ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Trẻ bị tăng động giảm chú ý cha mẹ đừng chủ quan

Tăng động giảm chú ý - nếu điều trị kịp thời và đúng phương pháp, trẻ hoàn toàn có khả năng phát triển bình thường.

01/01/2020 16:36

Khi trẻ được chẩn đoán mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), cha mẹ thường rất lo lắng sẽ điều trị cho con như thế nào? Có khỏi được không?

Trước hết, một tin vui với phụ huynh là chứng tăng động giảm chú ý hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu áp dụng đúng phương pháp. Tuy nhiên, để tìm ra được cách điều trị tốt nhất, cha mẹ cần hợp tác chặt chẽ với các bác sĩ, nhà trị liệu, giáo viên và huấn luyện tại nhà. Và quá trình điều trị cho trẻ giảm các triệu chứng và ít gặp vấn đề hơn trong cuộc sống hàng ngày không hề đơn giản.

Trẻ bị tăng động giảm chú ý cha mẹ đừng chủ quan - Ảnh 1.

Điều trị chứng tăng động cho trẻ không hề đơn giản (Ảnh minh họa).

1. Khuyến cáo điều trị cho trẻ tăng động giảm chú ý (ADHD)

Đối với trẻ em bị tăng động giảm chú ý dưới 6 tuổi, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến nghị cha mẹ nên sử dụng phương pháp quản lý hành vi thay vì lựa chọn dùng thuốc. Bởi lẽ với trẻ nhỏ có thể xảy ra những tác dụng phụ không mong muốn do thuốc.

Đối với trẻ em từ 6 tuổi trở lên, các bác sĩ khuyến nghị sử dụng đồng thời cả thuốc và liệu pháp hành vi để đạt hiệu quả cao nhất.

Trẻ bị tăng động giảm chú ý cha mẹ đừng chủ quan - Ảnh 2.

Trẻ tăng động giảm chú ý có thể chữa khỏi hoặc giảm các ảnh hưởng nếu phát hiện sớm và có phương pháp điều trị phù hợp (Ảnh minh họa).

2. Phương pháp điều trị

Tâm lý trị liệu: Tâm lý trị liệu có thể hữu ích trong việc khiến trẻ cởi mở, xử lý tốt hơn các mối quan hệ trong cuộc sống.

Trị liệu hành vi: Mục tiêu của trị liệu hành vi (BT) là dạy cho trẻ cách theo dõi hành vi của chính mình, sau đó thay đổi hành vi một cách phù hợp. Cha mẹ sẽ dạy cho con cách để đối phó với các tình huống nhất định.

Đào tạo kỹ năng xã hội: Việc làm này rất hữu ích nếu một đứa trẻ gặp rắc rối với môi trường xã hội. Cũng tương tự như BT, mục tiêu của đào tạo kỹ năng xã hội là dạy cho trẻ những hành vi mới và phù hợp hơn.

Trẻ bị tăng động giảm chú ý cha mẹ đừng chủ quan - Ảnh 3.

Đào tạo kỹ năng xã hội để trẻ tăng động giảm chú ý điều chỉnh hành vi cho phù hợp (Ảnh minh họa).

Các nhóm hỗ trợ: Rất tốt để giúp cha mẹ của trẻ mắc tăng động giảm chú ý kết nối với những người khác có thể chia sẻ kinh nghiệm và mối quan tâm tương tự.

Sử dụng thuốc: Thuốc có thể giúp trẻ kiểm soát các triệu chứng tăng động giảm chú ý trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, đa phần các loại thuốc đều gây tác dụng phụ như chán ăn, khó ngủ, khó tăng cân, đau đầu, đau dạ dày...

3. Cha mẹ có thể làm gì để hỗ trợ trẻ phát triển một cách tốt nhất?

Tạo thói quen: Cố gắng lên kế hoạch, sau đó hướng dẫn con tuân theo cùng một lịch trình mỗi ngày, từ giờ thức dậy đến giờ đi ngủ.

