ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay đổi vai trò giảng viên thật

AI (trí tuệ nhân tạo) là nền tảng cơ bản tạo nên CM công nghiệp 4.0. AI Chatbot là nền tảng đổi mới giáo dục và có thể thu thập thông tin về sở thích, thói quen, phương pháp học của sinh viên.

23/11/2020 08:57

 

Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay đổi vai trò giảng viên thật - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Chatbot có thể hiểu là chương trình máy tính dựa trên AI mô phỏng các cuộc hội thoại của con người (Ảnh - Internet)

Lợi thế của giáo dục Đại học Việt Nam trong CMCN 4.0

Việt Nam là nước đang phát triển, tuy còn nhiều ngành lạc hậu so với thế giới nhưng riêng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ  4 (CMCN 4.0) lại là nước đi đầu, vì sao?.  Về địa lý, nếu xem thế giới là ngôi nhà, thì Việt Nam là “mặt tiền” của ngôi nhà đó.

Trên nền tảng 4.0, sơ đồ hạ tầng của công nghệ thông tin toàn cầu, mọi đường đi của thông tin trên thế giới chạy “loạn xạ” khắp nơi nhưng đều đi qua một cái HUB (Bộ chia mạng hay là cổng giao dịch) Việt Nam.

Do đó tất cả mọi công nghệ thông tin trên thế giới đều đổ dồn vào Việt Nam, mọi thông tin trên internet đều di chuyển chạy qua Việt Nam trước khi đi đến địa chỉ cần đến.

Đây là một lợi thế tuyệt vời của Việt Nam mà không có nước nào trên thế giới có được. Vì vậy  Việt Nam là điểm đến,  được gọi là nơi trung tâm mới trong 4.0. Mọi công nghệ như Uber, Grab Food, Grab Bike khi đưa vào Việt Nam đều phát triển nhanh chóng hơn các nước khác như Philippin, Malaysia…

Kinh doanh giáo dục và mô hình giảng viên toàn cầu

Về địa lý không gian toàn cầu, giữa các Quốc gia là các đường biên giới, nên khi chưa có internet, muốn đi từ nước này đến nước khác phải có hộ chiếu. Muốn chuyển thông tin ấn phẩm từ nước này qua nước khác phải thông qua đủ các cơ quan  từ trung ương đến cửa khẩu.

 Còn khi  đi vào 4.0, nhờ kết nối internet, cả thế giới, mọi Quốc gia trở thành ngôi nhà nhỏ. Đã sống trong 4.0 phải nghĩ đến toàn cầu hóa, phải thay đổi  từ  tư duy trong “ao làng” sang tư duy trong “biển cả”.

Nhờ công nghệ OTT (Over-The-Top,  dịch vụ gia tăng trên nền internet) phủ sóng toàn cầu, chỉ cần livestream bài giảng của một giáo sư  Việt Nam uyên bác và đưa lên internet, mọi sinh viên trên toàn thế giới sẽ được nghe và tương tác với bài giảng của giáo sư. 

Nếu muốn kinh doanh giáo dục Đại học, mọi sinh viên trên thế giới  muốn tham gia vào lớp học chỉ nộp 1 USD, nếu bài giảng của giáo sư uyên bác  có 1 triệu sinh viên trên thế giới bấm nút tham dự, giáo sư đó sẽ thu được 1 triệu USD. Điều này không phải là giấc mơ mà hoàn toàn khả thi trong CMCN 4.0.

Giảng viên ảo hỗ trợ giảng viên thật

AI (trí tuệ nhân tạo) được xem là nền tảng cơ bản tạo nên CMCN 4.0. AI Chatbot là nền tảng đổi mới giáo dục. Trong lĩnh vực giáo dục, AI Chatbot có thể thu thập thông tin  về  sở thích, thói quen và phương pháp học của sinh viên.

Thậm chí AI Chatbot có thể thu thập các lỗi sai thường gặp trong một điểm ngữ pháp cụ thể của người họ để điều chỉnh nội dung bài dạy và giao bài tập online cho từng cá nhân sinh viên, hoặc nhóm sinh viên thông qua platform MyELT. Nhờ AI Chatbot, giáo dục Đại học 4.0 sẽ hướng tới mỗi sinh viên  một chương trình, giáo dục cho một người (Education of One).

Cần phân biệt 2 khái niệm mới. Giảng viên thật là người thật đi dạy, giảng viên ảo là do AI chatbot tạo ra  để hỗ trợ giảng viên thật.  Để xây dựng giảng viên ảo không cần phải biết lập trình quá sâu cũng dễ dàng tiếp cận với sản phẩm  bằng các thao thác tự nhiên nhất.

