Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu luôn "nói đi đôi với làm", rất trọng thực tiễn
21 năm làm thư ký của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, trong ký ức của ông Nguyễn Cao Thế, đó là một con người "nói đi đôi với làm", rất trọng thực tiễn...
08/08/2020 08:23
aA
aA
aA
Gần 90 tuổi đời, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu là một người lính, người cán bộ chính trị quân sự dày dạn kinh nghiệm. Ông còn là một Tổng Bí thư tâm huyết với công tác xây dựng Đảng, một người lãnh đạo gần dân.
21 năm làm thư ký của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu (1984-2005), trong ký ức của ông Nguyễn Cao Thế thì Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu là người “nói đi đôi với làm”, rất trọng thực tiễn. Trong công tác xây dựng Đảng, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu còn là người luôn “nhìn xa, trông rộng” và mong muốn xây dựng đội ngũ cán bộ vừa có Đức, vừa có Tài, vì nước vì dân.
Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu - một con người tâm huyết với công tác xây dựng Đảng
PV: Thưa ông, với 21 năm gắn bó làm việc với nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, ông có cảm nhận như thế nào về con người của nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu?
Ông Nguyễn Cao Thế: Bác Phiêu là con người sống rất thực tiễn. Kể cả lúc ở quân đội và lên Tổng Bí thư đều sát với chiến sĩ, sát nhân dân, quan tâm đến đời sống của nhân dân và con em các dân tộc miền núi, đặc biệt là đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa nơi cơm ăn còn ít, học hành không được mấy thì bác Lê Khả Phiêu rất quan tâm đến những vấn đề đó.
Vì bác Lê Khả Phiêu là con người đã trải qua chiến đấu, cho nên rất thực tiễn về cuộc sống, không hình thức, không cầu kỳ. Bác là con người suy nghĩ như thế nào, làm như thế đấy, không chuộng hình thức. Bác quý trọng những người có đức có tài, kể cả trong quân đội và khi làm Tổng Bí thư.
PV: Ông có kỷ niệm sâu đậm ấn tượng nào trong những năm tháng gắn bó làm việc cùng Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu?
Ông Nguyễn Cao Thế: Thời Tổng Bí thư còn ở Campuchia, tuy rất nguy hiểm nhưng hai thầy trò vẫn đi xuống địa phương đơn vị. Đường sá xa xôi, trời nắng vừa đói vừa khát, nhưng bác luôn đến từng đơn vị ở Campuchia, kể cả ngày và đêm, kể cả đơn vị của ta và đơn vị của bạn, xuống thăm hỏi từng chiến sĩ.
Lúc ở Campuchia hay ở Việt Nam cũng thế, thời đó còn khó khăn, đi lại bằng xe U oát. Đi từ Hà Nội vào Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế, thầy trò chỉ có cơm đùm, cơm nắm. Trưa đói quá, đến đoạn nào đó mát trời thì thầy trò xuống ăn cơm đùm, cơm nắm rồi lại tiếp tục đi. Cuộc sống của bác Lê Khả Phiêu đơn giản như thế.
PV: Những năm tháng làm việc trong quân đội, ông Phiêu thường quan tâm đến những vấn đề gì?
Ông Nguyễn Cao Thế
Ông Nguyễn Cao Thế: Đó là xây dựng quân đội về chính trị, tư tưởng, bác luôn luôn quan tâm đến việc xây dựng đảng trong quân đội. Cho nên sau này khi làm Tổng Bí thư, bác vẫn chú ý đến công tác tổ chức xây dựng Đảng.Trong quân đội, bác luôn mong làm thế nào để cán bộ, chiến sỹ hoàn toàn tin tưởng vào Đảng, nhà nước ta. Xây dựng quân đội luôn luôn hùng mạnh, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, tuyệt đối tin tưởng vào Đảng. Đó là tư tưởng của bác Lê Khả Phiêu.
PV: Tại Hội nghị Trung ương 6 (lần 2), Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã phân tích thực trạng của Đảng một cách đầy nhiệt huyết và sâu sắc. Chính từ Hội nghị quan trọng này, Ban Chấp hành Trung ương đã có một quyết định đặc biệt quan trọng là phải tiến hành cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, tự phê bình và phê bình. Thời điểm đó, hội nghị này có ý nghĩa như thế nào?
