Tổng thống Đức kêu gọi phân bổ công bằng người di cư trong EU
Để hạn chế số lượng người đến châu Âu, Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier ngày 20/9, đã kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) cần phân bổ công bằng người di cư tại các quốc gia trong liên minh. Động thái diễn ra trong bối cảnh, quốc gia Tây Âu này cũng đang gặp khó khăn trong việc tiếp nhận thêm người di cư.

Tổng thống Đức Steinmeier cho biết: "Đức, cũng giống như Italy, đang ở mức giới hạn năng lực của mình" đồng thời chỉ ra rằng Đức nhận được 1/3 tổng số đơn xin tị nạn trong số các nước EU trong nửa đầu năm nay. Để hạn chế số lượng người đến châu Âu, nhà lãnh đạo Đức cho rằng cần phải "kiểm soát và giám sát chặt chẽ hơn ở biên giới vành ngoài EU. Ông Steinmeier thừa nhận rằng, cả Đức và Italy đều "mang gánh nặng" người di cư, ông kêu gọi "phân bổ công bằng" gánh nặng này ở châu Âu. Ông Steinmeier cũng kêu gọi Chính phủ Italy và Đức đàm phán một thỏa thuận giải quyết tranh cãi hiện tại của hai nước liên quan đến việc phân bổ người di cư.
Tuần trước, Chính phủ Đức đã thông báo kế hoạch nối lại việc tiếp nhận người tị nạn từ Italy, chỉ vài ngày sau khi Berlin tạm đình chỉ hoạt động này. Động thái trên diễn ra trong bối cảnh mỗi ngày đang có hàng nghìn người tị nạn tới đảo Lampedusa của Italy.
Trước đó, Đức đã tạm đình chỉ quy trình tiếp nhận tự động người tị nạn do Italy không tuân thủ các thủ tục theo Hiệp ước Dublin của Liên minh châu Âu (EU), trong đó quy định người xin tị nạn phải nộp đăng ký tại quốc gia EU đầu tiên mà họ nhập cảnh. Các trường hợp có ý định đăng ký tị nạn ở một quốc gia khác đều có thể bị đưa trở lại nước đầu tiên tiếp nhận.
Theo chương trình tự nguyện tiếp nhận người tị nạn nhằm thể hiện tình đoàn kết của EU, Đức cam kết tiếp nhận 3.500 người tị nạn từ các quốc gia đặc biệt gặp khó khăn ở biên giới phía Nam châu Âu, trong đó có Italy. Cho đến nay, khoảng 1.700 trường hợp (trong đó có trên 1.000 trường hợp từ Italy) đã được Đức tiếp nhận thông qua cái gọi là "cơ chế đoàn kết tự nguyện" của châu Âu để người di cư có thể hoàn tất thủ tục đăng ký tị nạn ở Đức. Hiện Chính phủ Đức đang mâu thuẫn về chính sách di cư, một số chính trị gia Đức gần đây đã đề xuất mức trần về số lượng người di cư và người xin tị nạn hàng năm. Trong khi đó, Chính phủ Đức lại đang tìm cách thu hút người di cư để tạo ra khoảng 2 triệu việc làm.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ cảnh báo nguy cơ chạm trần nợ vào tháng 8
Ngày 10/5, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cảnh báo, “khả năng đáng kể” nước này sẽ không còn khả năng thanh toán các nghĩa vụ tài chính vào tháng 8 tới, theo đó kêu gọi Quốc hội sớm hành động để ngăn ngừa nguy cơ vỡ nợ.

Các cuộc không kích của RSF khiến ít nhất 33 Sudan thiệt mạng
Ít nhất 33 người đã thiệt mạng ở Sudan -trong các cuộc tấn công do Lực lượng Hỗ trợ nhanh (RSF) thực hiện, lực lượng đã giao tranh với quân đội Sudan kể từ tháng 4/2023.