Hạn chế sự tác động từ bên ngoài: Tắt TV, hạn chế tiếng ồn và cung cấp không gian làm việc yên tĩnh cho con. Một số trẻ bị ADHD học tốt nếu chúng di chuyển hoặc nghe nhạc nền. Hãy theo dõi con bạn và xem những gì sẽ khiến trẻ thoải mái hơn.

Trẻ bị tăng động giảm chú ý cha mẹ đừng chủ quan - Ảnh 4.

Hạn chế lựa chọn: Để giúp con bạn không cảm thấy quá tải, cha mẹ hãy đưa ra bớt đi những lựa chọn. Ví dụ, thay vì cho con tự mở tủ và tìm kiếm bộ đồ đi học phù hợp, cha mẹ hãy lựa trước cho trang phục A hoặc trang phục B.

Hãy rõ ràng và cụ thể khi nói chuyện với con: Hãy để con biết rằng bạn đang lắng nghe bằng cách tương tác thường xuyên, tích cực. Sử dụng các hướng dẫn rõ ràng, ngắn gọn khi yêu cầu con làm một việc gì đó.

Giúp con lên kế hoạch: Trẻ tăng động giảm chú ý sẽ khó tập trung vào một việc, vì vậy rất cần cha mẹ hỗ trợ trong việc đặt mục tiêu, lên kế hoạch. Hãy chia nhỏ các nhiệm vụ phức tạp thành các bước đơn giản hơn, ngắn gọn hơn. Đối với các nhiệm vụ dài hơi, thời gian nghỉ giải lao có thể giúp trẻ hạn chế căng thẳng.

Đặt mục tiêu, đừng quên khen ngợi và trao thưởng: Liệt kê mục tiêu và theo dõi các hành vi tích cực, sau đó cho con bạn biết rằng chúng đã hoàn thành như thế nào. Nếu con làm tốt, hãy thưởng cho những nỗ lực của chúng. Hãy chắc chắn rằng các mục tiêu thực tế và được chia nhỏ để dễ thực hiện.

Trẻ bị tăng động giảm chú ý cha mẹ đừng chủ quan - Ảnh 5.

Kỷ luật hiệu quả: Thay vì la mắng, la hét hoặc đánh đòn, hãy sử dụng các biện pháp kỷ luật hiệu quả hơn. Ví dụ như loại bỏ các đặc quyền khi con có hành vi không phù hợp.

Cung cấp một lối sống lành mạnh: Thực phẩm bổ dưỡng, hoạt động thể chất và ngủ đủ giấc rất quan trọng; chúng có thể giữ cho các triệu chứng tăng động giảm chú ý không trở nên tồi tệ hơn.

Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit hyperactivity disorder - ADHD) là một trong những rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em. Đặc điểm chung của ADHD là những hành vi hiếu động quá mức đi kèm sự suy giảm khả năng chú ý.

Có 3 dạng rối loạn tăng động giảm chú ý:

Hiếu động – bốc đồng: Trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý dạng này sẽ rơi vào tình trạng hiếu động và bốc đồng quá mức.

Không chú ý: Triệu chứng nổi bật nhất là ít chú ý.

Kết hợp hiếu động – bốc đồng và giảm chú ý: Trường hợp này có triệu chứng của cả hai trường hợp trên.

Theo dansinh.vn


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Độ tuổi mắc sởi đã có thay đổi sau khi kết thúc chiến dịch tiêm vaccine

Độ tuổi mắc sởi đã có thay đổi sau khi kết thúc chiến dịch tiêm vaccine

07:37 , 21/04/2025

Theo Bộ Y tế, độ tuổi mắc bệnh sởi đã bắt đầu có sự thay đổi theo nhóm tuổi sau thời điểm hạn kết thúc chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống bệnh sởi.