Ông Nguyễn Cao Thế: Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu muốn tổ chức nào cũng thế, nhất là tổ chức Đảng thì điều quan trọng nhất là phải xây dựng con người, cán bộ. Bác nói, “con người là quyết định nhất” phải là người có Đức có Tài. Bác luôn nói phải xây dựng con người như thế, thì mới làm được việc. Con người vì nước, vì dân, chứ bác không chuộng hình thức.
Bác nói người tâm huyết vì nước, vì dân, vì đảng thì người đó luôn quan tâm đến việc xây dựng tổ chức của mình trong sạch vững mạnh. Còn nếu ai mà cứ vì mình thì những việc khác sẽ không tốt. Tất cả trước hết vì dân vì nước chứ không phải mình.
PV: Không chỉ trong lúc đương chức, kể cả khi nghỉ hưu, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu rất quan tâm đến công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng phải không, thưa ông?
Ông Nguyễn Cao Thế: Mặc dù nghỉ rồi nhưng bác Lê Khả Phiêu luôn tâm niệm “còn sức còn lực, còn đóng góp được gì cho Đảng thì sẽ đóng góp cho đến khi nào không đi được, không nói được mới thôi. Nếu còn có thể đóng góp được thì làm hết sức mình"./.
Chiều ngày 8/5, đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hoá thảo luận tại tổ về các dự án luật, gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Viện kiểm sát Nhân dân và Luật Thanh tra (sửa đổi).
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, sáng ngày 8/5, Quốc hội đã nghe báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi). Trong đó, tháo gỡ điểm nghẽn trong phát triển, quản lý hoá chất là vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm cho ý kiến.
Sáng ngày 8/5, Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh Thanh Hóa tổ chức lễ phát động phong trào “Bình dân học vụ số” trên địa bàn toàn tỉnh, với tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau trong công cuộc chuyển đổi số”.
Sáng ngày 07/5, Uỷ ban nhân dân huyện Quan Sơn tổ chức công bố Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hoá về đặt tên đường, phố trên địa bàn thị trấn Sơn Lư, huyện Quan Sơn.
Ngày 07/5, tại huyện Mường Lát, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy phối hợp với Huyện ủy Mường Lát tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác dân vận cho cán bộ cơ sở và người có uy tín vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2025.
Trong thời gian tới, các bộ, ngành, địa phương cần tập trung triển khai thực hiện tốt các cơ chế, chính sách và các giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Đây là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, tổ trưởng Tổ công tác số 2 của Thủ tướng Chính phủ về kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn vướng mắc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công tại hội nghị trực tuyến vừa được tổ chức chiều ngày 07/5. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang tham gia hội nghị tại điểm cầu Thanh Hóa.
Chiều ngày 07/5, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh Thanh Hóa và Ủy ban Mặt trận Lào xây dựng đất nước tỉnh Hủa Phăn đã tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện bản ghi nhớ giai đoạn 2023 - 2025 và ký kết bản ghi nhớ giai đoạn 2025 - 2027. Đồng chí Vi Tếnh Chư May Tềnh, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Lào xây dựng đất nước tỉnh Hủa Phăn và đồng chí Phạm Thị Thanh Thủy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa chủ trì hội nghị.
Sáng ngày 07/5, đồng chí Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy đã tiếp xã giao đồng chí Vi Tếnh Chư May Tềnh, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Lào xây dựng đất nước tỉnh Hủa Phăn và đoàn công tác của Ủy ban Mặt trận Lào xây dựng đất nước tỉnh Hủa Phăn. Dự buổi tiếp có đồng chí Phạm Thị Thanh Thủy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh; lãnh đạo Sở Ngoại vụ, Văn phòng Tỉnh ủy.
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa 15, chiều ngày 07/5, dưới sự chủ trì của đồng chí Lại Thế Nguyên – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa, các đại biểu tổ 18 gồm 3 tỉnh: Thanh Hóa, Lâm Đồng và Tiền Giang đã thảo luận tại tổ về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; Dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và Dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).
Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Kazakhstan, vào 11h ngày 7/5 theo theo giờ địa phương, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng phát xít được tổ chức tại Quảng trường Độc lập ở thủ đô Astana.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.