ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3

(Chinhphu.vn) - Chiều 3/4 tại Hà Nội, sau phiên họp Chính phủ thường kỳ sáng cùng ngày, Văn phòng Chính phủ tổ chức buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024.

03/04/2024 17:34
 Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3- Ảnh 1.

Buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Buổi họp báo do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ chủ trì.

Cùng dự có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan liên quan cùng đông đảo phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí-thông tấn Trung ương và địa phương.

Thông tin về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3, Người phát ngôn của Chính phủ cho biết:

Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương diễn ra hôm nay (ngày 3/4) dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhằm đánh giá tình hình KTXH tháng 3 và quý I năm 2024; tình hình thực hiện 3 CTMTQG; giải ngân vốn đầu tư công cùng một số nội dung quan trọng khác; đề ra các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá trong thời gian tới.

Quý I năm 2024, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường; bất ổn chính trị ở một số khu vực leo thang; kinh tế thế giới dự báo tăng trưởng chậm lại... Ở trong nước, thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen nhưng khó khăn thách thức nhiều hơn.

Trong bối cảnh đó, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt, linh hoạt các nhiệm vụ, giải pháp theo các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, trong đó tập trung chỉ đạo tổ chức đón Tết Nguyên đán vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, nghĩa tình, không để ai không có Tết; đẩy mạnh công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, tổ chức nhiều Hội nghị quan trọng với cộng đồng doanh nghiệp, chuyên gia, nhà khoa học, tổ chức quốc tế; triển khai hiệu quả nhiều hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế...

Thảo luận tại Phiên họp, lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương thống nhất nhận định: tình hình KTXH tháng 3/2024 tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực; kết quả tháng 3 tốt hơn tháng 1 và tháng 2; tính chung Quý I, hầu hết các lĩnh vực đạt kết quả tốt hơn so với cùng kỳ năm 2023. Nổi bật là:

Tăng trưởng GDP quý I đạt 5,66%, cao hơn cùng kỳ từ 2020 đến nay (GDP quý I năm 2020 -2023 tăng lần lượt là 3,21%; 4,85%; 5,12%; 3,41%). Trong đó cả 3 khu vực đều phát triển tốt (nông nghiệp tăng 2,98%; công nghiệp và xây dựng tăng 6,28%; dịch vụ tăng 6,12%).

Một số địa phương có ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng cao so với cùng kỳ (Quảng Ninh tăng 39,9%; Phú Thọ tăng 27,7%; Bắc Giang tăng 24%; Thanh Hoá tăng 18,6%; Hà Nam tăng 17,9%; Ninh Thuận tăng 17,4%; Tây Ninh tăng 14,4%; Hải Dương tăng 12,8%).

Kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm (xuất đủ nhập-xuất siêu 8,08 tỷ USD; làm đủ ăn-xuất khẩu trên 2 triệu tấn gạo, trị giá 1,37 tỷ USD; an ninh năng lượng, lương thực, cung cầu lao động được bảo đảm).

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân quý I tăng 3,77%, dưới ngưỡng Quốc hội giao (4-4,5%) và thấp hơn cùng kỳ (4,18%). Tỷ giá được điều hành chủ động, linh hoạt; mặt bằng lãi suất tiếp tục xu hướng giảm.

Xuất khẩu tiếp tục tăng cao, xuất siêu lớn, góp phần bảo đảm cán cân thanh toán. Kim ngạch XNK tháng 3 đạt 65 tỷ USD, tăng 35,6% so với tháng trước và 12% so với cùng kỳ; tính chung quý I đạt 178 tỷ USD, tăng 15,5%, xuất siêu 8,08 tỷ USD.

Các lĩnh vực dịch vụ, du lịch phục hồi mạnh. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 3 tăng 9,2% so với cùng kỳ; tính chung quý I tăng 8,2%. Số lượt khách quốc tế tháng 3 đạt gần 1,6 triệu lượt, tăng 78,6% so với cùng kỳ; tính chung quý I đạt trên 4,6 triệu lượt, tăng 72% và tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2019 (năm trước khi xảy ra dịch COVID-19).

Tình hình tài chính – NSNN tiếp tục được cải thiện rõ nét. Thu NSNN quý I đạt 31,7% dự toán năm, tăng 9,8% so với cùng kỳ. Nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia và bội chi NSNN được kiểm soát tốt, thấp hơn nhiều so với giới hạn quy định.