Giảng viên ảo được thiết kế để trả lời các câu hỏi mà sinh viên thường hỏi như kế hoạch bài học, mô-đun khóa học, bài tập và thời hạn của họ. Giảng viên ảo có thể theo dõi tiến độ học tập của sinh viên, cung cấp cho từng sinh viên những phản hồi được cá nhân hóa.  Có thể giới thiệu cho sinh viên những nội dung học tập phù hợp hơn bằng cách phân tích những kỹ năng học tập và những điểm còn thiếu sót của họ.

Giảng viên ảo sẽ được sử dụng qua 2 mảng khác nhau, nhưng liên kết với nhau: 1 chatbot và 1 kênh video. Việc sử dụng chatbot sẽ giúp người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin cũng như đặt câu hỏi liên quan đến bài học cho chatbot, người dùng sẽ có được thông tin chính xác, trong thời gian ngắn nhất. Sự linh hoạt, hấp dẫn hơn với cách học online truyền thống (trực tiếp hoặc gián tiếp) là rất rõ ràng.

Mô hình mới giảng viên đại học và đổi mới phương pháp dạy học trong CMCN 4.0

Giảng viên ảo sẽ giúp giảng viên thật rất nhiều công việc đơn giản nhưng lại tiêu tốn nhiều thời gian như truyền thụ kiến thức, chấm điểm, hướng dẫn sinh viên giải một số loại bài tập cơ bản, lưu trữ thông tin về điểm số, theo dõi quá trình học tập của sinh viên… Trong tương lai, AI Chatbot sẽ làm thay đổi cách nhà trường tìm kiếm, tiếp cận, tuyển sinh và đào tạo người học theo dữ liệu thu được.

Phải khẳng định nhất quán rằng, giảng viên ảo không bao giờ thay thế giảng viên thật có kinh nghiệm, nó chỉ làm nhiệm vụ là hỗ trợ giảng viên thật. Tuy nhiên nếu giảng viên thật không có tính sáng tạo trong dạy học, bài giảng đơn điệu … sẽ bị giảng viên ảo thay thế.

Khi xuất hiện giảng viên ảo thì vị thế và công việc  của giảng viên thật cũng như phương pháp giảng dạy cũng thay đổi về chất.

Trước hết, nhờ công nghệ AI Chatbot,  những giảng viên thật có chuyên môn và kỹ năng sư phạm tốt sẽ trở thành người dạy giảng viên ảo những kiến thức chuẩn để giảng viên ảo  truyền đạt kiến thức đó đến với sinh viên, từ đó công việc giảng viên thật trên lớp sẽ thay đổi về chất.

Giảng viên Đại học trở thành người dạy giảng viên ảo và trên lớp truyền thống, giảng viên thật không còn là người truyền thụ kiến thức mà trở thành người truyền cảm hứng cho sinh viên.

Nhờ sự trợ giúp của công nghệ AI và giảng viên ảo, phương pháp giảng dạy bậc đại học sẽ thay đổi hoàn toàn. Lý luận & Phương pháp giảng dạy mới không xây dựng trên nền tảng lý luận dạy học hàn lâm cũ mà dựa trên tốc độ phát triển công nghệ AI theo hướng cá nhân hóa đến từng sinh viên.

 Đây là hướng nghiên cứu mới đầy triển vọng trong CMCN 4.0.  Có thể so sánh như sau: nếu lý luận day học truyền thống hàn lâm là chiếc đèn dầu (dùng bằng nhiên liệu dầu hỏa thắp sáng) thì lý luận và phương pháp dạy học dựa trên AI là chiếc đèn điện (sử dụng điện năng thắp sáng).

Cùng là phương tiện chiếu sáng nhưng bản chất bên trong là khác nhau, dẫn đến mục tiêu đối tượng nghiên cứu sẽ khác nhau. Đổi mới phương pháp giảng dạy thông qua việc ứng dụng thành tựu của AI chatbot  sẽ  biến giờ giảng của giảng viên thật  trở nên hấp dẫn, sinh động, người học trở nên hứng thú  với không gian mở của lớp học gần như là vô tận. 

PGS.TS Ngô Tứ Thành – Đại học Bách khoa Hà Nội, TS Lê Thị Minh Thanh – Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng

Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng

08:09 , 26/12/2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.

Từ năm 2025, kỳ thi tốt nghiệp THPT giảm 1 buổi thi, 2 môn thi

Từ năm 2025, kỳ thi tốt nghiệp THPT giảm 1 buổi thi, 2 môn thi

16:53 , 25/12/2024

(Chinhphu.vn) - So với những năm trước, kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 giảm 1 buổi thi, 2 môn thi, qua đó giảm áp lực, giảm chi phí xã hội nhưng vẫn bảo đảm chất lượng.

