Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu
Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), sáng 21/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách khu vực miền nam.

Tổng Bí thư Tô Lâm và các đại biểu. (Ảnh: TTXVN)
Dự buổi gặp mặt có các đồng chí nguyên Chủ tịch nước: Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang; nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng.
Cùng dự có các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các thành ủy, tỉnh ủy khu vực miền nam; đại diện các ban, bộ, ngành; các cán bộ lão thành cách mạng, Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động, các đồng chí tướng lĩnh, sĩ quan, cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, thương binh, đại diện gia đình liệt sĩ, người có công với đất nước, các gia đình chính sách tiêu biểu.
Tại buổi gặp mặt, các đại biểu đã xúc động ôn lại ký ức của những ngày tháng sống, chiến đấu gian khổ, anh dũng, hào hùng.
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm hỏi ân cần và chúc các đại biểu sức khỏe, hạnh phúc, tiếp tục dành sự quan tâm, đóng góp ý kiến tâm huyết, trí tuệ cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng ta, nhân dân ta và cho địa phương nơi đang cư trú, sinh sống.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu. (Ảnh: TTXVN)
Khẳng định sự vĩ đại của dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam, của bộ đội Cụ Hồ trong 2 cuộc kháng chiến thần thánh, hiện thực khát vọng “nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” , Tổng Bí thư nêu rõ, lịch sử cách mạng Việt Nam khắc ghi vai trò đặc biệt anh dũng, trung kiên của các cán bộ lão thành cách mạng, các cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong và dân quân tự vệ, những người tham gia cách mạng trong vùng kháng chiến, những người đã từng chiến đấu trên mọi chiến trường, ở mọi mặt trận, từ tuyến đầu rực lửa đến hậu phương vững chắc, từ chiến trường ác liệt Trường Sơn, Tây Nguyên, Nam Bộ đến các chiến khu, bưng biền, vùng địch hậu.
Mặt trận dân tộc giải phóng miền nam Việt Nam; Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền nam Việt Nam và Quân giải phóng miền nam là lực lượng chính trị-quân sự nòng cốt của phong trào cách mạng ở miền nam, là một phần “cơ thể sống” của phong trào toàn dân kháng chiến, của dân tộc Việt Nam, đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc lãnh đạo, tổ chức và trực tiếp đấu tranh, góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng miền nam , thống nhất đất nước.
Chia sẻ với đại biểu về một số vấn đề nhân dân đang rất quan tâm, nhất là những chủ trương liên quan quốc kế, dân sinh, Tổng Bí thư cho biết, Ban Chấp hành Trung ương xác định nhiệm vụ trọng tâm cấp bách hiện nay là: giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định, an ninh-trật tự trong nước và khu vực; phát triển kinh tế-xã hội nhanh, bền vững; nâng cao đời sống của nhân dân.
Trong đó, phát triển kinh tế-xã hội là nhiệm vụ ưu tiên vì phải có nội lực thực sự mạnh thì mới làm tốt được 2 nhiệm vụ còn lại. Việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp là chủ trương xuất phát từ tầm nhìn chiến lược nhằm mở rộng không gian phát triển, tạo lợi thế so sánh và dư địa phát triển cho các đơn vị hành chính mới với mục tiêu bao trùm là làm sao nhanh chóng mang lại cuộc sống thực sự ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, đất nước ngày càng hùng cường. Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã thảo luận đánh giá kỹ lưỡng, cân nhắc nhiều mặt và thống nhất cao thực hiện chủ trương này, coi đây thực sự là một cuộc cách mạng.
Việc sáp nhập không chỉ đơn giản là “hai cộng hai bằng bốn” mà phải là “hai cộng hai lớn hơn bốn”.
Tổng Bí thư Tô Lâm
Tổng Bí thư nhấn mạnh, đối với các tỉnh Nam Bộ (từ Bình Thuận trở vào, tính cả Lâm Đồng và Đắc Nông) , sau sắp xếp, sáp nhập , từ 22 tỉnh, thành phố xuống còn 9 tỉnh, thành phố, tạo nên không gian phát triển đa dạng, cả về tự nhiên, kinh tế, văn hóa; đặc biệt tận dụng tối đa hình thái không gian biển để kích hoạt liên thông núi rừng-đồng bằng-biển đảo nhằm bổ sung, tương tác, hỗ trợ cùng nhau phát triển nhưng vẫn giữ bản sắc văn hóa vùng miền, địa phương; tạo động lực mới để một số tỉnh có thể trở thành thành phố trực thuộc Trung ương và tạo nền tảng hình thành trung tâm kinh tế lớn trong tương lai gần. Việc sáp nhập không chỉ đơn giản là “hai cộng hai bằng bốn” mà phải là “hai cộng hai lớn hơn bốn”.
Cần Thơ- Hậu Giang-Sóc Trăng, Bến Tre-Trà Vinh-Vĩnh Long trở thành 2 tỉnh mới có thế “kiềng ba chân”, vững vàng bước vào kỷ nguyên phát triển, thịnh vượng. Nhân dân các tỉnh Bình Dương, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang sẽ trở thành người dân có biển, có núi rừng. Tây Ninh có cửa sông lớn nối ra biển. “Người vùng cao” Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng và “Người đồng bằng” Đồng Tháp, Đồng Nai, Vĩnh Long trở thành “Người dân có biển”.
Đối với Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư chỉ rõ, sau 50 năm, thành phố đã có những thành tựu rất đáng ghi nhận về phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân, nhưng để “Thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng” thì Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố phải nỗ lực nhiều hơn nữa, đoàn kết, thống nhất cao hơn nữa, quyết tâm chính trị mạnh hơn, năng động và sáng tạo hơn, chủ động nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, giữ vững ổn định chính trị-xã hội, xây dựng phát triển thành phố nhanh, bền vững với chất lượng và tốc độ cao hơn mức bình quân chung cả nước, giữ vai trò đô thị đặc biệt, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đóng góp ngày càng lớn trong khu vực và cả nước.
Thành phố Hồ Chí Minh mở rộng sẽ không chỉ bao gồm địa giới hiện nay và Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, mà còn gắn bó sâu sắc hơn với toàn bộ các tỉnh, thành phố Đồng Nai, Tây Ninh, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ, An Giang... để “ tái thiết kế chiến lược phát triển vùng”, phát huy tối đa lợi thế riêng biệt của từng địa phương, tạo nên một tổng thể mới vượt trội hơn.
Thành phố Hồ Chí Minh mới sẽ trở thành đầu tàu, động lực lan tỏa phát triển mạnh mẽ cho toàn vùng Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Nhưng đồng thời, chính sự tham gia, hợp tác, bổ sung nguồn lực từ các tỉnh, thành phố phía nam, với những thế mạnh về đất đai, lao động, công nghiệp, nông nghiệp, logistics, du lịch, văn hóa, cũng sẽ là nguồn lực thiết yếu, làm mạnh mẽ hơn sức bật và tầm vóc của Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là quá trình “cùng phát triển”, “cùng nâng tầm”, với mối quan hệ hỗ trợ, bổ sung lẫn nhau, cùng hướng tới mục tiêu chung là hình thành một cực tăng trưởng mới có sức cạnh tranh toàn cầu, thân thiện, bền vững và giàu bản sắc.

