Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung xử lý dứt điểm các công trình, dự án chậm tiến độ, tồn đọng, kéo dài
Ngày 25/3, tại Hà Nội, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức Cuộc họp để thảo luận, cho ý kiến về kết quả thực hiện các kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm từ sau Phiên họp 27 của Ban Chỉ đạo đến nay.

Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực phát biểu
Trọng tâm là: Kết quả rà soát các công trình, dự án chậm tiến độ, kéo dài, hiệu quả thấp, gây thất thoát, lãng phí lớn; kết quả chỉ đạo xử lý một số vụ án, vụ việc theo Kết luận của Ban Chỉ đạo và Thường trực Ban Chỉ đạo; kết quả chỉ đạo xử lý những hạn chế, vướng mắc, bất cập về công tác giám định, định giá tài sản và công tác thu hồi tài sản liên quan đến các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo; kết quả rà soát các chủ trương, chính sách của Đảng về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực được ban hành từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay chưa được thể chế hóa.
Đáp ứng tốt hơn yêu cầu công tác xây dựng Đảng và phát triển kinh tế - xã hội
Tại cuộc họp, Thường trực Ban Chỉ đạo đánh giá, các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan chức năng đã có nhiều nỗ lực, cố gắng, phối hợp chặt chẽ, triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo. Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tiếp tục được triển khai quyết liệt, bài bản, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu công tác xây dựng Đảng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Từ sau Phiên họp 27 đến nay, các cơ quan tiến hành tố tụng cả nước đã khởi tố, điều tra 1.132 vụ/2.188 bị can, truy tố 1.201 vụ/2.373 bị can, xét xử sơ thẩm 756 vụ/1.672 bị cáo về các tội tham nhũng, kinh tế, chức vụ. Đối với các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo đã khởi tố mới 1 vụ án; khởi tố bổ sung 25 bị can trong 7 vụ án; kết luận điều tra 3 vụ án/76 bị can; kết luận điều tra bổ sung 1 vụ án/7 bị can; ban hành cáo trạng truy tố 4 vụ án/46 bị can; xét xử sơ thẩm 3 vụ án/40 bị cáo; xét xử phúc thẩm 3 vụ án/149 bị cáo. Nhất là, đã kết thúc điều tra vụ án xảy ra tại tập đoàn Phúc Sơn; ban hành cáo trạng truy tố các vụ án xảy ra tại tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Chè Việt Nam, tập đoàn Thái Dương; hoàn thành xét xử sơ thẩm, phúc thẩm một số vụ án trọng điểm theo đúng Kế hoạch của Ban Chỉ đạo, gồm: Vụ án xảy ra tại Dự án Sài Gòn - Đại Ninh (Lâm Đồng); Vụ án xảy ra tại Dự án khu đô thị du lịch biển Phan Thiết, phường Phú Thủy, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận; Vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam và các đơn vị liên quan; Vụ án xảy ra tại Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT), Bộ Thông tin và Truyền thông.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã hoàn thành kiểm tra, xử lý nghiêm tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên vi phạm liên quan đến các vụ án, vụ việc xảy ra tại Công ty AIC, tập đoàn Phúc Sơn, Thuận An theo kết luận của Ban Chỉ đạo. Qua kiểm tra, đã xử lý, kiến nghị xử lý kỷ luật 381 tổ chức đảng, 819 đảng viên; trong đó có 57 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý. Riêng từ đầu năm 2025 đến nay, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xử lý kỷ luật 4 cán bộ diện Trung ương quản lý.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương rà soát, xử lý các công trình, dự án kéo dài, có nguy cơ thất thoát, lãng phí. Đã rà soát, phân loại xử lý 1.315 dự án đầu tư công, đầu tư ngoài ngân sách, dự án PPP có khó khăn, vướng mắc. Khẩn trương chỉ đạo thanh tra, xử lý khó khăn, vướng mắc đối với Dự án đầu tư xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và cơ sở 2 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, phấn đấu đưa vào sử dụng trong năm 2025 theo Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo. Chỉ đạo xử lý khó khăn, vướng mắc, sớm đưa vào vận hành, sử dụng Dự án giải quyết ngập do triều khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và các dự án điện năng lượng tái tạo đã xây dựng nhưng chưa được kết nối, vận hành. Một số địa phương đã chủ động đưa một số vụ việc lãng phí vào diện Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực cấp tỉnh theo dõi, chỉ đạo để tập trung xử lý dứt điểm.
Cơ quan điều tra Bộ Công an và Công an các địa phương đã khởi tố, điều tra một số vụ án về lãng phí theo phương châm “xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”. Như: Vụ án “Nhận hối lộ; Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công ty TNHH Hoàng Dân và các đơn vị liên quan; Vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (VICEM) và các đơn vị liên quan;…).
Các cơ quan chức năng đã chủ động phối hợp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, trong công tác giám định, định giá tài sản, thu hồi tài sản tham nhũng. Đối với các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, từ sau Phiên họp 27 đến nay, các cơ quan chức năng đã hoàn thành 12 kết luận về giám định, định giá; các cơ quan thi hành án dân sự thu hồi được hơn 6.000 tỷ, nâng tổng số tiền thu hồi được từ khi thành lập Ban Chỉ đạo đến nay là 102.040 tỷ đồng.
Cấp ủy, tổ chức đảng đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện thể chế của Đảng, pháp luật Nhà nước, trọng tâm là thể chế, pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động của các cơ quan sau sắp xếp, tinh gọn. Rà soát, khắc phục những sở hở, bất cập, tháo gỡ được nhiều điểm nghẽn, nút thắt về thể chế, tạo động lực cho đổi mới, sáng tạo, phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành hơn 170 văn bản về xây dựng Đảng, hệ thống chính trị và phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Quốc hội, Chính phủ đã ban hành 69 luật, pháp lệnh, hơn 800 nghị quyết, nghị định về quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
Ưu tiên thu hồi tài sản tối đa cho Nhà nước

Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực phát biểu
Tại cuộc họp, Thường trực Ban Chỉ đạo nhấn mạnh, trong thời gian tới, Đảng, Nhà nước đang triển khai cùng lúc nhiều chủ trương, quyết sách quan trọng mang tính cách mạng để phát triển đất nước. Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực phải bám sát và phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của đất nước; tiếp tục triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, phải gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo cao nhất lợi ích quốc gia, dân tộc; ưu tiên thu hồi tài sản tối đa cho nhà nước, xử lý bằng kinh tế, dân sự, hành chính, cuối cùng mới là xử lý hình sự.
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, nhấn mạnh về một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu, đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực gắn với hoàn thành sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính các cấp của hệ thống chính trị; kiên quyết không để xảy ra tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Cấp ủy, người đứng đầu các cấp phải lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, tăng cường kiểm tra, giám sát, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng “chạy chọt”, “lợi ích nhóm”, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong công tác cán bộ và trong bố trí, sử dụng trụ sở, tài sản công của các cơ quan, đơn vị, địa phương khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính; chấn chỉnh tâm lý chờ đợi, trì hoãn giải quyết công việc, gây ách tắc, lãng phí thời gian, công sức, tiền bạc của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.
Đảng ủy Chính phủ chỉ đạo khẩn trương hoàn thành tổng rà soát tài sản công của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong toàn quốc để có phương án quản lý, bố trí, sử dụng sau sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính các cấp, đảm bảo hiệu quả, đúng mục đích, không để thất thoát, lãng phí, tham nhũng, tiêu cực. Hoàn thành xử lý ngay trong năm 2025 đối với các cơ sở nhà đất công không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả hoặc sử dụng sai mục đích.
Tổng Bí thư đề nghị, tập trung kiểm tra, thanh tra, điều tra, xử lý dứt điểm các vụ án, vụ việc tham nhũng, lãng phí, tiêu cực liên quan đến nhân sự đại hội đảng các cấp và Đại hội XIV của Đảng. Nhất là điều tra, xử lý dứt điểm các vụ án, vụ việc liên quan đến tập đoàn Thuận An, công ty AIC, Công ty Xuyên Việt Oil (giai đoạn II), dự án sân bay Nha Trang,… Phấn đấu từ nay đến hết năm 2025 kết thúc điều tra, truy tố, xét xử 21 vụ án, kết thúc xác minh xử lý 5 vụ việc theo Kế hoạch của Ban Chỉ đạo.
Tổng Bí thư nhấn mạnh phải tạo chuyển biến rõ nét hơn nữa trong công tác phòng, chống lãng phí, nhất là tập trung xử lý dứt điểm các công trình, dự án chậm tiến độ, tồn đọng, kéo dài, hiệu quả thấp, gây thất thoát, lãng phí lớn, góp phần huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% trong năm 2025 và hai con số trong các năm tiếp theo. Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục rà soát kỹ lưỡng; làm rõ nguyên nhân chậm tiến độ, tồn đọng kéo dài; đề xuất phương án xử lý và xác định rõ thẩm quyền xử lý đối với từng công trình, dự án, không để đùn đẩy trách nhiệm, sớm đưa công trình, dự án vào khai thác, sử dụng; hoàn thành phương án xử lý trước 30/6/2025.
Ban hành Kết luận thanh tra (trước ngày 31/3/2025) và chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đưa cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và cơ sở 2 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tại tỉnh Hà Nam vào sử dụng trước ngày 31/12/2025; tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, sớm đưa vào khai thác, sử dụng các dự án điện năng lượng tái tạo và dự án giải quyết ngập do triều khu vực Thành phố Hồ Chí Minh; tiến hành thanh tra, kiểm toán chuyên đề tại một số địa phương có nhiều dự án, công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước, tồn đọng kéo dài, nguy cơ thất thoát, lãng phí lớn; hoàn thành thanh tra chuyên đề về phòng, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng các cơ sở nhà đất do các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước quản lý trong năm 2025.
Tổng Bí thư yêu cầu, tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực của Nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng, bổ sung, hoàn thiện phương hướng thực hiện trong Nhiệm kỳ Đại hội XIV của Đảng. Trước mắt, khẩn trương hoàn thành việc rà soát và trong năm 2025 phải thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực đã được đề cập tại Đại hội XIII của Đảng.
Tổng Bí thư nhấn mạnh, tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Trọng tâm là thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện theo Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị. Cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính trên cơ sở chuyển đổi số và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), đổi mới phương thức quản trị, điều hành, tăng cường công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình, hạn chế tiếp xúc, trị dứt điểm căn bệnh nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp, đồng thời tiết giảm chi phí tuân thủ, nâng cao năng suất lao động. Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt để kiểm soát hiệu quả tài sản, thu nhập. Triển khai thực hiện sâu rộng, thực chất các nhiệm vụ, giải pháp về giáo dục cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; hình thành văn hóa liêm chính, không tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, trở thành việc làm tự giác, tự nguyện, “như cơm ăn, nước uống, áo mặc hàng ngày” trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Tổng Bí thư đề nghị làm tốt công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong xã hội về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, gắn với các mục tiêu phát triển đất nước. Công tác tuyên truyền cần đa dạng và đi vào chiều sâu để làm thay đổi nhận thức, cảnh báo vi phạm và khuyến khích sự tham gia của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; đồng thời tăng cường đấu tranh, phản bác các quan điểm, luận điệu sai trái, thù địch, lợi dụng phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực để gây chia rẽ nội bộ, chống phá Đảng, Nhà nước, nhất là trong thời điểm tổ chức Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng.
Cũng tại cuộc họp này, Thường trực Ban Chỉ đạo thống nhất đưa một số vụ án, vụ việc có dấu hiệu lãng phí vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, gồm: Vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” liên quan đến sai phạm tại Dự án Tòa nhà Trung tâm điều hành và giao dịch thương mại, Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (VCEM); Dự án Thủy điện Hồi Xuân, tỉnh Thanh Hóa; Dự án xây dựng trụ sở Bộ Ngoại giao; Tiểu dự án 2 (Lim - Phả Lại), thuộc dự án tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân.

