ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Trẻ bị viêm tai giữa- chăm sóc như thế nào?

Khi trẻ viêm tai giữa, bác sĩ khuyến cáo không nên tự rửa mũi cho trẻ hay bảo trẻ xì mũi và dưới đây là lời giải đáp vì sao

25/12/2020 21:55

Giai đoạn chuyển mùa, các bậc cha mẹ và người chăm sóc trẻ nhỏ thường lo lắng bởi nhiều vấn đề ảnh hưởng tới sức khoẻ của bé yêu trong nhà. Những bé thường xuyên bị viêm tai giữa thường khiến cha mẹ lo lắng vì sợ ảnh hưởng tới sức khoẻ cũng như chức năng nghe của trẻ.

Vậy các bậc cha mẹ nên làm gì khi con mình bị viêm tai giữa?

Cần phát hiện sớm

Trẻ đang có viêm nhiễm mũi họng: sốt, chảy mũi, ho…; đột nhiên thấy trẻ quấy khóc hơn, hay dụi tai vào ngực mẹ, bỏ ăn… Nếu trẻ lớn hơn có thể biết nói đau tai và chỉ vào tai bên đau. Trẻ có thể xuất hiện rối loạn tiêu hoá (như ỉa chảy). Đó là những dấu hiệu chỉ điểm của viêm tai giữa cấp.

Điều trị đúng và dứt khoát

Cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế có bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng để xác định có viêm tai giữa hay không. Sau đó, cần điều trị đúng theo đơn và tuân thủ tuyệt đối các hướng dẫn của bác sĩ. Điều trị cho đến khi được bác sĩ khẳng định bệnh đã khỏi hẳn và không phải duy trì thuốc (một số trường hợp đặc biệt phải điều trị 06 tháng liên tục).

Hiểu được bệnh của con để phối hợp với bác sĩ

Viêm tai giữa là biến chứng từ viêm mũi họng của trẻ (98%), do nhiễm trùng hoặc dịch đi từ mũi họng sang tai giữa qua đường thông giữa mũi và tai được gọi là vòi nhĩ (hay vòi tai – vòi Eustachi). Vì thế, cần điều trị nhiễm trùng mũi họng và tai giữa, điều trị tại chỗ viêm nhiễm của mũi họng. Việc điều trị tại chỗ tai chỉ khi tai đã thủng màng nhĩ hoặc được bác sĩ Tai Mũi Họng chỉ định trích rạch màng nhĩ.

Bệnh có thể tái phát nếu viêm mũi họng không được điều trị đúng và kịp thời. Bệnh có thể diễn biến thành mạn tính nêu không được điều trị triệt để các đợt cấp tính. Bệnh có thể gây biến chứng viêm màng não, abces não, viêm mê nhĩ trong một số trường hợp: còn khe hở sọ ở trần hòm nhĩ, sào bào (một bộ phận của tai giữa).

Thời gian điều trị trung bình kéo dài từ 4- 6 tuần.

Thời gian sử dụng kháng sinh tuỳ theo tình trạng diễn biến của bệnh viêm tai giữa và do bác sĩ điều trị quyết định (có những trường hợp đặc biệt có thể sử dụng tới 2 tháng kháng sinh – dưới sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ).

Sử dụng thuốc hạ sốt, giảm đau

Viêm tai giữa cấp thường có sốt và đau tai, bạn có thể cho trẻ sử dụng thuốc nhóm paracetamol hay Ibuprofen… để hạ sốt.

Thuốc Paracetamol (hay còn gọi là Acetaminophen) là loại thuốc hạ sốt an toàn và hiệu quả dành cho trẻ em được hầu hết các bác sĩ nhi khoa khuyên dùng. Khoảng cách giữa 2 liều dùng thông thường là mỗi 4 đến 6 giờ, tuy nhiên trường hợp trẻ bị suy thận, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc tối thiểu là 8 giờ, liều từ 10-15mg/kg.