Tổng Bí thư Tô Lâm và các đại biểu. (Ảnh: TTXVN)
Tổng Bí thư nhấn mạnh, sứ mệnh mới của Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ là trở thành siêu đô thị quốc tế dẫn dắt khu vực, mà còn là trung tâm liên kết phát triển toàn diện giữa thành phố và vùng; trong đó, các tỉnh phía nam không chỉ “đồng hành”, mà còn chủ động đóng vai trò đối tác chiến lược, cùng kiến tạo không gian kinh tế, văn hóa, xã hội chung. Thành phố Hồ Chí Minh sẽ đóng vai trò hạt nhân, động lực lan tỏa cho sự phát triển toàn diện của vùng Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ, và rộng hơn nữa là Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.
Thành phố Hồ Chí Minh sẽ là trung tâm tài chính, thương mại, logistics, công nghiệp công nghệ cao và du lịch biển quy mô khu vực, đóng vai trò then chốt trong mạng lưới kinh tế và sáng tạo quốc gia và khu vực. Định hướng phát triển thành phố dựa trên nền tảng công nghệ số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thúc đẩy phát triển bền vững về môi trường, xây dựng một xã hội hài hòa, rộng mở, gắn kết và văn minh, tích hợp, kết tinh những giá trị tiên tiến nhất, tinh hoa nhất của châu Á và thế giới.
Quá trình sáp nhập tỉnh, Tổng Bí thư yêu cầu bảo đảm: phát huy nguồn nhân lực chất lượng cao từ tất cả các địa phương liên quan việc bố trí cán bộ; đồng bộ hóa quy hoạch không gian phát triển, xây dựng hệ thống hạ tầng liên thông, hiện đại và tích hợp, không chỉ trong phạm vi trong đơn vị hành chính mới mà còn kết nối hiệu quả với các tỉnh trong vùng; thống nhất hệ thống pháp lý và thủ tục hành chính, bảo đảm sự minh bạch, thuận tiện, hỗ trợ tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp; quản lý đất đai và tài sản công minh bạch và chuyên nghiệp.
Đặc biệt lưu ý các khu vực có tiềm năng phát triển lớn, nhằm tránh thất thoát, lãng phí, lợi ích nhóm; thực hiện lắng nghe, giải thích, đối thoại và đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp và các địa phương trong vùng, làm cho người dân hiểu đúng, tin tưởng, tự hào và tích cực tham gia vào quá trình cơ cấu đơn vị hành chính mới.
Sau sáp nhập tỉnh, hình thành không gian phát triển liên kết chặt chẽ, đồng bộ giữa các khu vực mới và cũ; đồng thời thiết lập các cơ chế phối hợp vùng để bảo đảm sự phát triển bền vững cho toàn khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ. Ngoài ra, cần điều chỉnh, tối ưu hóa ngân sách và các nguồn lực đầu tư, với nguyên tắc phân bổ hợp lý, hiệu quả cho phát triển hạ tầng giao thông liên vùng, dịch vụ công chất lượng cao; chăm lo an sinh xã hội toàn diện, ưu tiên giải quyết thu hẹp mức chênh lệch phát triển giữa các địa bàn, nhất là các khu vực mới sáp nhập và các địa khó khăn; bảo vệ nghiêm tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái, phát triển bền vững, hài hòa giữa kinh tế, xã hội và môi trường.
Bên cạnh đó, cần nâng cao chất lượng giáo dục, y tế, văn hóa-thể thao; bảo đảm tốt hơn an ninh xã hội; củng cố vững chắc quốc phòng, an ninh trật tự, bảo đảm ổn định chính trị-xã hội trong mọi tình huống; không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của các cấp ủy, tổ chức đảng; xây dựng hệ thống chính trị thực sự trong sạch, vững mạnh; tổ chức bộ máy chính quyền tinh gọn, hiệu quả, hiệu lực, hiện đại, thấm nhuần phương châm “của dân, do dân, vì dân”.
Nhân dịp này, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương trao Huy hiệu 45 năm tuổi Đảng tặng 3 đồng chí: Trần Trí Dũng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh; Thượng tướng Trần Đơn, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Quốc phòng; Nguyễn Nam Việt, Bí thư Tỉnh ủy Long An.

Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy ngày 23/7
Ngày 23/7, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức hội nghị để nghe báo cáo tiến độ xây dựng các văn kiện và công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030 và một số nội dung quan trọng khác. Dự hội nghị có các đồng chí: Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hoá; Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị với các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài
Chiều 22/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị với các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6 tháng cuối năm 2025, tạo đà tăng trưởng 2 con số giai đoạn tiếp theo. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Thanh Hóa có đồng chí Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng kiểm tra công tác ứng phó với thiên tai
Ngày 22/7, đoàn công tác của tỉnh do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng làm trưởng đoàn đã kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó với thiên tai do bão số 3 tại các xã: Thiết Ống, Đồng Lương. Cùng tham gia đoàn công tác có lãnh đạo các sở, ngành thành viên Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh.

Đảm bảo vận hành an toàn công trình thủy điện, hồ chứa
Sáng ngày 22/7, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi đã kiểm tra và chỉ đạo công tác ứng phó với mưa bão tại nhà máy thuỷ điện Cẩm Thuỷ 1, xã Cẩm Thạch và hồ Cống Khê, xã Ngọc Lặc. Cùng đi, có đại diện Ban chỉ huy bộ đội biên phòng, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thanh Hoá, Công an tỉnh, Sở Nông nghiệp và Môi trường, Sở Công thương.

Cần sớm khắc phục tình trạng gián đoạn cấp nước do ảnh hưởng của bão số 3
Do ảnh hưởng của mưa bão, tại khu vực Nhà máy nước Mật Sơn, Hàm Rồng, và các nhà máy thuộc Công ty CP Cấp nước Thanh Hoá bị ngập nước và mất điện, dẫn tới việc nước cấp cho nhiều khách hàng bị gián đoạn. Ngay trong chiều ngày 22/7, Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn đã làm việc với Công ty nước Thanh Hoá, chỉ đạo sớm có phương án khắc phục, cấp nưcos trở lại cho người dân.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lại Thế Nguyên kiểm tra công tác phòng chống lụt bão và ứng phó với thiên tai
Trong ngày 22/7, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lại Thế Nguyên đã đi kiểm tra công tác phòng chống lụt bão và ứng phó với thiên tai tại các xã: Kim Tân, Thạch Bình, Hà Long, Nga Sơn, Ba Đình và phường Hạc Thành.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác ứng phó bão số 3
Sáng ngày 22/7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã đi kiểm tra công tác ứng phó với bão số 3 và hoàn lưu sau bão tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá. Cùng đi có Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Nguyễn Hoàng Hiệp. Về phía tỉnh Thanh Hoá có các đồng chí: Nguyễn Doãn Anh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ; Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hoá.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm kiểm tra, chỉ đạo công tác di dân tại xã Trung Thành
Tiếp tục chỉ đạo phòng chống bão lũ tại khu vực các xã miền núi cao, sáng 22/7, đồng chí Mai Xuân Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã kiểm tra, chỉ đạo công tác di dân, ứng phó với bão số 3 tại xã Trung Thành.

Đảm bảo vận hành an toàn hồ Cống Khê
Ngay trong trưa 22/7, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi cùng các ngành, đơn vị Ban chỉ huy bộ đội biên phòng, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thanh Hoá, Công an, Nông nghiệp và Môi trường, Công thương đã kiểm tra và chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn hồ Cống Khê, xã Ngọc Lặc.

Vận hành an toàn hồ thuỷ điện Cẩm Thuỷ
Sáng ngày 22/7, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi đã kiểm tra công tác ứng phó với mưa bão tại nhà máy thuỷ điện Cẩm Thuỷ 1, xã Cẩm Thạch.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.