Tranh lụa "Thôn nữ Bắc kỳ" được đấu giá 5,7 tỷ đồng tại Pháp
Bức tranh lụa "Thôn nữ Bắc kỳ" của cố hoạ sĩ Nam Sơn đã lập kỷ lục khi được đấu giá với mức 205.000 Euro (hơn 5,7 tỷ đồng) tại phiên đấu giá Aguttes diễn ra vào 14h30 ngày 26/3 (giờ Paris), tại số 9 phố Drouot, Paris (Pháp).
Đại diện gia đình cố họa sĩ Nam Sơn cho biết, bức tranh lụa “Thôn nữ Bắc kỳ” được đặt trang trọng trên bục đấu giá. Từ mức khởi điểm 35.000 euro, bức tranh nhanh chóng tăng giá mạnh qua các lượt đấu để rồi được chốt ở mức giá 205.000 euro (tương đương 5,7 tỷ đồng).
Thời gian đấu giá chỉ diễn ra trong vòng 9 phút. Điều đặc biệt, người chiến thắng trong phiên đấu giá là một người Việt Nam. Tuy nhiên, vị khách này không muốn cung cấp thông tin về cá nhân cho báo chí.

Ngoài bức tranh lụa của cố hoạ sĩ Nam Sơn, phiên đấu giá nhà Aguttes còn đấu giá thành công 3 bức tranh của hoạ sĩ Lê Phổ. Bức tranh sơn mài “Thiếu nữ mơ mộng” được đấu giá với mức 100.000 Euro, bức mực nho và màu nước “Mẫu tử” được đấu giá với mức 300.000 Euro. Bức mực nho và màu trên lụa “Thiếu nữ bên hoa hồng” được đấu giá với mức 160.000 Euro.
Việc bức tranh “Thôn nữ Bắc kỳ” được đưa ra đấu giá lần này là một sự kiện vô cùng đặc biệt vì đây là lần đầu tiên tác phẩm lụa màu này xuất hiện trước công chúng. Đây cũng là tác phẩm cho thấy sự tài hoa trong bút pháp của bậc thầy tranh lụa.
Theo Nhà nghiên cứu Ngô Kim Khôi (Pháp) thì trong dịp khai mạc “Salon 1936” tại số 12 phố Tràng Thi - Hà Nội, hoạ sĩ Nam Sơn triển lãm 4 bức tranh lụa, một trong những tranh ấy là "Thôn nữ Bắc kỳ" (Paysannes du Tonkin) 65 x 52,5 cm.
Và khi xem lại những tài liệu trong "lưu trữ thuộc gia đình Nam Sơn", ông đã tìm được một vài tấm ảnh chụp bức tranh nói trên với lời phụ chú "Nguyễn Nam Sơn - Thôn nữ Bắc kỳ - Lụa - Salon SADEAI 1936".
Toàn thể bức tranh chủ yếu là sắc màu xanh lá cây chuyển sang lam ngọc, mềm mại, đa dạng và trong trẻo, vẽ ba thôn nữ miền kinh Bắc. Người đứng trước là nhân vật chính, nhỏ tuổi nhất, vai gánh buồng chuối được diễn tả một cách tinh tế. Gương mặt xinh xắn, tóc vấn như một chiếc vương miện cài trên đầu. Cô mặc chiếc áo cộc trắng, cổ áo để lộ ra mảnh yếm đào. Một chiếc quần dài màu đen được cột bằng dải lụa xanh. Một dây bùa trừ tà đeo ở cổ, như một điểm trang.
Đằng sau là hai phụ nữ lớn tuổi hơn. Đó là mùa đông, trời lạnh nên họ mặc áo tơi, buộc khăn mỏ quạ, tông xanh nhấn mạnh thêm vẻ lạnh giá của không gian. Cả ba đều có dáng vấp truyền thống tượng trưng và quen thuộc của người nông thôn miền Bắc Việt-Nam.
Tiền cảnh, phía dưới bên phải, các cụm tán lá nhỏ nhắn xinh xinh diễn tả với nhiều sắc xanh, có phong thái nghệ thuật trang trí (art-déco) mượn từ trường Mỹ thuật Paris. Phía sau, một chiếc nón quai thao trình bày rất khéo léo như một vầng trăng đêm rằm. Xa xa, ẩn hiện thấp thoáng các bóng cây, tạo sự cân bằng trong bố cục sáng tác.
Ở trên góc phải, chữ ký quốc ngữ "Nguyễn Nam Sơn" và một con dấu lục giác. Phía dưới bên trái, lạc khoản tiếng Hán: "Thần Kiếm hồ Nguyễn Nam Sơn bút ý", dưới là một triện hình vuông. Với thời gian, hai dấu triện đã phai mờ, khó có thể đọc được. Lạc khoản trên có thể hiểu "Bức họa này do kẻ hèn ngụ bên hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) tên là Nguyễn Nam Sơn sáng tác".