Thuốc Ibuprofen: Tác dụng hạ sốt mạnh và kéo dài thời gian hạ sốt hơn so với Paracetamol, tuy nhiên việc dùng Ibuprofen phải có chỉ định và sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ vì thuốc hạ sốt dạng này có rất nhiều tác dụng phụ. Liều dùng 7-10 mg/kg mỗi 6-8 giờ đường uống. Không nên sử dụng nhóm thuốc này khi đang sống ở khu vực hoặc đang có dịch sốt xuất huyết được công bố.

Có nên tự bơm rửa mũi hay không?

Câu trả lời là không nên. Vì sao?

- Sự chệnh lệch nhiệt độ giữa dịch bơm rửa (thường dưới 25 độ) và biểu mô đường hô hấp (33 độ) dẫn đến tai mũi họng sẽ kích thích biểu mô đường hô hấp tăng tiết, nhất là ở những trẻ có cơ địa dị ứng.

- Áp lực của bình xịt rửa sẽ đẩy dịch và vi khuẩn một phần xuống họng – một phân sẽ vào các ngách trong hốc mũi trong đó có lỗ vòi tai và các khe xoang.

- Khi xịt rửa, với lượng dịch vào mũi nhiều, mọi người sẽ có phản xạ xì mũi: như vậy khi xì tức là tạo áp lực đẩy dịch ra ngoài đồng thời cũng đẩy vào trong xoang và tai qua các lỗ thông xoang và vòi tai: đây là lý do chính gây viêm tai giữa và viêm mũi xoang và viêm tai giữa.

- Làm mất lớp bảo vệ của hệ thống mũi xoang: trong điều kiện bình thường, trên bề mặt các tế bào biểu mô hô hấp của mũi xoang có hệt hống thảm nhầy: trong thành phần có các đại thực bào, có các chất có khả năng diệt khuẩn và tạo thành rử mũi được vận chuyển ra cửa mũi trước hoặc xuống họng. Khi xịt rửa sẽ làm mất đi lớp thảm nhầy này từ đó làm cho niêm mạc mũi xoang phải tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố gây bệnh, do đo khả năng nhiễm khuẩn tăng.

Cũng không nên xì mũi. Vậy làm thế nào?

 Xì mũi tức là tạo áp lực đẩy dịch ra ngoài đồng thời cũng đẩy vào trong xoang và tai qua các lỗ thông xoang và vòi tai, và khi dịch ở trong xoang và tai lại không có lực để đẩy ra: đây là lý do chính gây viêm mũi xoang và viêm tai giữa. Vì vậy, bố mẹ không nên dạy con trẻ xì mũi.

Nếu trẻ có nhiều dịch mũi, bạn thể hướng dẫn trẻ hít khịt xuống họng và nhẹ nhàng đẩy ra cửa miệng vào khăn giấy. Đối với trẻ nhỏ chưa biết thực hiện động tác trên thì bạn có thể nhẹ nhàng đẩy cằm lên để trẻ ngậm chặt miệng và bắt buộc phải hít vào bằng mũi, khi bạn nghe thấy tiếng khịt tức là dịch mũi đã được làm sạch khỏi khoang mũi.

Cuối cùng, hãy bình tĩnh và tin tưởng phối hợp với bác sĩ. Đó chính là chìa khóa để giải quyết vấn đề.

PGS TS BS Phạm Thị Bích Đào
BV ĐH Y Hà Nội

Theo VOV.VN


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Tỷ lệ tiêm chủng vaccine có thành phần bạch hầu chỉ đạt 36%

Tỷ lệ tiêm chủng vaccine có thành phần bạch hầu chỉ đạt 36%

10:15 , 20/07/2024

Theo Kế hoạch Tiêm chủng mở rộng năm 2025 vừa được Bộ Y tế ban hành, từ đầu năm đến nay, tỷ lệ tiêm chủng hầu hết vaccine chưa đạt tiến độ.