Hãng Google bị kiện tại Italy với cáo buộc lạm dụng vị thế thống lĩnh thị trường
Tập đoàn Moltiply của Italia mới đây đã đệ đơn kiện hãng Google lên tòa án Milan, yêu cầu bồi thường 2,97 tỷ euro (tương đương 3,34 tỷ USD) với cáo buộc lạm dụng vị thế thống lĩnh thị trường trong lĩnh vực tìm kiếm trực tuyến. Vụ kiện này diễn ra trong bối cảnh, Google đang đối mặt với nhiều thách thức pháp lý tại Châu Âu, bao gồm các cuộc điều tra về hành vi độc quyền trong lĩnh vực quảng cáo kỹ thuật số và việc tuân thủ Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số (DMA) mới của Liên minh châu Âu EU.

Boston Dynamics ra mắt robot hình người Atlas thế hệ mới có khả năng quay phim chuyên nghiệp
Trong bối cảnh việc ứng dụng robot đang ngày càng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau, kể cả trong lĩnh vực phim ảnh, nhà sản xuất robot Boston Dynamics của Mỹ cùng các đối tác mới đây đã chế tạo thành công robot hình người thế hệ mới được tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) có thể đảm trách vai trò quay phim giống như con người.

Tổng thống Mỹ đánh giá tích cực về cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung tại Thụy Sĩ
Ngày 11/5, các quan chức cấp cao của Mỹ và Trung Quốc đã tiếp tục ngày đàm phán thứ 2 tại Geneva, Thụy Sỹ với mục tiêu làm dịu cuộc chiến thương mại đang đe dọa nền kinh tế toàn cầu. Sau ngày đàm phán thứ nhất, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lên tiếng hoan nghênh và đánh giá rằng, hai bên đã đạt được một sự khởi đầu lại hoàn toàn theo cách thân thiện và mang tính xây dựng.

Ấn Độ và Pakistan tái xung đột sau thỏa thuận ngừng bắn
Ấn Độ và Pakistan ngày 10/5 đã đạt được thỏa thuận ngừng bắn sau nhiều ngày giao tranh căng thẳng, nhưng chỉ vài giờ sau, hai bên lại cáo buộc lẫn nhau vi phạm hiệp định. Sự việc đã làm dấy lên lo ngại về tính bền vững của thỏa thuận giữa hai quốc gia láng giềng Nam Á này.

Nga thực hiện lệnh ngừng bắn 72 giờ nhân dịp Ngày Chiến thắng
Ngày 7/5, Điện Kremlin cho biết, lệnh ngừng bắn kéo dài 72 giờ do Tổng thống Nga Vladimir Putin đề xuất vẫn có hiệu lực như dự kiến, tức bắt đầu từ 0 giờ ngày 8-5 (giờ Moscow). Lệnh ngừng bắn được đưa ra trong bối cảnh Nga tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.

Tổng thống Mỹ tuyên bố không nhượng bộ trong chính sách áp thuế cao với hàng hóa Trung Quốc
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 7/5 tuyên bố không nhượng bộ trong chính sách áp thuế cao đối với hàng hóa Trung Quốc, trong bối cảnh các cuộc đàm phán thương mại giữa 2 nước sắp diễn ra tại Thụy Sĩ.

Hàn Quốc: Triều Tiên phóng nhiều tên lửa đạn đạo tầm ngắn ra biển Nhật Bản
Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân (JCS) Hàn Quốc cho biết Triều Tiên ngày 8/5 đã phóng nhiều tên lửa đạn đạo tầm ngắn ra vùng biển phía Đông. Đây là vụ thử tên lửa đạn đạo đầu tiên của Triều Tiên kể từ tháng 3 vừa qua và là vụ phóng tên lửa đạn đạo thứ 2 của nước này kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào tháng 1 năm nay.

Lễ hội mùa xuân Seihakusai tại Nhật Bản
Thành phố Nanao thuộc tỉnh Ishikawa của Nhật Bản mới đây đã tưng bừng tổ chức Lễ hội Seihakusai, một trong những lễ hội mùa xuân đặc sắc nhất của đất nước mặt trời mọc nhằm cầu mong mùa màng bội thu và cuộc sống an lành.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.