Chủ tịch UBND tỉnh chúc mừng Lễ Phật đản 2025
Nhân dịp Lễ Phật đản Phật lịch 2569 – Dương lịch 2025, sáng 25/4, đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, đã đến thăm, chúc mừng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa tại Chùa Đại Bi, thành phố Thanh Hoá.

Lãnh đạo tỉnh gặp mặt và chúc mừng Lễ Phật đản 2025
Chiều 25/4, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức gặp mặt các chức sắc thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hoá nhân dịp lễ Phật đản Phật lịch 2569 – Dương lịch 2025.

Quyết tâm hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh trước 31/10/2025
Chiều 25/4, Ban chỉ đạo cấp tỉnh thực hiện cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá trong 2 năm 2024 - 2025 đã tổ chức giao ban, đánh giá tiến độ thực hiện cuộc vận động, triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Các đồng chí: Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban chỉ đạo; Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Thanh Hóa, Phó trưởng Ban chỉ đạo; Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Kỳ họp thứ 28, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Sáng 25/4, dưới sự chủ trì của đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa và các Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Kỳ họp thứ 28, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã được tổ chức để thảo luận, thông qua Nghị quyết về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh và một số nội dung quan trọng khác.

Giao lưu hữu nghị Việt - Lào: 'Tình sâu hơn nước Hồng Hà - Cửu Long'
Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Lào, sáng 25/4, Chủ tịch nước Lương Cường và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã dự chương trình Giao lưu hữu nghị với chủ đề "Việt - Lào hai nước chúng ta, tình sâu hơn nước Hồng Hà - Cửu Long", được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị quốc gia ở Thủ đô Vientiane. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên Đài Truyền hình quốc gia Lào.

Khai mạc Lễ hội du lịch biển "Nghi Sơn biển ngọc - Khát vọng vươn xa"
Tối ngày 24/4, tại Khu Du lịch biển Hải Hòa, UBND thị xã Nghi Sơn tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch biển năm 2025 với chủ đề "Nghi Sơn biển ngọc - Khát vọng vươn xa".

Mường Lát: Khai mạc lớp bồi dưỡng kiến thức xây dựng Đảng năm 2025
Sáng ngày 24/4, huyện Mường Lát đã tổ chức khai mạc lớp bồi dưỡng kiến thức xây dựng Đảng cho các bí thư chi bộ, cấp ủy viên và nguồn cấp ủy viên của xã Tam Chung, Mường Lý và Trung Lý.

Hội thảo giải pháp chuyển đổi số của các tổ chức sản xuất sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Thanh Hoá
Sáng ngày 24/4, UBND tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức hội thảo “Giải pháp chuyển đổi số của các tổ chức sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang và Phó Giáo sư, Tiến sĩ Tô Thế Nguyên, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đồng chủ trì hội thảo.

Văn học Nghệ thuật Thanh Hóa trong 50 năm đồng hành và phát triển cùng đất nước (1975 - 2025)
Sáng ngày 24/4, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức tọa đàm khoa học“Thành tựu của văn học nghệ thuật Thanh Hóa trong hành trình 50 năm đồng hành và phát triển cùng đất nước (1975 - 2025)”.

Tạo xung lực mới trong toàn xã hội về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Sáng 24/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương dự Lễ phát động phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”. Cùng dự có lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.