Kiểm soát không để lây lan, bùng phát bệnh bạch hầu

Kiểm soát không để lây lan, bùng phát bệnh bạch hầu

10:00 , 20/07/2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính mới đây đã ký Công điện chỉ đạo Bộ trưởng các Bộ: Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông; Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam; Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu.

Sở Y tế triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024

Sở Y tế triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024

22:20 , 19/07/2024

Ngày 19/7, Sở Y tế tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.

Hiệp Hội Y tế tư nhân tỉnh Thanh Hóa triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm

Hiệp Hội Y tế tư nhân tỉnh Thanh Hóa triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm

22:09 , 19/07/2024

Sáng ngày 19/7, Hiệp Hội Y tế tư nhân tỉnh Thanh Hóa hội nghị sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm, triển khai phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.

Hơn 2000 tình nguyện viên tham gia Chương trình 
"Hành trình đỏ - giọt hồng xứ Thanh" lần thứ XII

Hơn 2000 tình nguyện viên tham gia Chương trình "Hành trình đỏ - giọt hồng xứ Thanh" lần thứ XII

18:04 , 19/07/2024

Chương trình hiến máu tình nguyện "Hành trình đỏ - giọt hồng xứ Thanh" lần thứ XII năm 2024 diễn ra trong 2 ngày, từ 17-18/7.

Nâng cao năng lực hồi sức cấp cứu tại tuyến y tế cơ sở

Nâng cao năng lực hồi sức cấp cứu tại tuyến y tế cơ sở

09:30 , 19/07/2024

Nhận thức tầm quan trọng của tuyến y tế cơ sở nhất là năng lực hồi sức cấp cứu, cũng như nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế hiện nay; ngành y tế Thanh Hoá xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 và những năm tiếp theo là nâng cao năng lực hồi sức cấp cứu tại tuyến y tế cơ sở.

Lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

Lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

20:42 , 16/07/2024

Trong 2 ngày 17 và 18/7 tới đây Thanh Hóa sẽ hưởng ứng chương trình hiến máu tình nguyện Hành trình đỏ. Đây là năm thứ 12 Thanh Hóa hưởng ứng chương trình này.

Sở Y tế kiểm tra các cơ sở thẩm mỹ

Sở Y tế kiểm tra các cơ sở thẩm mỹ

18:10 , 16/07/2024

Vừa qua, Sở Y tế Thanh Hoá đã chủ trì phối hợp với lực lượng chức năng, chính quyền địa phương tổ chức kiểm tra và xác minh thông tin mà Đài Phát thanh & Truyền hình Thanh Hoá phản ánh vào ngày 10/6 vừa qua về các cơ sở thực hiện dịch vụ thẩm mỹ không được cấp phép.

Kiểm soát lây nhiễm sởi, ho gà tại các cơ sở khám, chữa bệnh

Kiểm soát lây nhiễm sởi, ho gà tại các cơ sở khám, chữa bệnh

10:10 , 16/07/2024

Bộ Y tế cho biết, hiện nay tình hình bệnh sởi, ho gà tại một số tỉnh, thành phố có diễn biến phức tạp. Để bảo đảm an toàn, giảm thiểu tới mức thấp nhất nguy cơ lây nhiễm và bùng phát dịch sởi, ho gà trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập kế hoạch phòng, chống sởi, ho gà và triển khai thực hiện các hoạt động phòng, chống sởi, ho gà trên địa bàn tỉnh.

WHO kêu gọi ngăn chặn nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm H5N1

WHO kêu gọi ngăn chặn nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm H5N1

10:07 , 16/07/2024

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) kêu gọi các quốc gia tăng cường giám sát, chia sẻ thông tin và nghiên cứu nhằm ngăn chặn nguy cơ bùng phát đại dịch cúm gia cầm H5N1.