Trên 56% doanh nghiệp Nhật sẽ mở rộng kinh doanh tại Việt Nam
Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro) vừa công bố kết quả khảo sát tình hình thực tế hoạt động của các doanh nghiệp Nhật Bản tại châu Á, châu Đại Dương. Kết quả cho thấy, có trên 56% doanh nghiệp Nhật Bản có nhu cầu mở rộng kinh doanh tại thị trường Việt Nam.
Theo Jetro, Việt Nam dẫn đầu các nước trong khu vực ASEAN về tỷ lệ các doanh nghiệp Nhật có nhu cầu mở rộng kinh doanh. Trong số này, tỷ lệ doanh nghiệp trong ngành chế tạo trả lời sẽ "mở rộng" là 48,1% (tăng 1,0 điểm so với năm trước), doanh nghiệp trong ngành phi chế tạo là 63,2% (giảm 2,3 điểm). Lý do được các doanh nghiệp trong ngành chế tạo đưa ra là do "nhu cầu tại thị trường xuất khẩu tăng", còn các doanh nghiệp trong ngành phi chế tạo cho rằng là do "nhu cầu tại thị trường nội địa tăng". Điều này cho thấy sự phục hồi của nhu cầu cả trong và ngoài nước tại Việt Nam tiếp tục hấp dẫn các nhà đầu tư Nhật Bản.

Về kết quả kinh doanh năm 2024, 64,1% doanh nghiệp Nhật ở Việt Nam kỳ vọng có lãi, tăng 9,8 điểm so với năm trước. Lần đầu tiên sau 5 năm kể từ trước đại dịch Covdi-19, tỷ lệ này vượt lên mức 60%. Tuy nhiên, tỷ lệ có lãi thấp hơn mức trung bình của ASEAN. Đây là năm thứ 4 liên tiếp các doanh nghiệp Nhật ở Việt Nam không có được mức lãi ở mức trung bình này, nhưng khoảng cách đã hẹp hơn và tiếp tục có dự định sẽ mở rộng sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam trong thời gian tới.

Người dân mua vàng để bảo vệ tài sản trong dài hạn
Mặc dù giá vàng liên tục biến động, người dân vẫn xếp hàng mua vàng bởi họ coi đây là kênh tài sản an toàn để tích trữ, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế đang đối mặt với nhiều bất ổn.

Chuẩn bị nguồn thực phẩm phục vụ thị trường dịp lễ 30/4 - 1/5
Dịp lễ 30/4 - 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của người dân cũng khá lớn. Để phục vụ nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân, các siêu thị, cửa hàng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã sớm chuẩn bị đầy đủ các loại hàng hóa. Năm nay, nguồn thực phẩm khá dồi dào, giá cả cơ bản ổn định.

Giá lợn hơi giảm mạnh ở miền Bắc, chững lại tại miền Nam
Giá lợn hơi những ngày gần đây biến động trái chiều. Theo đó, tại miền Bắc giá lợn hơi giảm mạnh xuống còn từ 66 - 67.000 đồng/kg, trong khi miền Trung và miền Nam giữ mức 67- 76.000 đồng/kg.

Đề xuất giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2026
Chính phủ vừa tiếp tục trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội đề xuất giảm 2% thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%. Thời gian áp dụng từ ngày 1/7/2025 đến hết 31/12/2026.

Giá xăng tăng vọt, RON 95 vượt 19.000 đồng/lít
Giá xăng tại kỳ điều hành hôm nay (24/4) đảo chiều đi lên sau hai lần được điều chỉnh giảm. Giá xăng RON 95 tăng vượt mốc 19.000 đồng/lít.

Kích cầu tiêu dùng hàng hóa dịp lễ 30/4 - 1/5
Nhằm kích cầu mua sắm trong dịp lễ 30/4 - 1/5, hiện nay, nhiều hệ thống siêu thị, cửa hàng bán lẻ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá lớn.

Giá gạo xuất khẩu Việt Nam cao nhất 4 năm qua
Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ đã giảm trong tuần qua do đồng nội tệ yếu. Trong khi đó, giá gạo Việt Nam tăng lên mức cao nhất trong vòng 4 năm nhờ nhu cầu mạnh mẽ và nguồn cung hạn chế.

Mất cân đối cơ cấu nguồn cung nhà ở
Thị trường bất động sản nhà ở trong quý đầu năm 2025 đang trong tình trạng mất cân đối. Phân khúc căn hộ cao cấp tiếp tục chiếm ưu thế, kéo theo mặt bằng giá nhà ở ngày càng tăng cao.

Giá xăng tiếp đà giảm, RON 95 xuống dưới 19.000 đồng/lít
Giá xăng tại kỳ điều hành hôm nay (17/4) tiếp tục đi xuống theo đà giảm từ tuần trước. Giá xăng RON 95 đã mất mốc 19.000 đồng/lít.

Siết chặt nguyên liệu đầu vào sản xuất hàng xuất khẩu
Trước những biến động khó lường của thương mại toàn cầu, Bộ Công Thương vừa có công văn lưu ý các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp xuất khẩu, tăng cường kiểm soát nguyên liệu đầu vào trong quá trình sản xuất.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.