Đầu tư phát triển tiếp tục đạt kết quả tích cực, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Giải ngân vốn đầu tư công đạt 13,67% kế hoạch năm, cao hơn cùng kỳ (10,35%). Thu hút đầu tư FDI đạt 6,17 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ; vốn FDI thực hiện đạt 4,63 tỷ USD, tăng 7,1% và cao nhất trong 5 năm qua.

Phát triển DN tiếp tục tăng với xu hướng tích cực. Tháng 3/2024 có 14,1 nghìn DN đăng ký thành lập mới, tăng 64,3% so với tháng 2; tính chung quý I có 36,2 nghìn DN đăng ký thành lập mới, tăng 6,9% và 23,6 nghìn DN quay trở lại hoạt động, tăng 2,4% so với cùng kỳ.

Các lĩnh vực văn hóa, xã hội được chú trọng; an sinh xã hội được bảo đảm; đời sống nhân dân được cải thiện. Trong quý I có 93,6% số hộ gia đình được đánh giá có thu nhập ổn định hoặc cao hơn cùng kỳ. Công tác chăm sóc các đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo, người có công với cách mạng… được tổ chức tốt (Theo báo cáo từ các địa phương, tổng số tiền hỗ trợ cho các đối tượng nêu trên trong Quý I là gần 20 nghìn tỷ đồng và hơn 17,7 nghìn tấn gạo).

Cải cách hành chính được chú trọng, nhất là cắt giảm, đơn giản hoá thủ tục hành chính; đưa ra truy tố, xét xử nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng lớn, góp phần củng cố niềm tin trong Nhân dân.

Chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng - an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh. Uy tín và vị thế đất nước tiếp tục được nâng lên.

Nhiều tổ chức, chuyên gia quốc tế tiếp tục đánh giá cao kết quả và triển vọng của kinh tế Việt Nam (ADB dự báo năm 2024 Việt Nam tăng trưởng 6%, Ngân hàng HSBC dự báo tăng 6,3%; Ngân hàng Standard Chartered dự báo tăng 6,7%; S&P dự báo tăng 6,8%; Chỉ số phát triển con người (HDI) tăng 8 bậc…).

Bên cạnh khẳng định những kết quả đạt được là cơ bản, nước ta vẫn còn những tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức cần tập trung ứng phó, xử lý, khắc phục, trong đó nổi lên là: (1) Sức ép chỉ đạo điều hành kinh tế vĩ mô, nhất là lạm phát, lãi suất, tỷ giá còn cao (trong đó lưu ý tỷ giá đồng USD với đồng Việt Nam và chênh lệch về giá vàng trong nước và nước ngoài có xu hướng tăng); (2) Một số ngành sản xuất công nghiệp phục hồi chậm, các lĩnh vực dịch vụ ăn uống, giải trí chưa phục hồi rõ nét; (3) Hoạt động SXKD trong một số lĩnh vực còn khó khăn, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường còn cao; (4) Vốn đầu tư công chưa được phân bổ hết, vẫn còn nguy cơ thiếu cát san lấp nền cho các dự án giao thông, các công trình trọng điểm; (5) Trật tự an toàn xã hội ở một số địa bàn và tình hình tội phạm, nhất là tội phạm công nghệ cao, tôi phạm lừa đảo qua mạng còn diễn biến phức tạp…

 Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3- Ảnh 2.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ cung cấp thông tin tới báo chí - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Kết luận phiên họp, trên cở sở phân tích nguyên nhân, bài học kinh nghiệm được đúc kết và phân tích tình hình quốc tế, khu vực, trong nước thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ nêu quan điểm chỉ đạo điều hành và đề nghị các bộ, ngành, địa phương thực hiện cao nhất, tốt nhất, phấn đấu đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024, nhất là chỉ tiêu về tăng trưởng với tinh thần "Năm quyết tâm", "Năm bảo đảm" và "Năm đẩy mạnh". Cụ thể:

- "Năm quyết tâm" là:

(1) Quyết tâm khắc phục mọi khó khăn, vượt qua mọi thách thức.

(2) Quyết tâm thực hiện, không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm; không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác với phương châm "thắng không kiêu, bại không nản".

(3) Quyết tâm bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung; đồng thời đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

(4) Quyết tâm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tăng cường phân cấp, phân quyền, cắt giảm thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ cho người dân và doanh nghiệp.

(5) Quyết tâm nỗ lực phấn đấu cao nhất để đạt kết quả tốt nhất trong năm 2024, nhất là thúc đẩy các động lực tăng trưởng.

