tre, luồng
Thanh Hóa đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ
Nắm bắt nhu cầu của thị trường, thời gian qua, các cơ sở sản xuất, chế biến tre, luồng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đẩy mạnh sản xuất, chế biến và đa dạng hóa sản phẩm, nhằm mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần khai thác tiềm năng, thế mạnh từ các vùng nguyên liệu tre luồng.
Sản phẩm tre luồng Thanh Hóa vươn tầm quốc tế
Nắm bắt xu thế phát triển, thời gian qua, các địa phương và các cơ sở sản xuất, chế biến tre, luồng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã nỗ lực tìm kiếm, phát triển thị trường tiêu thụ các sản phẩm tre, luồng, từng bước giảm sản phẩm thô và hướng tới sản xuất, chế biến, xuất khẩu sản phẩm tinh cho hiệu quả kinh tế cao.
Huyện Quan Sơn: Khai thác gần 7 triệu cây tre, luồng
Trên địa bàn huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa có gần 40.000 ha tre, luồng, chiếm 31% tổng diện tích tre, luồng của toàn tỉnh. Đây hiện đang là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế ở địa phương, góp phần nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống cho nhiều hộ dân trên địa bàn huyện.
Ký sự Nhất nghệ tinh- Măng chua Phú Nghiêm
Ai đã từng ghé qua vùng đất Phú Nghiêm, huyện Quan Hóa có lẽ đều say đắm vẻ đẹp thiên nhiên của nơi này. Trải qua lịch sử phát triển lâu dài, Phú Nghiêm trở thành vùng đất chứa đựng nhiều nét văn hóa ẩm thực của đồng bào dân tộc Thái. Được mệnh danh là một trong những thủ phủ tre luồng của Quan Hóa, Phú Nghiêm bạt ngàn màu xanh của những rừng tre, nứa, luồng, vầu…Tre luồng không chỉ che chở cho con người, là nguyên liệu của các vật dụng thiết yếu, mà còn góp phần làm nên một trong những món ăn trứ danh của vùng đất này- đặc sản măng chua. Thu hái, chế biến măng là việc làm quen thuộc, một nghề truyền thống lâu đời của người dân nơi đây.