Khơi dậy niềm đam mê đọc sách

Khơi dậy niềm đam mê đọc sách

13:09 , 22/12/2024

Ngày nay, khi thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, mọi người có nhiều cách lựa chọn để cập nhật thông tin, bổ sung kiến thức và phục vụ nhu cầu giải trí cho mình. Tuy nhiên, sách vẫn giữ vai trò quan trọng, bởi một cuốn sách hay không chỉ đem đến cho người đọc những thông tin cần thiết mà nó còn như chất xúc tác rèn luyện sự kiên nhẫn, giúp con người cảm thụ, suy ngẫm và có những góc nhìn mới về cuộc sống. Nhằm khơi dậy niềm đam mê đọc sách cho thế hệ trẻ, nhiều địa phương, đơn vị đã có cách làm sáng tạo giúp các bạn trẻ tiếp thu kiến thức, cảm nhận cái hay, cái đẹp mà sách mang lại, hình thành phong trào đọc sách trong học sinh, đoàn viên, thanh niên và trong cộng đồng.

Chương trình trải nghiệm “Hành trình ký ức – truyền lửa thế hệ”

Chương trình trải nghiệm “Hành trình ký ức – truyền lửa thế hệ”

11:06 , 22/12/2024

Nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, Trường Tiểu học, THCS & THPT Vinschool Star City đã phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tổ chức chương trình học tập trải nghiệm “Hành trình ký ức – truyền lửa thế hệ” cho học sinh khối 4,5.

Xây dựng môi trường học đường không khói thuốc

Xây dựng môi trường học đường không khói thuốc

09:41 , 22/12/2024

Việc đẩy mạnh tuyên truyền và phòng chống tác hại của thuốc lá, thuốc lá điện tử đã và đang là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Qua nhiều hình thức truyền thông và giáo dục, tình trạng học sinh hút thuốc ngày càng giảm, đồng thời mô hình trường học không khói thuốc được hình thành.

Thanh Hoá còn hơn 1000 giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ

Thanh Hoá còn hơn 1000 giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ

09:16 , 22/12/2024

Hiện nay, toàn tỉnh Thanh Hoá còn 1.004 cán bộ quản lý, giáo viên có trình độ chưa đạt chuẩn, chiếm tỷ lệ 2,34%. Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, THCS theo quy định tại Nghị định 71 ngày 30/6/2020 của Chính phủ, thời gian qua, ngành giáo dục Thanh Hoá đã tích cực vận động giáo viên tham gia đào tạo nâng chuẩn. Tuy nhiên, cho đến nay, công tác này vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Dạy học ngôn ngữ: Xu hướng đổi mới và ứng dụng

Dạy học ngôn ngữ: Xu hướng đổi mới và ứng dụng

20:01 , 21/12/2024

Sáng ngày 21/12, trường Đại học Hồng Đức phối hợp với trường Đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng, trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp và Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học quốc gia về chủ đề "Dạy học ngôn ngữ: xu hướng đổi mới và ứng dụng".

Chung kết cuộc thi “ Ý tưởng sáng tạo về chuyển đổi số cho thích ứng biến đổi khí hậu”

Chung kết cuộc thi “ Ý tưởng sáng tạo về chuyển đổi số cho thích ứng biến đổi khí hậu”

18:06 , 21/12/2024

Sáng ngày 21/12, Trường Đại học Hồng Đức đã tổ chức Chung kết Cuộc thi "Ý tưởng sáng tạo về chuyển đổi số cho thích ứng biến đổi khí hậu" và trao giải cho các đội. Cuộc thi do Tổ chức Cứu trợ Trẻ em - Văn phòng đại diện tại Việt Nam tài trợ.

Nhiều hoạt động giáo dục ngoại khoá kỉ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Nhiều hoạt động giáo dục ngoại khoá kỉ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

09:55 , 21/12/2024

Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, các trường học trên địa bàn thành phố Thanh Hoá đã tích cực tổ chức các hoạt động ngoại khóa giúp cán bộ, giáo viên và học sinh thêm hiểu, tự hào về truyền thống vẻ vang của Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng.

Lễ ra quân các đội tuyển dự kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia THPT năm học 2024- 2025

Lễ ra quân các đội tuyển dự kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia THPT năm học 2024- 2025

18:06 , 19/12/2024

Sáng ngày 19/12, trường THPT Chuyên Lam Sơn đã tổ chức Lễ ra quân các đội tuyển dự kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia THPT năm học 2024 - 2025.