Tranh cãi nảy lửa mẹ bầu không được ăn vải: Giải đáp từ chuyên gia
Thông tin phụ nữ mang thai không nên ăn vải được chia sẻ nhiều trên các diễn đàn, hội nhóm của các mẹ bỉm sữa. Nhiều người đồng thuận nhưng cũng không ít ý kiến phản bác.
Vải là một trong những loại trái cây được ưa thích nhất trong mùa hè, bởi hương vị ngon ngọt, bùi mềm và giá thành rất phải chăng.
Không chỉ ngon, vải còn là nguồn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, dù cho có giá trị dinh dưỡng cao, việc đưa vải vào chế độ ăn uống khi mang thai vẫn còn gây nhiều tranh cãi với các chị em phụ nữ.
Đang mang thai 3 tháng, chị N.K.H., nhân viên văn phòng tại quận Đống Đa, Hà Nội như bước vào một cuộc chiến tâm lý khi mùa vải đến: "Tôi là người "nghiện vải", thế nhưng nhiều chị em đồng nghiệp lại khuyên phụ nữ có thai không được ăn vải. Mặc dù không biết lời khuyên có chuẩn xác hay không nhưng tôi cũng đành chia tay món khoái khẩu của mình vì nghĩ "có kiêng, có lành"".
![]() |
Thông tin phụ nữ mang thai không nên ăn vải cũng được chia sẻ nhiều trên các diễn đàn, hội nhóm của các mẹ bỉm sữa. Nhiều người đồng thuận, nhưng cũng không ít mẹ bầu chia sẻ rằng, bản thân vẫn ăn vải như bình thường hoặc chỉ là giảm lượng đi chứ không kiêng hoàn toàn, bởi nhiều người quen của họ cũng đã ăn vải trong thai kỳ và sinh con khỏe mạnh.
Giải đáp cho vấn đề này, ThS.BS Phan Chí Thành - Chánh văn phòng Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến (Bệnh viện Phụ sản Trung ương) cho biết: "Quả vải có thành phần chủ yếu là nước và đường, chính vì lý do này mà một số phụ nữ mang thai, đặc biệt là những người mắc bệnh tiểu đường thai kỳ có thể được yêu cầu hạn chế ăn vải hoặc các loại quả có chỉ số đường huyết cao khác".
Thông thường, phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ có thể không được phép ăn trái cây như: xoài, hồng xiêm, chuối và vải trong khi mang thai, vì chỉ số đường huyết (GI) của chúng nằm ở nhóm cao. Theo BS Thành, lượng đường trong máu sẽ tăng một cách đáng kể trong vòng 2 giờ sau khi tiêu thụ những loại thực phẩm này.
Tuy nhiên, BS Thành khẳng định, không phải bất kể chị em nào mang bầu cũng phải kiêng vải hoàn toàn.
"Mặc dù vải có hàm lượng calo cao nhưng chúng cũng rất giàu chất xơ góp phần làm giảm hấp thụ đường vào trong máu. Phụ nữ không mắc bệnh tiểu đường thai kỳ trong thời kỳ mang thai vẫn có thể ăn vải. Tuy nhiên, cần ăn với một lượng vừa phải, có khoa học", BS Thành khuyến cáo
Theo chuyên gia này, với phụ nữ mang thai không mắc tiểu đường thai kỳ, mỗi ngày không nên ăn nhiều hơn 8 quả vải, chia nhỏ ra thành nhiều bữa trong ngày.
Bên cạnh đó, các chị em phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, đa thai, tăng cân nhiều, dư ối, thừa cân hoặc mắc bệnh tiểu đường cần phải thận trọng bằng cách theo dõi lượng đường máu sau ăn hàng ngày. Từ đó, mẹ bầu có thể điều chỉnh chế độ ăn sao cho phù hợp.
Ngoài ra còn một vấn đề mọi người cần lưu tâm đó là việc các gia đình thường có thói quen ăn hoa quả sau bữa chính. Nhưng theo nghiên cứu, hoa quả nên được ăn trước các bữa chính trong ngày, vì hàm lượng chất xơ trong trái cây sẽ giúp giảm hấp thu đường đơn từ thực phẩm trong bữa chính, qua đó làm giảm chỉ số đường huyết. Đây cũng là lí do vì sao chúng ta nên ưu tiên ăn hoa quả trực tiếp, hạn chế ép hoa quả lấy nước bởi việc này sẽ làm mất đi một lượng lớn chất xơ có trong các loại quả.
Theo Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Không để dịch sởi bùng phát trong trường học
Tại Thanh Hóa, số ca mắc sởi vẫn tiếp tục gia tăng. Nhiều trường hợp diễn biến nặng, biến chứng. Để bảo vệ sức khỏe cho học sinh và cán bộ, giáo viên, các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch. Mục tiêu là không để dịch bệnh lây lan, bùng phát trong nhà trường, đảm bảo cho trẻ được học tập trong môi trường an toàn.

