Triển khai nguồn vốn tín dụng chính sách hỗ trợ phục hồi kinh tế
(TTV) - Thực hiện Nghị quyết số 11 của Chính phủ và các chương trình kế hoạch của UBND tỉnh Thanh Hóa về phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh Thanh Hóa đang khẩn trương rà soát, ưu tiên giải ngân nguồn vốn tín dụng chính sách hỗ trợ phục hồi kinh tế trên địa bàn tỉnh.
![]() |
Theo Nghị quyết số 11 của Chính phủ, Ngân hàng chính sách xã hội được giao triển khai thực hiện 5 chương trình tín dụng ưu đãi trong 2 năm (2022 - 2023), gồm: Cho vay hỗ trợ việc làm; cho vay mua nhà ở xã hội; cho vay đối với học sinh, sinh viên để mua máy vi tính, thiết bị học tập và trang trải chi phí học tập; cho vay phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và cho vay đối với các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập phải ngừng hoạt động theo yêu cầu phòng, chống dịch Covid - 19.
Với tinh thần triển khai chính sách kịp thời và hiệu quả, Ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh Thanh Hóa đã chủ động tham mưu, phối hợp với chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan để rà soát nắm bắt nhu cầu vốn vay. Thông tin kịp thời về đối tượng, quy trình, thủ tục vay vốn đến với người dân. Ngay trong tháng 4, ngân hàng cũng đã thông báo vốn lần 1 thực hiện các chương trình tín dụng theo nghị quyết 11 với số vốn 201 tỷ đồng.
![]() |
Ông Nguyễn Tiến Trứ, Phó Giám đốc Ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh Thanh Hóa cho biết: "Ngân hàng đã tổ chức tập huấn cho 100% cho cán bộ, tổ chức đầy đủ các phiên giao dịch xã để tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn thủ tục vay vốn thu nợ, thu lãi, giải ngân các chương trình theo Nghị quyết 11, đồng thời tham mưu tháo gỡ khó khăn vướng mắc khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện".
Cùng với việc triển khai Nghị quyết 11, Ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh Thanh Hóa cũng đang tập trung ưu tiên nguồn vốn triển khai Quyết định 05 của Chính phủ về bổ sung chỉnh sửa một số điểm đối với tín dụng học sinh sinh viên; Quyết định 09 của Chính phủ về tín dụng hỗ trợ học sinh sinh viên mua máy tính và thiết bị phục vụ học tập. Trong đó điểm mới là nâng mức vay cho mỗi học sinh, sinh viên từ 2,5 triệu đồng lên 4 triệu đồng/tháng. Cho học sinh các cấp thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình và hộ có bố hoặc mẹ hoặc cả bố mẹ mất do Covid – 19 vay vốn để mua máy tính, thiết bị phục vụ học tập với mức vay tối đa 10 triệu đồng/ học sinh, sinh viên, lãi suất 1,2%/năm. Ông Nguyễn Tiến Trứ, Phó Giám đốc Ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh Thanh Hóa cho biết thêm, học sinh sinh viên có thể vay đồng thời theo Quyết định 09 và 05 để phục vụ học tập, và người dân có thể tiếp cận Ban quản lý tổ cấp xã, tại điểm giao dịch xã kể cả đến trụ sở ngân hàng chính sách cấp huyện để được hướng dẫn thủ tục vay vốn, về phía ngân hàng cam kết đấu mối tham mưu nhận đầy đủ vốn để kịp thời triển khai các chương trình hiệu quả nhất.
![]() |
Qua rà soát của Ngân hàng chính sách xã hội Thanh Hóa, nhu cầu vốn tín dụng chính sách tại Thanh Hóa trong 2 năm (2022 - 2023) là hơn 3.139 tỷ đồng. Đến hết tháng 4, Ngân hàng chính sách xã hội Thanh Hóa đã giải ngân gần 32 tỷ đồng hỗ trợ phục hồi kinh tế theo Nghị quyết 11 của Chính phủ. Việc triển khai kịp thời nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước sẽ góp phần quan trọng hỗ trợ người dân và các đối tượng chính sách sớm phục hồi sau đại dịch COVID – 19.
Thanh Thảo – Xuân Tuấn/Bản tin Thanh Hóa ngày mới 3.5
Đọc thêm

Thêm ngân hàng hạ lãi suất tiền gửi tiết kiệm
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) vừa thông báo điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi tiết kiệm ở một số kỳ hạn ngắn.

