Tổng thống Trump tiếp tục hoãn ký sắc lệnh di trú mới
Tổng thống Donald Trump ngày 1/3 tiếp tục trì hoãn việc ban hành sắc lệnh di trú mới, thay thế lệnh cấm nhập cư gây tranh cãi hồi tháng 1. Kế hoạch này dự kiến sẽ được lùi lại sau một vài ngày tới.
Theo kế hoạch ban đầu, Tổng thống Trump sẽ ký sắc lệnh hành pháp về người nhập cư và tị nạn trong ngày hôm qua 1/3 sau khi ông có bài phát biểu đầu tiên tại Quốc hội Mỹ. Tuy nhiên, sắc lệnh mà công chúng Mỹ đang chờ đợi này rốt cục vẫn chưa được công bố dù trước đó, ông Trump đã từng hoãn kế hoạch công bố một lần.
Một quan chức Nhà Trắng nói vớiCNNrằng chính quyền của Tổng thống Trump muốn sắc lệnh di trú mới phải thực sự “ghi điểm” trong mắt công chúng sau khi được ban hành. Trong khi đó, một số nguồn tin khác cho rằng đội ngũ của Tổng thống Trump không muốn sắc lệnh di trú mới được đưa ra vào thời điểm ông chủ Nhà Trắng vừa kết thúc bài phát biểu đầu tiên được cho là thành công tại Quốc hội. Thay vào đó, chính quyền của tân tổng thống muốn tiếp tục kéo dài dư âm của những phản ứng tích cực từ phía công chúng sau bài phát biểu của ông Trump.
Cùng ngày, Phó Tổng thống Mike Pence tiết lộ với kênhCBSrằng ông Trump sẽ ký lệnh cấm nhập cư mới “trong một vài ngày tới” để thay thế sắc lệnh di trú gây tranh cãi đầu tiên được ban hành hôm 27/1.
“Chúng tôi đang xem xét cả phán quyết của Tòa phúc thẩm Khu vực số 9 lẫn một số vấn đề khác. Trong vài ngày tới, chúng tôi sẽ công bố sắc lệnh mới”, ông Pence nói trong chương trình “CBS This Morning”.
Phó Tổng thống Pence từ chối tiết lộ thông tin xung quanh sắc lệnh di trú mới, cũng không nói rõ rằng chính quyền của Tổng thống Trump có bổ sung thêm bất kỳ quốc gia nào hay giới hạn nào trong lệnh cấm mới hay không.
“Tôi không muốn nói trước điều gì. Tôi biết nhiều cơ quan đang vào cuộc để hoàn thiện sắc lệnh hành pháp mới và sắc lệnh này sẽ được công bố trong vài ngày tới”, ông Pence nói, đồng thời nhận định rằng việc ban hành một lệnh cấm nhập cư mới là vấn đề cấp thiết để bảo vệ an ninh của nước Mỹ.
Trước khi bị tòa án liên bang đình chỉ hồi tháng trước, sắc lệnh di trú đầu tiên do Tổng thống Trump đã yêu cầu tạm dừng các chương trình tiếp nhận người tị nạn vào Mỹ trong vòng 120 ngày, đồng thời cấm công dân của 7 quốc gia có đông dân Hồi giáo gồm Iraq, Syria, Iran, Libya, Somalia, Sudan và Yemen vào Mỹ trong vòng 90 ngày. Sau khi ra đời, sắc lệnh này đã vấp phải sự chỉ trích dữ dội của một bộ phận công chúng Mỹ, giới tư pháp cũng như các công dân nước ngoài đang có ý định nhập cảnh vào Mỹ song bị cản trở bởi lệnh cấm của ông Trump.
Thành Đạt/Dân trí
Tổng hợp
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Giải báo chí Pulitzer 2025: New York Times và New Yorker dẫn đầu với 7 giải thưởng
Những câu chuyện sắc bén phản ánh các vấn đề nóng của xã hội, từ cuộc khủng hoảng fentanyl gây nhức nhối, những góc khuất trong hoạt động của quân đội Mỹ và vụ ám sát hụt Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa hai tờ báo New York Times và The New Yorker lên vị trí dẫn đầu tại giải báo chí Pulitzer năm 2025.