27 tỉnh, thành ghi nhận ca mắc Covid-19
Theo tin từ Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận rải rác 148 trường hợp mắc COVID-19 tại 27 tỉnh, thành phố, không có trường hợp tử vong.

Tăng cường đảm bảo an ninh cho người bệnh và nhân viên y tế
Bộ Y tế vừa có văn yêu cầu các Sở Y tế, bệnh viện khẩn trương rà soát, củng cố, tổ chức và triển khai đầy đủ các biện pháp đảm bảo an ninh, trật tự trong khám chữa bệnh, chủ động xây dựng phương án phòng ngừa, ứng phó với các tình huống gây rối, hành hung nhân viên y tế.

Yêu cầu tuân thủ quy định về đào tạo, cập nhật kiến thức y khoa liên tục
Bộ Y tế vừa có văn bản về đảm bảo chất lượng, tuân thủ các quy định về đào tạo, cập nhật kiến thức y khoa liên tục cho cán bộ y tế gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các Bệnh viện, Viện, Trường thuộc Bộ Y tế; Y tế các Bộ, ngành.

Siết chặt quản lý thực phẩm chức năng, bảo vệ người tiêu dùng trước vấn nạn hàng giả
Trước thực trạng thực phẩm chức năng giả tràn lan, Bộ Y tế đang siết chặt quản lý, sửa đổi chính sách và tăng cường hậu kiểm nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Tăng cường, phòng, chống sốt xuất huyết
Bộ Y tế vừa có văn bản về việc tăng cường, phòng, chống sốt xuất huyết gửi UBND các tỉnh, thành phố. Theo Bộ Y tế, việc chủ động triển khai các biện pháp phòng chống trước mùa dịch rất quan trọng.

Khẳng định vai trò của điều dưỡng trong chăm sóc sức khỏe Nhân dân
Ngày 12/5 hàng năm được Hội đồng Điều dưỡng Thế giới chọn làm Ngày Điều dưỡng Thế giới để tưởng nhớ công lao của Bà Florence Nightingale – người khai sinh ra ngành Điều dưỡng và có nhiều công lao trong việc xây dựng ngành. Thực tế, trong quá trình hoạt động, đội ngũ điều dưỡng đã phát huy vai trò quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho Nhân dân.

Chương trình hiến máu tình nguyện “Khoảng trời Y”
Sáng 11/5, Hội chữ thập đỏ tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Trung tâm huyết học và Truyền máu, bệnh viện Đa khoa tỉnh, Câu lạc bộ Thanh niên tình nguyện vận động hiến máu nhân đạo phân hiệu Trường đại học Y Hà Nội tại Thanh Hóa tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện với chủ đề "Khoảng trời Y".

Gia tăng bệnh nhân đột quỵ mùa nắng nóng
Khoảng 2 tuần qua, kể từ khi thời tiết chuyển sang nắng nóng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá ghi nhận số lượng người bệnh nhập viện do đột quỵ tăng. Các bác sĩ cảnh báo, người bị đột quỵ có nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời.

Chủ động các biện pháp phòng, chống dịch bệnh mùa hè
Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Thanh Hoá ghi nhận 973 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, 18 ca mắc, nghi mắc sốt xuất huyết, 27 ca tay chân miệng, 6 ca ho gà... Các chuyên gia y tế khuyến cáo, thời tiết mùa hè nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi-rút phát triển, làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm. Do vậy, việc chủ động phòng tránh dịch bệnh mùa hè là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.