Mở rộng diện tích trồng rừng bằng cây nuôi cấy mô
Thực hiện mục tiêu nâng cao năng suất,chất lượng rừng trồng, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các địa phương và các chủ rừng tăng cường quản lý, sử dụng giống chất lượng cao trong trồng rừng cây nuôi cấy mô; khắc phục tình trạng cây giống lâm nghiệp kém chất lượng.

Tăng cường vốn vay ưu đãi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước Khu vực 7, tính đến ngày 20 tháng 3 năm 2025, tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỗ trợ lãi suất theo các lĩnh vực ưu tiên của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đạt hơn 46 tỷ đồng.

Thanh Hóa có thêm 25 sản phẩm OCOP
Theo thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh, trong quý 1 năm 2025, tỉnh Thanh Hóa có thêm 25 sản phẩm OCOP, trong đó có 1 sản phẩm OCOP 5 sao là nước mắm cốt đặc biệt của Công ty TNHH Thực phẩm và Thương mại dịch vụ Lê Gia ở xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa. Hiện toàn tỉnh có 631 sản phẩm OCOP, trong đó có 2 sản phẩm 5 sao quốc gia, còn lại là các sản phẩm 3 và 4 sao.

Xu hướng và cơ hội phát triển doanh nghiệp năm 2025
Sáng 3/4, Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá đã phối hợp với Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, trường Đại học Hồng Đức tổ chức chương trình cà phê doanh nhân với chủ đề "Xu hướng và cơ hội phát triển doanh nghiệp năm 2025".

Thanh Hóa: Quí 1, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt hơn 84.000 tấn
Quý 1 năm 2025, sản lượng thịt hơi xuất chuồng tỉnh Thanh Hóa đạt hơn 84.000 tấn, đạt 25,6% kế hoạch cả năm.

Nỗ lực vượt khó giữ vững thị trường khách hàng
Nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn thách thức, trong quý 1/2025, tình hình hoạt động tại nhiều đơn vị doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã ghi nhận sự tăng trưởng tích cực với thị trường, khách hàng được mở rộng. Đây là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tăng tốc thực hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh đã đề ra trong năm 2025.

Thanh Hóa tạo việc làm mới cho 14.700 lao động
Quý 1 năm 2025, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức 2 phiên giao dịch, ngày hội việc làm, thu hút 40 lượt doanh nghiệp, đơn vị và 2.000 lượt người lao động tham gia tuyển dụng, qua đó kết nối việc làm thành công cho 250 lao động.

Tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa quý 1 ước đạt 2,57 tỷ USD
Năm 2025, thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp trọng điểm ở tỉnh Thanh Hóa như; Mỹ, các nước Liên minh Châu Âu và Châu Á đều có tín hiệu tăng trưởng tốt, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất. Các doanh nghiệp đã tích cực nhập khẩu nhiều mặt hàng nguyên, phụ liệu làm đầu vào sản xuất.

Hơn 3.000 tỷ đồng cho vay xuất, nhập khẩu
Các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chú trọng nguồn vốn cho vay vào hoạt động sản xuất, kinh doanh các lĩnh vực ưu tiên, trong đó có xuất, nhập khẩu. Tính đến cuối tháng 3 năm 2025, dư nợ cho vay đối với lĩnh vực xuất, nhập khẩu của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đạt hơn 3.000 tỷ đồng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.