Ngân hàng Trung ương Thái Lan tiếp tục hạ lãi suất để ứng phó
Ngày 30/4, Ngân hàng Trung ương Thái Lan đã quyết định cắt giảm lãi suất chính sách thêm 0,25 điểm phần trăm, đưa mức lãi suất xuống còn 1,75%, mức thấp nhất trong hai năm qua. Đây là lần giảm thứ hai liên tiếp kể từ tháng 2, nhằm hỗ trợ nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại và đối mặt với áp lực từ các biện pháp thuế quan mới của Mỹ.

Hamas: Israel sẽ đối mặt với một số áp lực để đạt thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza
Phong trào Hồi giáo Hamas ngày 30/4 cho biết, Israel sẽ phải đối mặt với một số áp lực để đạt được thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza. Thông tin này được đưa ra trước thềm chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Donald Trump đến vùng Vịnh trong hai tuần tới.

Hội chợ Sách Quốc tế Rabat, Ma-rốc lần thứ 30: Nơi hội tụ văn hóa toàn cầu và đổi mới xuất bản
Mới đây, Hội chợ Sách và Xuất bản Quốc tế Rabat lần thứ 30 đã diễn ra tại thủ đô Rabat của Ma-rốc, thu hút đông đảo các nhà xuất bản và khách tham quan, góp phần khơi dậy niềm đam mê đọc sách, đặc biệt là đối với các tác phẩm văn học.

Nga - Triều Tiên xây cầu đường bộ nối liền hai nước
Nga và Triều Tiên ngày 30/4 đã bắt đầu xây dựng một cây cầu đường bộ giữa hai nước bắc qua sông Tumen. Sông Tumen là biên giới tự nhiên Nga - Triều Tiên. Việc xây dựng cầu đường bộ mới đánh dấu bước đi quan trọng trong nỗ lực củng cố, tăng cường quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước. Được biết, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin và người đồng cấp Triều Tiên Pak Thae-song tham dự sự kiện qua hình thức trực tuyến.

Tổng thống Trump : Mỹ có khả năng đạt thỏa thuận thương mại với Ấn Độ, Hàn Quốc và Nhật Bản
Phát biểu tại một buổi gặp gỡ cử tri được truyền hình trên kênh NewsNation ngày 30/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Mỹ có "khả năng" đạt thỏa thuận thương mại với Ấn Độ, Hàn Quốc và Nhật Bản khi ông chủ Nhà Trắng đang sử dụng chính sách thuế quan để đàm phán thỏa thuận thương mại với các nước.

16 nước EU đề nghị cho phép tăng đầu tư quốc phòng vượt giới hạn ngân sách chung
Hơn một nửa số quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đang đề nghị kích hoạt một điều khoản khẩn cấp nhằm cho phép tăng đầu tư quốc phòng vượt mức giới hạn ngân sách chung, trong bối cảnh các nước đẩy mạnh tái vũ trang trước những thách thức an ninh ngày càng gia tăng.

Xung đột Hamas - Israel: Cơ quan cứu trợ LHQ lên án Israel phong tỏa Gaza
Ngày 29/4, Cơ quan cứu trợ và việc làm của Liên hợp quốc cho người tị nạn Palestine (UNRWA) đã lên án động thái phong tỏa kéo dài 2 tháng qua của Israel đối với Dải Gaza, khiến nhiều gia đình tại dải đất hẹp ven Địa Trung Hải này lâm vào cảnh khốn khó.

Nga kêu gọi thiết lập một cấu trúc an ninh mới trên thế giới
Ngày 29/4, phát biểu tại diễn đàn quốc tế “Di sản vĩ đại - tương lai chung” tổ chức ở Nga, nhân kỷ niệm 80 năm ngày chiến thắng phát xít (9/5/1945-9/5/2025), Tổng thống Vladimir Putin đã kêu gọi các nước thiết lập một cấu trúc an ninh mới trên thế giới.

Truyền thông quốc tế đồng loạt đưa tin về lễ kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam 30/4 tại Việt Nam
Ngày 30/4, hàng loạt hãng thông tấn và báo chí quốc tế đã đưa tin đậm nét về lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của Việt Nam. Sự kiện trọng đại này được tổ chức long trọng tại TP. Hồ Chí Minh và được truyền hình trực tiếp trên cả nước, thu hút sự quan tâm của nhân dân trong nước cũng như cộng đồng quốc tế. Tròn nửa thế kỷ sau chiến thắng vang dội của chiến dịch Hồ Chí Minh, thế giới hôm nay tiếp tục dõi theo một Việt Nam đổi mới, phát triển và hội nhập – nhưng vẫn không quên những trang sử bi tráng đã làm nên bản sắc kiên cường của dân tộc.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.