Trách nhiệm của doanh nghiệp trong đảm bảo môi trường
(TTV) - Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, nhưng trong nhiều năm qua, Nhà máy sản xuất mây tre đan Quốc Đại, xã Hoằng Thịnh, huyện Hoằng Hoá lại chưa chú trọng đến công tác xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Chỉ đến khi các cơ quan chức năng vào cuộc xử lý, doanh nghiệp mới bắt tay vào xây dựng hệ thống xử lý nước thải theo đúng yêu cầu.
![]() |
Đi vào hoạt động từ năm 2009, nhưng Nhà máy sản xuất mây tre đan Quốc Đại, thuộc Công ty TNHH Quốc Đại, xã Hoằng Thịnh, huyện Hoằng Hoá lại không quan tâm đầu tư hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn.
![]() |
Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến một thời gian dài, nước thải của nhà máy tràn ra mương, gây ô nhiễm môi trường. Gần đây nhất, vào ngày 23 tháng 3 năm 2018, qua kiểm tra, giám sát theo phản ánh của người dân xã Hoằng Thịnh, huyện Hoằng Hoá, các cơ quan chức năng tiếp tục chỉ ra các tồn tại về bảo vệ môi trường của nhà máy, đó là: hệ thống xử lý nước thải sản xuất của nhà máy chưa được đầu tư hoàn chỉnh; nước thải từ khâu ngâm nguyên liệu có màu nâu đen, chỉ được thu gom qua ao lắng và thải trực tiếp ra mương Thái Thịnh.
![]() |
Hiện tại, thì Nhà máy sản xuất mây tre đan Quốc Đại đã đầu tư hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải sản xuất, với công suất 60m3/ ngày đêm. Theo đánh giá sơ bộ, hệ thống này sẽ thu gom, xử lý quay vòng toàn bộ nước thải sản xuất, khắc phục tình trạng nước thải chưa qua xử lý chảy ra môi trường.
Tuy nhiên, qua vụ việc này cho thấy: ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường của doanh nghiệp chưa cao, vì một thời gian dài doanh nghiệp không đầu tư hệ thống xử lý nước thải theo nội dung bản cam kết bảo vệ môi trường đã được huyện Hoằng Hoá xác nhận. Các ngành chức năng huyện Hoằng Hoá cũng thiếu kiến quyết trong việc yêu cầu doanh nghiệp này nghiêm túc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường. Chính vì vậy, mà sau gần 10 năm đi vào hoạt động, Nhà máy sản xuất mây tre đan Quốc Đại mới xây dựng được hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh./.
Hữu Đại – Minh Quang
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Tăng quyền, giảm can thiệp hành chính với doanh nghiệp Nhà nước
Từ ngày 1/8 năm nay, doanh nghiệp Nhà nước sẽ có quyền tự quyết định, từ chiến lược kinh doanh, quyết định đầu tư đến tiền lương, tiền thưởng cho người lao động. Đây là bước đột phá quan trọng của Luật Quản lý và Đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, qua đó tháo gỡ nhiều điểm nghẽn để doanh nghiệp Nhà nước bứt phá, lớn mạnh, trở thành nòng cốt của nền kinh tế Việt Nam.

Không để gián đoạn giải ngân đầu tư công sau sáp nhập
Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công được xem là giải pháp quan trọng để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm nay từ 8% trở lên. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các bộ ngành, địa phương thực hiện các giải pháp giải ngân vốn đầu tư công đạt 100%, không để gián đoạn khi triển khai chính quyền địa phương 2 cấp.

Thanh Hóa thúc đẩy tăng trưởng GRDP
Bức tranh kinh tế của tỉnh Thanh Hóa trong 6 tháng đầu năm 2025 nổi bật với đà tăng trưởng ổn định, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 7,88%. Trong bối cảnh kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, mức tăng trưởng này được đánh giá là tích cực, tạo đà quan trọng để tỉnh quyết liệt tập trung các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng trong những tháng tiếp theo.

Tăng lương tối thiểu vùng thêm 7,2% từ ngày 1/1/2026
Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã thống nhất đề xuất trình Chính phủ mức tăng lương tối thiểu vùng thêm 7,2%, bắt đầu áp dụng từ ngày 1/1/2026.

420 ha nuôi trồng thuỷ sản được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ
Thông tin từ Chi cục Biển đảo và Thuỷ sản Thanh Hóa, 6 tháng đầu năm Chi cục đã phối hợp với Cục Thủy sản và Kiểm ngư, đơn vị có liên quan cấp chứng nhận nuôi trồng thủy sản đạt tiêu chuẩn hữu cơ cho gần 420 ha nuôi tôm trên địa bàn.

Giá trị hàng hoá thuỷ sản xuất khẩu đạt hơn 49,1 triệu USD
Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa, 6 tháng năm 2025, hàng hoá thuỷ sản xuất khẩu của tỉnh ước đạt hơn 49,1 triệu USD.

Bố trí hơn 76.000 tỷ đồng tăng lương cho cán bộ, công chức, viên chức
Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị bố trí 76.769 tỷ đồng để thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

Nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp
6 tháng năm 2025, sản xuất nông nghiệp của Thanh Hóa phát triển ổn định. Giá trị sản xuất các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp đều tăng đã góp phần đưa tốc độ tăng trưởng của toàn ngành đạt 3,8%.

Người đưa nước mắm truyền thống vươn ra thế giới
Sinh ra và lớn lên tại làng nghề làm nước mắm Khúc Phụ, với kinh nghiệm truyền thống kết hợp với tư duy kinh tế hiện đại, anh Lê Anh, Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm và Thương mại dịch vụ Lê Gia đã thành công trong việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nước mắm Lê Gia, đưa sản phẩm ngày càng vươn xa trên thị trường trong nước và quốc tế.

Thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 20.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm khoảng 90% tổng số doanh nghiệp của tỉnh. Vận hành trong nền kinh tế số ngày càng phát triển, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang dần nhận thức rõ hơn về vai trò, tác dụng của chuyển đổi số, từ đó tăng cường ứng dụng công nghệ số để tối ưu hóa quy trình sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu suất lao động.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.