuổi có sự góp mặt của các ca sĩ đến từ 37 quốc gia và kết thúc bằng buổi chung kết diễn ra vào ngày 11/5.

Chủ tịch Tập Cận Bình công du Châu âu, có cuộc gặp gỡ với Tổng thống Macron và Bà Von De Layen

Chủ tịch Tập Cận Bình công du Châu âu, có cuộc gặp gỡ với Tổng thống Macron và Bà Von De Layen

20:17 , 06/05/2024

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang có chuyến thăm cấp nhà nước tới Pháp. Dự kiến ngày 6/5, Chủ Tịch tập Cận Bình sẽ có cuộc gặp chung với Tổng thống Emmanuel Macron và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen tại Paris. Trước thềm cuộc hội đàm, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen đã nhấn mạnh tới sự mất cân bằng trong quan hệ thương mại giữa Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc, đồng thời hy vọng các bất đồng thương mại giữa hai bên có thể được giải quyết.

Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Hồi giáo OIC tại Gambia

Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Hồi giáo OIC tại Gambia

20:16 , 06/05/2024

Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) lần thứ 15 đã khai mạc ngày 5/5 tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Sir Dawda Kairaba Jawara ở thủ đô Banjul của Gambia, với chủ đề Tăng cường sự thống nhất và đoàn kết thông qua đối thoại vì sự phát triển bền vững.

Mỹ: Biểu tình phản đối xung đột Gaza biến thành bạo động, hàng trăm người bị bắt giữ

Mỹ: Biểu tình phản đối xung đột Gaza biến thành bạo động, hàng trăm người bị bắt giữ

18:33 , 02/05/2024

Những căng thẳng chồng chất liên quan cuộc xung đột Hamas-Israel trong các trường đại học ở Mỹ đã bùng phát thành bạo lực ngày 1/5 khi một nhóm người biểu tình ủng hộ Israel tấn công một nhóm người ủng hộ Palestine trong khuôn viên chi nhánh Đại học Columbia tại Los Angeles.

Estonia bắt đầu đóng cửa biên giới với Nga vào ban đêm

Estonia bắt đầu đóng cửa biên giới với Nga vào ban đêm

18:33 , 02/05/2024

Đài truyền hình ERR của Estonia ngày 1/5 đưa tin, nước này bắt đầu thường xuyên đóng cửa khẩu biên giới Narva-1 với Nga theo khung giờ từ 23h đêm hôm trước đến 7h sáng hôm sau theo giờ địa phương. Lịch trình của cửa khẩu biên giới Narva-1 có thể sẽ được giữ nguyên cho đến khi trạm kiểm soát phương tiện được khôi phục, vốn đã tạm thời bị đóng cửa do việc xây dựng điểm qua biên giới ở thị trấn Ivangorod của Nga.

Xuất khẩu của Hàn Quốc tiếp tục phục hồi mạnh nhờ nhu cầu về chip và doanh số bán ôtô cao kỷ lục

Xuất khẩu của Hàn Quốc tiếp tục phục hồi mạnh nhờ nhu cầu về chip và doanh số bán ôtô cao kỷ lục

18:33 , 02/05/2024

Theo báo cáo "Xu hướng xuất nhập khẩu tháng 4/2024" do Bộ Công nghiệp, Thương mại và Tài nguyên Hàn Quốc công bố ngày 1/5, trong tháng Tư, xuất khẩu của Hàn Quốc đã tăng 13,8% và đây là tháng thứ 7 liên tiếp xuất khẩu của quốc gia này đạt mức tăng trưởng liên tục nhờ nhu cầu về chip và doanh số bán ôtô cao kỷ lục.

Ngoại trưởng Pháp - Ai cập thảo luận về tình hình Trung Đông

Ngoại trưởng Pháp - Ai cập thảo luận về tình hình Trung Đông

18:32 , 02/05/2024

Trong khuôn khổ chuyến thăm Ai Cập, ngày 1/5, Ngoại trưởng Pháp Stéphane Séjourné đã có cuộc hội đàm với người đồng cấp chủ nhà Sameh Shoukry tại thủ đô Cairo, thảo luận sâu về tình hình khu vực Trung Đông.

Sập đường cao tốc ở Trung Quốc, hàng chục người thiệt mạng

Sập đường cao tốc ở Trung Quốc, hàng chục người thiệt mạng

18:32 , 02/05/2024

Theo cơ quan chức năng tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), vào khoảng 2h10 sáng ngày 1/05, một vụ sập đường cao tốc đã xảy ra trên đường cao tốc Mai Châu - Đại Bộ, theo hướng Phúc Kiến và gây ra thiệt hại nặng nề.