Chủ động xử lý ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể trong trường học

Chủ động xử lý ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể trong trường học

07:32 , 21/04/2025

Mới đây, tại Trường Mầm non Định Tăng, huyện Yên Định, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Yên Định tổ chức diễn tập “Điều tra, xử lý ngộ độc thực phẩm xảy ra tại bếp ăn tập thể trong trường học”. Đây là hoạt động ý nghĩa, góp phần nâng cao nhận thức, kỹ năng và tính chủ động, kịp thời trong công tác phòng, chống, xử lý ngộ độc thực phẩm cho đội ngũ nhân viên y tế và cán bộ, giáo viên các nhà trường.

Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ

Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ

20:23 , 20/04/2025

Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cán bộ là một trong những chính sách của Đảng, Nhà nước ta đối với đội ngũ cán bộ, góp phần giữ gìn và phát huy nguồn lực cán bộ, đáp ứng yêu cầu về sức khỏe để thực hiện tốt nhiệm vụ trên cương vị công tác. Nhận thức được vai trò, ý nghĩa quan trọng của công tác này, ngay khi được tiếp nhận thêm nhiệm vụ mới từ Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ tỉnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đã nhanh chóng ổn định tổ chức bộ máy, đồng thời triển khai các giải pháp để tiếp tục từng bước nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ.

Bộ Y tế công bố 4 loại thuốc giả mạo trong 21 sản phẩm tân dược giả bị Công an tỉnh Thanh Hóa thu giữ

Bộ Y tế công bố 4 loại thuốc giả mạo trong 21 sản phẩm tân dược giả bị Công an tỉnh Thanh Hóa thu giữ

18:05 , 20/04/2025

Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cảnh báo về thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường. Trong số 21 sản phẩm bị Công an tỉnh Thanh Hóa thu giữ khi triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả, có 4 loại được xác định là giả mạo thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, gồm: Tetracyclin, Clorocid, Pharcoter và Neo-Codion.

Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi

Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi

08:45 , 20/04/2025

Tại Thanh Hóa, từ cuối tháng 3 đến nay, số ca mắc sởi đã gia tăng trở lại. Để bảo đảm an toàn cho người bệnh, các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh đã siết chặt các giải pháp kiểm soát lây nhiễm tại đơn vị.

Bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế không được tham gia quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng

Bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế không được tham gia quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng

08:32 , 20/04/2025

Bộ Y tế vừa có văn bản gửi các bệnh viện, viện trực thuộc Bộ Y tế; các trường đại học, cao đẳng y dược trực thuộc Bộ Y tế; các hội, hiệp hội liên quan đến thực phẩm; Tổng hội Y học Việt Nam về việc quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng.

Số ca mắc sởi gia tăng trở lại

Số ca mắc sởi gia tăng trở lại

21:14 , 18/04/2025

Từ cuối tháng 3 đến nay, số ca mắc sởi tại Thanh Hóa có xu hướng tăng so với đầu năm. Ngành y tế khuyến cáo, nếu không đẩy mạnh các biện pháp phòng chống dịch bệnh thì nguy cơ bùng phát dịch sởi là rất lớn.

Tiêm miễn phí vaccine phòng cúm cho thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng

Tiêm miễn phí vaccine phòng cúm cho thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng

23:02 , 17/04/2025

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4 và tri ân các anh hùng đã chiến đấu giành độc lập, tự do cho dân tộc, sáng ngày 17/4, Trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng người có công tỉnh Thanh Hoá đã phối hợp với Trung tâm tiêm chủng VNVC Thanh Hoá tiêm vaccine phòng cúm miễn phí cho 60 thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng.

Bộ Y tế đề nghị xử lý người nổi tiếng quảng cáo sai quy định về thực phẩm chức năng

Bộ Y tế đề nghị xử lý người nổi tiếng quảng cáo sai quy định về thực phẩm chức năng

07:56 , 17/04/2025

Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử; Cục Văn hóa cơ sở về việc phối hợp quản lý quảng cáo thực phẩm.

Tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống cúm A (H5N1) và dịch bệnh mùa hè ở người

Tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống cúm A (H5N1) và dịch bệnh mùa hè ở người

18:05 , 16/04/2025

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá vừa có công văn gửi Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố; các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh về việc tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống cúm A (H5N1) và dịch bệnh mùa hè ở người.