Top 10 "siêu siêu xe" đạt tốc độ cao nhất hiện nay
Cái tên ở vị trí số 1 thực sự gây ngỡ ngàng vì không đến từ một hãng xe lâu đời hay tiếng tăm.
Siêu siêu xe (Hypercar) khác gì siêu xe (supercar)? Trên thực tế, có nhiều thứ không thể nhận biết bằng mắt thường, và tốc độ tối đa có thể không phải là yếu tố duy nhất quyết định, nhưng nó thường được dùng nhất. Lý do là khi cần so sánh thì dùng con số là thuyết phục nhất.
Dưới đây là 10 mẫu xe có tốc độ nhanh nhất thế giới hiện nay:
10. SSC Ultimate Aero TT (đã xác minh: 411,7 km/h)
Bugatti Veyron là chiếc siêu siêu xe thương mại đầu tiên vượt mốc 250 dặm/giờ (tương ứng 402,3 km/h) nhưng sau đó nhanh chóng bị SSC Ultimate Aero TT qua mặt vào năm 2009, với khoảng cách cực nhỏ - 255,83 dặm/giờ (411,7 km/h).
Những phiên bản đầu tiên của Ultimate Aero ra mắt từ năm 2004, sở hữu những thông số khiêm tốn hơn - công suất "chỉ" đạt 777 mã lực. Những nâng cấp trong thời gian 2006-2008 cuối cùng dẫn tới bản Aero TT với động cơ V8 6.3L tăng áp kép cho công suất lên tới 1.287 mã lực.
9. Rimac Nevera (tốc độ công bố: 415,2 km/h)
Là mẫu xe thuần điện duy nhất lọt vào top 10, Rimac Nevera sở hữu tốc độ tối đa 415,2 km/h theo công bố của hãng, và các tín đồ tốc độ đang rất ngóng chờ kết quả thử nghiệm thực tế.
So với xe động cơ xăng truyền thống, xe thuần điện có lợi thế hơn về mô-men xoắn. Và Rimac Nevera muốn mở ra một kỷ nguyên mới của xe điện. Nó được trang bị 4 mô-tơ làm mát bằng chất lỏng, chia đều cho 4 bánh, mang lại công suất kết hợp 1.914 mã lực và mô-men xoắn cực đại 2359 Nm.
Chiếc xe này có khả năng tăng tốc lên 100 km/h chỉ trong 1,9 giây.
8. Bugatti Veyron Super Sport (đã xác minh: 430 km/h)
Ra mắt vào năm 2005, Bugatti Veyron Super Sport là chiếc siêu siêu xe nhanh hơn, nhẹ hơn và mạnh hơn tất cả những chiếc Veyron trước đó.
Vào năm 2010, Veyron SuperSport đã đạt được tốc độ trung bình tối đa lên tới 430 km, con số khiến ngay cả hãng Bugatti cũng phải ngạc nhiên. Động cơ W16 tăng áp kép 8,0L cho công suất 1183 mã lực và mô-men xoắn 1491 Nm.
7. Hennessey Venom GT (đã xác minh: 435,3 km/h)
Venom GT đã thiết lập tốc độ 435,3 km/h vào năm 2014, nhưng không được Tổ chức Kỷ lục thế giới Guinness công nhận là siêu siêu xe thương mại có tốc độ nhanh nhất, vì sản lượng không đạt 30 chiếc.
Hennessey xác nhận rằng, hãng sẽ chỉ xuất xưởng 29 chiếc Venom GT. Tuy nhiên, việc đó không phủ nhận thực tế là siêu phẩm này có tốc độ cao hơn Bugatti Veyron.
6. SSC Tuatara (đã xác minh: 455,3 km/h)
SSC đã phá vỡ kỷ lục tốc độ thế giới năm 2020 với mẫu Tuatara, sau khi lập thành tích 331 dặm/h, tương đương 532,7 km/h, và tốc độ trung bình hai chiều là 316,11 dặm/h (508,7 km/h) trên một con đường được phong tỏa ở Nevada, Mỹ. Sau đó bị bác bỏ bởi một loạt các phương tiện truyền thông, nhà sản xuất ô tô sau đó thừa nhận họ chưa đạt được vận tốc 300 dặm/giờ (482 km/h).
Không nản lòng vì thất bại trước đó, SSC đã thử chạy lần thứ hai dẫn đến tốc độ tối đa trung bình đã được xác minh là 455,3 km/h. Nhà sản xuất ô tô Mỹ đã có kế hoạch cho các biến thể Tuatara khác mạnh mẽ hơn với công suất lên tới 2.200 mã lực có tên Aggressor.
