Triển khai các giải pháp cấp nước, chống xâm nhập mặn
Do không có mưa bổ sung và thời tiết hanh khô nên mực nước tại nhiều hồ, đập, sông suối đã xuống thấp hơn so với cùng kỳ nhiều năm trước. Tại một số trạm bơm ở thành phố Thanh Hoá, Nga Sơn, Hậu Lộc và Hà Trung đã xuất hiện tình trạng xâm nhập mặn. Có thời điểm độ mặn lên tới 24 phần nghìn.
Tại trạm bơm Liên Lộc 2 và cống Lộc Động huyện Hậu Lộc, từ cuối tháng 12 năm 2023 đã xuất hiện xâm nhập mặn. Không chỉ ở Hậu Lộc mà nhiều trạm bơm xung yếu khác ở Nga Sơn, Hà Trung và thành phố Thanh Hoá cũng xuất hiện xâm nhập mặn ở cường độ cao.
Trong số gần 300 trạm bơm tưới thuộc hệ thống thuỷ lợi Bắc Sông Mã, Sông Chu và Nam Sông Mã hiện có đến 35% bị xuống cấp, hư hỏng, công suất hạn chế do xây dựng đã lâu. Đặc biệt, năm nay trên dòng chính Sông Chu, Nhà máy thuỷ điện Nậm Sum 3 của Lào đã bắt đầu tích nước. Dung tích vận hành lên tới trên 435 triệu m3, chiếm 50% lượng nước từ hồ Hủa Na về hồ Cửa Đạt, gây thiếu hụt lượng nước phục vụ sản xuất tại Thanh Hoá.

Ông Trần Hưng, Giám đốc Chi nhánh thuỷ lợi Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Chúng tôi sẽ không để xảy ra xâm nhập mặn, bởi vì chúng tôi quản lý tất cả các hệ thống cống chiêu ngăn mặn và giữ ngọt thì đều được hoành triệt trước khi xâm nhập mặn vào. Nếu ảnh hưởng xâm nhập mặn do thời tiết hạn hán thì chúng tôi có phương án 2, đó là đặt các máy bơm dầu trên các trục kênh tưới tiêu để phục vụ các diện tích hạn cục bộ".
Với diện tích tưới lớn, thời gian khô hanh, nắng nóng sẽ kéo dài trong mùa nắng nóng sắp tới, việc bảo đảm nước tưới cho sản xuất là hết sức quan trọng. Theo tính toán sơ bộ, sẽ có khoảng 15.000 ha do các công ty thuỷ lợi hợp đồng có khả năng thiếu nước. Xuất phát từ thực tế đó, cùng với sự nỗ lực của toàn hệ thống thuỷ lợi, chính quyền các địa phương, người sản xuất cũng cần sử dụng nước tưới tiết kiệm, hợp lý, đồng thời chủ động biện pháp chống hạn cho cây trồng ngay từ thời điểm này.

Doanh nghiệp xuất khẩu Thanh Hóa ứng phó với cuộc chiến thương mại
Trong bối cảnh thương mại toàn cầu ngày càng căng thẳng, đặc biệt là chính sách thuế quan của Mỹ mới đây, các doanh nghiệp xuất khẩu Thanh Hóa đang khẩn trương triển khai các biện pháp thích ứng nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực.

Doanh nghiệp FDI tin tưởng môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam
Trong bối cảnh thương mại toàn cầu có nhiều biến động, các doanh nghiệp FDI đã quyết định đầu tư tại Việt Nam hiện vẫn kiên định với kế hoạch đầu tư của mình.

Phát huy vai trò của doanh nghiệp trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa
Với sự tham gia của các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, những năm qua, Thanh Hóa đã xây dựng được các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, tạo ra các chuỗi liên kết, cung ứng nông sản hiệu quả. Đây là điều kiện quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp.

Đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm
Dự án đường bộ ven biển, đường 512 nối cao tốc Bắc Nam với Quốc lộ 1A; dự án đường W5 thuộc dự án đô thị động lực Nghi Sơn là ba trong số các dự án giao thông trọng điểm đang triển khai tại Thanh Hóa. Hiện nhà thầu đang tập trung phương tiện, nhân lực đẩy nhanh tiến độ các dự án này.

Tập trung cấp nước phục vụ sản xuất
Do thời tiết nắng nóng, xâm nhập mặn diễn ra tại nhiều địa phương, nên để đảm bảo cấp đủ nước cho hơn 112.000 ha lúa chiêm xuân trổ bông đúng khung lịch thời vụ, các đơn vị thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã chủ động đắp đập, dự trữ nước trên kênh và vận hành tối đa các trạm bơm tưới khi điều kiện cho phép.

4 tháng đầu năm, Thanh Hoá thu ngân sách ước đạt 16.307 tỷ đồng
4 tháng đầu năm 2025 tổng thu ngân sách nhà nước của tỉnh Thanh Hoá ước đạt 16.307 tỷ đồng, bằng 35,8% dự toán.

Tỉnh Thanh Hóa thu 8.390 tỷ đồng từ hoạt động du lịch
Lũy kế 4 tháng đầu năm, tỉnh Thanh Hoá đã đón hơn 5,2 triệu lượt khách du lịch với tổng doanh thu ước đạt 8.390 tỷ đồng, tăng 13,9% so với cùng kỳ.

Doanh thu bán lẻ hàng hoá dịch vụ tháng 4/2025 đạt hơn 17.000 tỷ đồng
Tháng 4/2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá ước đạt 17.198 tỷ đồng, tăng 11,4% so với cùng kỳ.

Hiệu quả kinh tế từ trồng cây dong riềng
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có khoảng 230 ha cây dong riềng. Đây là cây trồng được đánh giá thích hợp với thổ nhưỡng ở một số huyện miền núi do chịu hạn tốt, phù hợp với đất đồi dốc và cho năng xuất, hiệu quả kinh tế cao.

Thanh Hóa mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp xanh
Thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành các chương trình, đề án, kế hoạch… hướng tới mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững và thích ứng biến đổi khí hậu. Đến nay, trên địa bàn tỉnh bước đầu đã có các mô hình sản xuất cây trồng theo hướng hữu cơ và đạt tiêu chuẩn hữu cơ.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.