Bức tranh được trình bày trong chiếc khung nguyên thủy. Sau tranh là mộc của nhà sản xuất khung: "Tam Thọ Bồi Tranh - Bùi Ngọc Lưu - 58, phố Bắc Ninh (rue Maréchal Pétain), Hà Nội". Nhà Tam Thọ nổi tiếng với việc đóng khung tranh và đặc biệt là phương pháp bồi tranh lụa theo kỹ thuật làm hồ dán cổ truyền. Hoạ sĩ Nam Sơn có thói quen đặt khung ở đây và thậm chí còn gửi con gái lớn của mình là bà Nguyễn Thị Kim Thoa đến học kỹ thuật bồi tranh danh tiếng ấy.
Theo giới hội hoạ, có thể xem hoạ sĩ Nam Sơn là người vẽ tranh lụa màu đầu tiên của Việt Nam với bức tranh “Về chợ” vẽ năm 1927. Bức tranh lụa “Về chợ” cũng ký tên tác giả “Thần kiếm hồ Nguyễn Nam Sơn” ngay sau đó được Tổng trưởng Dalimier mua.
Theo tìm hiểu, đa số họa sĩ trong nước chỉ được xem ảnh chụp tác phẩm lụa của Nam Sơn in đen trắng, nên chưa đánh giá được tài năng thực của một danh họa từng nổi tiếng tại Paris từ đầu thế kỷ XX, chịu ảnh hưởng của mỹ thuật Tây Âu nhưng vẫn kết hợp với nền văn hóa dân tộc cổ truyền Việt Nam.
Hà Tùng Long/Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Di sản thế giới Thành Nhà Hồ đón hơn 10 nghìn khách đến tham quan
Theo thống kê, trong 3 ngày đầu của kỳ nghỉ lễ, từ 30/4 đến 2/5, Di sản thế giới Thành Nhà Hồ đã đón khoảng 10.000 lượt khách, trung bình mỗi ngày trên 3000 lượt, cao gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.

Sáng 2/5, Xá lợi Phật về tới Việt Nam
Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được cung thỉnh từ Ấn Độ vừa về tới sân bay Tân Sơn Nhất sáng 2/5.

Các điểm đến vui chơi, giải trí của Nghi Sơn thu hút du khách dịp nghỉ lễ
Du khách khi đến thị xã Nghi Sơn,, sau khi hòa mình vào nắng gió ở biển Hải Hòa, vi vu Bãi Đông hoang sơ còn được khám phá nhiều trải nghiệm thú vị với các khu, điểm du lịch có các loại hình vui chơi, giải trí hấp dẫn. Trong ngày thứ 3 của kỳ nghỉ lễ, thời thiết nắng nhẹ, đây là yếu tố rất thuận lợi để các điểm đến này thu hút đông đảo du khách.

Các di tích văn hóa, lịch sử thu hút du khách trong dịp nghỉ lễ
Ngoài các thắng cảnh tự nhiên, Thanh Hóa còn là địa phươngcó hệ thống di tích, di sản văn hóa, lịch sử đậm đặc, trong đó có nhiều di tích nổi tiếng. Trong dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 năm nay, các địa điểm này trở thành nơi tham quan, trải nghiệm ý nghĩa cho nhiều du khách trong và ngoài nước.

Hoằng Hoá phấn đấu đón hơn 2 triệu lượt khách
Mùa du lịch năm nay, huyện Hoằng Hoá phấn đấu đón hơn 2 triệu lượt khách. Nhằm quảng bá rộng rãi tới du khách mọi thông tin hoạt động du lịch của địa phương, vừa qua huyện đã chính thức đưa vào hoạt động website Du lịch Hoằng Hoá - Thanh Hoá tại địa chỉ https://dulichhoanghoa.vn.

Tượng đài và ký ức
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, khu vực cầu Hàm Rồng là nơi giao nhau giữa tuyến đường sắt và đường bộ. Không quân Mỹ coi cầu Hàm Rồng là điểm tấn công quyết định, nhằm khóa chặt tuyến giao thông huyết mạch, cắt đứt sự chi viện của miền Bắc cho chiến trường miền Nam. Tại đây, lực lượng thanh niên xung phong, nòng cốt là Đội N87 đã cùng với bộ đội, dân quân làm nên bao sự tích anh hùng, trong đó có chiến công và sự hy sinh dũng cảm của 13 nữ thanh niên xung phong Tiểu đội xung kích thuộc C873, Đội N87. Vùng “đất thép” Hàm Rồng trở thành bản tráng ca được Nhân dân cả nước, bạn bè thế giới cảm phục, tự hào.

Du khách đổ về các bãi biển của Thanh Hóa trong dịp nghỉ lễ
Những ngày đầu của kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5, tuy thời tiết không quá nắng nóng nhưng lượng du khách đổ về các bãi biển của Thanh Hóa vẫn rất đông.

Sôi nổi Tuần văn hóa thành phố Thanh Hóa - thành phố Hội An năm 2025
Những ngày này, khi đến công viên Hội An, thành phố Thanh Hóa, người dân và du khách sẽ được trải nghiệm nhiều hoạt động sôi nổi, hấp dẫn của “Tuần văn hóa thành phố Thanh Hóa - thành phố Hội An” năm 2025.

Chương trình nghệ thuật “Thanh Hoá tự hào cùng non sông liền một dải”
Tối ngày 30/4, tại Quảng trường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức chương trình nghệ thuật với chủ đề “Thanh Hoá - Tự hào cùng non sông liền một dải”, chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Đêm thơ Nguyễn Duy chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước
Tối ngày 30/4, tại Công viên Hội An, UBND thành phố Thanh Hóa phối hợp với Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh và Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Thanh Hóa tổ chức Đêm thơ Nguyễn Duy. Đồng chí Đào Xuân Yên, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy tới dự.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.