5. Koenigsegg Agera RS (đã xác minh: 457,9 km/h)
Koenigsegg đã lập kỷ lục tốc độ 457,9 km/h với Agera RS năm 2017, Đây cũng là chiếc đầu tiên trong số hai xe của thương hiệu Thụy Điển đạt danh hiệu nhanh nhất thế giới.
Điều ấn tượng là Koenigsegg đã tự thiết kế và chế tạo mọi thứ, từ khung gầm bằng sợi carbon siêu nhẹ cho đến hệ thống truyền động của Agera RS. Được trang bị động cơ V8 tăng áp kép 5 lít của Koenigsegg, Agera RS có công suất 1.341 mã lực.
4. Bugatti Chiron Super Sport 300+ (đã xác minh: 490,3 km/h)
Chiron Super Sport 300+ đã chính thức được công nhận là siêu siêu xe thương mại nhanh nhất thế giới, với tốc độ tối đa đạt 490,3 km/h vào năm 2019.
Xe có công suất tối đa 1.600 mã lực, đến từ động cơ W16 8.0L đi cùng 4 bộ tăng áp quen thuộc của Bugatti. Tuy nhiên, chỉ có đúng một chiếc Bugatti Chiron Super Sport 300+ đạt được tốc độ nêu trên, còn lại các xe bán ra thị trường bị giới hạn tốc độ tối đa ở mức 440 km/h, nhằm đảm bảo an toàn.
Để giúp Chiron có thể đạt được tốc độ như vậy, Bugatti đã thay đổi thiết kế bên ngoài với phần đuôi xe được kéo dài cùng một số chi tiết khí động học được nâng cấp ở đầu xe, khuếch tán gió phía sau cũng như hai bên sườn.
3. Hennessey Venom F5 (công bố: 500,5 km/h)
Tốc độ, có vẻ như, là mục tiêu theo đuổi lớn nhất của siêu siêu xe Hennessey, khi đã có mẫu Venom GT lập kỷ lục vào năm 2011 và đến năm 2020 lại có Venom F5 với tốc độ tối đa được công bố là 500,5 km/h.
Venom F5 được Hennessey Performance dựng mới hoàn toàn, không vay mượn khung gầm, và sử dụng một trong những động cơ V8 mạnh mẽ nhất từng được sản xuất, với dung tích 6.6L, sản sinh công suất 1.817 mã lực.
2. Koenigsegg Jesko Absolut (công bố 531 km/h)
Koenigsegg Jesko Absolut có công suất vẫn như bản Jesko thông thường, nhưng tính năng vận hành cao hơn nhờ một số nâng cấp về khó động học.
Koenigsegg Jesko Absolut được trang bị động cơ V8 5.1L tăng áp kép, sản sinh công suất 1.603 mã lực dẫn động bánh sau thông qua hộp số 9 cấp nếu sử dụng xăng sinh học E85.
1. Devel Sixteen (đã xác minh: 558,4 km/h)
Chiếc hypercar với công suất lên tới 5.000 mã lực này được giới thiệu cách đây 3 năm, có thiết kế cực kỳ ấn tượng với cặp ống xả kiểu động cơ phản lực.
Devel Sixteen là sản phẩm của một startup ở Dubai. Công ty này dự định tạo siêu xe mới thực sự khác biệt với sức mạnh khủng khiếp nhưng có thể chạy hợp pháp trên đường. Sức mạnh đáng kinh ngạc đó đến từ động cơ V16 12.3L do chính Devel tự phát triển được hỗ trợ bởi 4 bộ tăng áp.
Phạm Trung Đức/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng
Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết về giảm thuế VAT áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang chịu thuế 10% từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026. Theo đó, các ngành nghề, lĩnh vực như kinh doanh vận chuyển, logistic, hàng hoá, dịch vụ công nghệ thông tin thuộc đối tượng được giảm thuế VAT.

Xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường triển vọng
Thời gian qua, xuất khẩu hàng hóa đối diện với nhiều khó khăn, nhất là trước làn sóng thuế quan đang lan rộng trên toàn cầu. Để giữ vững thị trường, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã linh hoạt ứng phó với hàng rào thuế quan, gia tăng các hoạt động xuất khẩu sang các thị trường triển vọng.

Từ 1/7, sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế
Kể từ ngày 1/7/2025, khi thực hiện kê khai thuế, người nộp thuế sẽ ghi số định danh cá nhân vào chỉ tiêu "Mã số thuế" trên các hồ sơ, chứng từ như tờ khai thuế, giấy nộp tiền, hóa đơn, hồ sơ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân và các loại giấy tờ có yêu cầu kê khai mã số thuế.

Bộ Tài chính rà soát, đơn giản thủ tục hành chính
6 tháng đầu năm, Bộ Tài chính đã rà soát và bãi bỏ 31 thủ tục hành chính; sửa đổi, bổ sung, thay thế 73 thủ tục hành chính; công bố mới 12 thủ tục hành chính trong các lĩnh vực quản lý. Các nỗ lực này nhằm góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Khuyến mại tập trung để kích cầu tiêu dùng
Với mục tiêu kích cầu tiêu dùng, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế, Bộ Công thương đã phát động chương trình Khuyến mại tập trung quốc gia năm 2025 từ ngày 14/6 đến 14/7 trên toàn quốc. Hưởng ứng chương trình này, các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chủ động đưa ra nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn nhằm đưa đến cho người tiêu dùng những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đảm bảo chất lượng, giá cả phù hợp, từ đó thúc đẩy tăng trưởng doanh số kinh doanh.

Giá xăng dầu đồng loạt tăng, RON95-III lên sát 21.300 đồng/lít
Bộ Công Thương vừa ban hành văn bản hỏa tốc gửi các thương nhân đầu mối và phân phối xăng dầu về việc điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong nước.

Xử lý hơn 3.100 vụ vi phạm trong Tháng cao điểm kiểm tra kiểm soát thị trường
Sau một tháng thực hiện cao điểm phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (từ 15/5 đến 15/6), lực lượng quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra hơn 3.800 vụ việc, phát hiện và xử lý hơn 3.100 vụ vi phạm với tổng số tiền xử lý hơn 63 tỷ đồng.

Truy xuất nguồn gốc hàng hóa bảo vệ người tiêu dùng
Trước thực trạng hàng giả, hàng nhái và gian lận thương mại ngày càng tinh vi, việc truy xuất nguồn gốc đã trở thành "giấy thông hành" không thể thiếu để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nâng cao uy tín doanh nghiệp, từng bước lành mạnh hóa môi trường kinh doanh và xuất khẩu bền vững.

Thị trường chứng khoán Việt Nam vượt mốc 10 triệu tài khoản
Lần đầu tiên trong lịch sử, số tài khoản chứng khoán tại Việt Nam đã vượt mốc 10 triệu, đánh dấu cột mốc phát triển mới cho thị trường tài chính quốc gia.

Bán lẻ hàng hoá tiếp tục tăng trưởng mạnh sau 5 tháng
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 5 tháng tăng 9,7% so với cùng kỳ, cho thấy bán lẻ hàng hoá tiếp tục có sự chuyển động tích cực.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.