- Thực hiện tốt "5 Bảo đảm" là:

(1) Bảo đảm thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp theo Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Lãnh đạo chủ chốt, Quốc hội, Chính phủ.

(2) Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế và kiểm soát lạm phát, tạo nền tảng và điều kiện thuận lợi phát triển KTXH nhanh và bền vững.

(3) Bảo đảm phát triển lành mạnh, công khai, minh bạch các loại thị trường.

(4) Bảo đảm đầy đủ điều kiện để triển khai chế độ tiền lương mới từ ngày 1/7/2024.

(5) Bảo đảm ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, an sinh xã hội, an ninh, an toàn, an dân; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ.

- Tập trung thực hiện "Năm đẩy mạnh" là:

(1) Đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế trên các ngành, lĩnh vực chủ yếu;

(2) Đẩy mạnh huy động mọi nguồn lực để thúc đẩy sản xuất, tạo công ăn việc làm, tạo sinh kế cho người dân, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế;

(3) Đẩy mạnh 03 đột phá chiến lược;

(4) Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế, củng cố và nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Khẩn trương cụ thể hóa, khai thác có hiệu quả các điều ước quốc tế, thỏa thuận của Lãnh đạo cấp cao.

(5) Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp từ Trung ương đến tất cả các địa phương.

Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, trong đó:

- Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; phối hợp đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách khác.

- Bảo đảm cung ứng đủ vốn tín dụng phục vụ nền kinh tế; giám sát chặt chẽ tình hình nợ xấu, bảo đảm an toàn hệ thống.

- Tiếp tục có biện pháp để giảm mặt bằng lãi suất cho vay.

- Nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu; năng lực, hiệu quả hoạt động, sự ổn định, an toàn của hệ thống ngân hàng.

- Giữ vững ổn định thị trường ngoại tệ, thị trường vàng. Phấn đấu tiếp tục tăng dự trữ ngoại hối nhà nước.

- Phấn đấu quyết liệt tăng thu, tiết kiệm chi NSNN. Tập trung triển khai sử dụng hóa đơn điện tử, nhất là các hoạt động kinh doanh ăn uống, dịch vụ, bán lẻ xăng dầu. Tạo chuyển biến rõ nét trong việc chống thất thu, nợ đọng thuế (phấn đấu giảm nợ đọng còn 3-4%).

- Khẩn trương nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền xem xét ban hành quy định gia hạn thuế, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước; ban hành theo thẩm quyền chính sách giảm phí, lệ phí năm 2024.

- Thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian sớm nhất.

- Đẩy nhanh tiến độ và thực hiện hiệu quả Kế hoạch triển khai các quy hoạch cấp quốc gia, cấp vùng, tỉnh nhằm tạo động lực mới, thúc đẩy tăng trưởng. Triển khai kế hoạch thực hiện quy hoạch điện VIII; sớm ban hành cơ chế mua bán điện trực tiếp, cơ chế tự cung, tự sản, tự tiêu; đảm bảo cung ứng đủ điện, xăng dầu cho sản xuất và tiêu dùng, dứt khoát không để thiếu điện.

- Tăng cường quản lý giá cả, thị trường; kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng.

- Thúc đẩy chuyển dịch kinh tế trên tất cả các lĩnh vực theo hướng chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ và các ngành, lĩnh vực mới nổi (chíp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, hydrogen…). Đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia; triển khai có hiệu quả Đề án 06 và Trung tâm dữ liệu quốc gia.

- Thực hiện nghiêm việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030 theo các Kết luận, Nghị quyết của Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ.

- Về hoàn thiện thể chế: Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan; bảo đảm chất lượng, tiến độ các đề án, nội dung trình Trung ương tại Kỳ họp thứ 9 và Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 sắp tới. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở.... (phấn đấu hoàn thành trong tháng 4/2024). Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị định số 114/2021/NĐ-CP về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài để giảm thủ tục, thúc đẩy giải ngân vốn ODA.

+ Đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh không cần thiết, không phù hợp với thực tiễn, khả năng áp dụng của doanh nghiệp.

- Về kết cấu hạ tầng: Tập trung phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, chuyển đổi số, ứng phó biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn. Quyết tâm hoàn thành Dự án đường dây 500 KV mạch 3 trong tháng 6/2024 và khánh thành 2 tuyến cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và Diễn Châu - Bãi Vọt vào ngày 30/4/2024.

- Về phát triển nguồn nhân lực: Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực, chú trọng nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu và đón đầu làn sóng đầu tư công nghệ cao vào Việt Nam.

 Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3- Ảnh 3.

Ảnh: VGP/Nhật Bắc

https://baochinhphu.vn/tong-thuat-hop-bao-chinh-phu-thuong-ky-thang-3-102240403165458502.htm

Nguồn: baochinhphu.vn

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Phiên họp thường kỳ Ủy ban Nhân dân tỉnh tháng 11

Phiên họp thường kỳ Ủy ban Nhân dân tỉnh tháng 11

20:09 , 21/11/2024

Chiều ngày 21/11, UBND tỉnh tổ chức phiên họp thường kỳ nghe dự thảo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2024, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2025 và một số nội dung quan trọng khác. Đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì phiên họp. Tham dự phiên họp có các đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, các Ủy viên UBND tỉnh, đại diện lãnh đạo các ngành, đoàn thể cấp tỉnh.

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hoá lần thứ IV - năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hoá lần thứ IV - năm 2024

19:55 , 21/11/2024

Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị 25B của tỉnh, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV - năm 2024 đã chính thức diễn ra. Dự Đại hội có các đồng chí: Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; các đồng chí Phó chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh; các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh; lãnh đạo các ban, sở, ngành cấp tỉnh; lãnh đạo các huyện, thị xã, thành phố, cùng 246 đại biểu đại diện cho hơn 700 nghìn đồng bào các dân tộc thiểu số trong tỉnh.

Vĩnh Lộc: Tập huấn công tác chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp

Vĩnh Lộc: Tập huấn công tác chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp

18:04 , 21/11/2024

Để chuẩn bị tốt công tác nhân sự Đại hội Đảng các cấp, nhiệm kỳ 2025 – 2030, sáng ngày 21/11, Huyện ủy Vĩnh Lộc đã tổ chức lớp tập huấn và hướng dẫn về công tác nhân sự Đại hội Đảng các cấp.

Hoằng Hoá xây dựng “Xã, thị trấn, huyện không ma túy”

Hoằng Hoá xây dựng “Xã, thị trấn, huyện không ma túy”

18:03 , 21/11/2024

Sáng ngày 21/11, UBND huyện Hoằng Hóa đã tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai xây dựng “Xã, thị trấn, huyện không ma túy” giai đoạn 2024 – 2025.

Các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững

Các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững

11:26 , 21/11/2024

Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị 25B (TP Thanh Hóa), đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã có bài phát biểu tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV - năm 2024. Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu quan trọng này.

Giao lưu "Những đóa hoa miền sơn cước"

Giao lưu "Những đóa hoa miền sơn cước"

11:06 , 21/11/2024

Trước thềm Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024, tối ngày 20/11, Đài PT&TH Thanh Hóa phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh tổ chức chương trình truyền hình trực tiếp gặp gỡ, giao lưu điển hình tiến tiến các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh với chủ đề "Những đóa hoa miền sơn cước". Tới dự có các đồng chí: Phạm Thị Thanh Thủy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các ban, sở, ngành, MTTQ và đoàn thể cấp tỉnh; các đại biểu dự Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV, cùng đại diện lực lượng vũ trang, đoàn viên thanh niên, học sinh sinh viên trên địa bàn tỉnh.

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia

10:13 , 21/11/2024

Nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân, sáng 21/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly, cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức Malaysia từ ngày 21 đến ngày 23/11.

Viettel Thanh Hóa tập huấn triển khai dịch vụ 5G

Viettel Thanh Hóa tập huấn triển khai dịch vụ 5G

23:01 , 20/11/2024

Chiều ngày 20/11, Viettel Thanh Hóa tổ chức hội nghị đào tạo, tập huấn triển khai dịch vụ 5G cho gần 100 đại biểu là lãnh đạo, nhân viên 27 chi nhánh trên địa bàn tỉnh.

Ngày đầu Đại hội các dân tộc thiểu số toàn tỉnh năm 2024

Ngày đầu Đại hội các dân tộc thiểu số toàn tỉnh năm 2024

20:51 , 20/11/2024

Đại hội các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV, năm 2024 diễn ra trong 2 ngày 20 và 21/11.

Giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về Bảo hiểm y tế tại huyện Quan Hoá

Giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về Bảo hiểm y tế tại huyện Quan Hoá

20:09 , 20/11/2024

Ngày 20/11, Đoàn Giám sát của Ban Văn hóa - Xã hội, Hội đồng nhân dân tỉnh đã giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế giai đoạn 2021 - 2023 tại huyện Quan Hoá.