Tình trạng bệnh nhân mắc COVID-19 nhập viện tại Thanh Hóa
Ghi nhận tại các bệnh viện tuyến cuối của tỉnh Thanh Hóa, thời gian gần đây, nhiều bệnh nhân mắc COVID-19 nhập viện có diễn biến trung bình và nặng; đã có những ca mắc COVID-19 tử vong.
Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đang điều trị cho hơn 20 bệnh nhân mắc COVID-19. Nhiều bệnh nhân đã có các biểu hiện nặng như: viêm phổi, suy hô hấp nặng, rối loạn đông máu, sốc nhiễm khuẩn. Các ca diễn biến nặng là người cao tuổi hoặc mắc các bệnh mãn tính, chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ các liều vắc xin phòng COVID-19.

Bác sỹ CKI Đỗ Xuân Tiến, Trưởng Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa
Bác sỹ CKI Đỗ Xuân Tiến, Trưởng Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Đã có những trường hợp mắc COVID-19 tử vong. Vì vậy, người dân nên thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh cá nhân. Khi có các biểu hiện ho, sốt, khó thở... phải đến ngay cơ sở y tế để được thăm, khám, điều trị kịp thời, tránh để bệnh diễn biến quá nặng".
Hiện nay, rất nhiều người đã có tâm lý chủ quan, không thực hiện tốt khuyến cáo V-2K (vắc xin - khẩu trang và khử khuẩn) của Bộ Y tế. Điều này khiến nguy cơ dịch bệnh lây lan và bùng phát mạnh. Với các đối tượng người cao tuổi, mắc bệnh mãn tính, nguy cơ bệnh diễn biến nặng khi mắc COVID-19 là rất cao. Tại các bệnh viện tuyến cuối của tỉnh Thanh Hóa đã ghi nhận một số trường hợp diễn biến nặng và tử vong trong thời gian gần đây.

Thạc sỹ, bác sỹ Đào Thanh Bình, Giám đốc Bệnh viện Phổi Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Thạc sỹ, bác sỹ Đào Thanh Bình, Giám đốc Bệnh viện Phổi Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: " Bệnh viện Phổi đang điều trị cho 7 bệnh nhân COVID-19. Cả 7 bệnh nhân này đều đang phải thở oxi. Để phòng dịch, người dân nên thực hiện nghiêm khuyến cáo V-2K, đặc biệt là tiêm vắc xin để chủ động phòng bệnh".
Đến thời điểm này, dịch bệnh COVID-19 tại Thanh Hóa vẫn đang được kiểm soát. Tuy nhiên, để giữ được thành quả phòng chống dịch, mỗi người dân phải tiếp tục nâng cao ý thức trách nhiệm, thực hiện tốt các biện pháp phòng dịch cá nhân, duy trì việc đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng, tập trung đông người. Đặc biệt tiêm vắc xin phòng COVID-19 các mũi cơ bản và nhắc lại theo quy định là biện pháp tối ưu để tạo lá chắn phòng dịch.

Năm 2045 kiểm soát cơ bản tình trạng kháng thuốc
Chính phủ vừa phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng, chống kháng thuốc tại Việt Nam giai đoạn 2023 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2045 Việt Nam kiểm soát cơ bản tình trạng kháng thuốc, sử dụng, tiêu thụ kháng sinh hiệu quả tương đương với các nước phát triển.

Xử lý nghiêm việc lợi dụng dịch đau mắt đỏ để tăng giá thuốc
Bệnh đau mắt đỏ đang gia tăng tại một số tỉnh, thành phố. Cục Quản lý dược, Bộ Y tế đã yêu cầu tăng cường thanh, kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh các thuốc điều trị đau mắt đỏ và xử lý nghiêm các vi phạm, đặc biệt là lợi dụng dịch bệnh để tăng giá.

Các dấu hiệu sốt xuất huyết trở nặng cần đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế
Bệnh sốt xuất huyết hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng và theo dõi các dấu hiệu của bệnh. Trường hợp mắc sốt xuất huyết thể nhẹ, bệnh nhân có thể tự điều trị tại nhà sau khi được khám và tư vấn kỹ kế hoạch điều trị, theo dõi và chăm sóc. Tuy nhiên, khi phát hiện người bệnh có một trong các biểu hiện sau, cần được đưa ngay đến cơ sở y tế:

Hơn 12.000 cơ sở khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chíp
Bảo hiểm Xã hội Việt Nam thông tin trên toàn quốc đã có 12.597 cơ sở khám chữa bệnh triển khai khám chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chíp, đạt 98,2% tổng số cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế trên toàn quốc.

Điều kiện xác định người nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp
Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 24, quy định điều kiện xác định người bị phơi nhiễm với HIV, người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

Bộ Y tế đề xuất sửa thời gian không phát hiện ca mắc mới COVID-19
Dựa trên diễn biến tình hình dịch COVID-19 và khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới WHO, Bộ Y tế đề xuất Chính phủ sửa đổi Phụ lục quy định thời gian ủ bệnh trung bình và thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm làm căn cứ để công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm.

Bệnh đau mắt đỏ: Triệu chứng, nguyên nhân và lưu ý cần biết
Dịch đau mắt đỏ (hay còn gọi là viêm kết mạc) đang bùng phát, lây lan tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Tại Thanh Hoá, từ đầu tháng 9 đến nay, dịch đau mắt đỏ cũng đã lây lan tại nhiều địa phương trong tỉnh, đặc biệt là trong các trường học. Liên quan đến vấn đề này, phóng viên Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hoá đã có cuộc trao đổi với Bác sỹ Đỗ Văn Long, Phó Trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá.

Hướng dẫn điều trị sốt xuất huyết tại nhà
Hiện tại đang là mùa cao điểm sốt xuất huyết. Bệnh sốt xuất huyết hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng và theo dõi các dấu hiệu của bệnh.

Nghề điều dưỡng - Những hy sinh thầm lặng
Ở bất kỳ cơ sở y tế nào, người điều dưỡng cũng đóng vai trò không thể thiếu trong công tác chăm sóc sức khỏe cho người bệnh. Điều dưỡng chiếm tới hơn 50% nhân lực tại các cơ sở y tế, là những người song hành, hỗ trợ đắc lực cho bác sĩ trong suốt quá trình điều trị cho bệnh nhân. Sự tận tâm phục vụ, những hy sinh thầm lặng của họ đã góp phần quan trọng vào sự hồi phục toàn diện của người bệnh.

Thanh Hoá ghi nhận gần 10.500 ca mắc đau mắt đỏ
Theo hệ thống giám sát của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá, đến ngày 20/9/2023, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 10.433 ca mắc đau mắt đỏ.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.