Đường dây nóng: 0237 3721150

Trình Quốc hội về Luật Sửa đổi, bổ sung 1 số điều của Luật Giáo dục

Sáng ngày 29/5, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày trước Quốc hội Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục.

29/05/2018 09:58

Về sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, theo báo cáo do Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trình bày trước Quốc hội, xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục nhằm phát huy các kết quả đạt được và khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật Giáo dục (2005) và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục (2009);

Thể chế hóa quan điểm của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT và tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức, quản lý, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn để phát triển và hội nhập; đồng thời, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật Việt Nam.

Về mục tiêu, xây dựng và ban hành Dự án Luật nhằm thể chế hóa quan điểm đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT của Đảng và Nhà nước; phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế, bất cập về điều chỉnh pháp luật đối với GD&ĐT trong thời gian qua để giải quyết những vấn đề mới phát sinh trong phát triển GD&ĐT, góp phần nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.

Hoàn thiện khung pháp lý về GD&ĐT, tạo ra sự đồng bộ, thống nhất với các văn bản pháp luật khác trong toàn hệ thống để huy động mọi nguồn lực phát triển GD&ĐT, nâng cao hiệu quả đầu tư của Nhà nước; đổi mới quản lý nhà nước, thúc đẩy quản trị nhà trường, tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả GD&ĐT.

Quan điểm là tiếp tục thể chế hóa đầy đủ, kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tạo hành lang pháp lý cho việc xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng, chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc.

Đảm bảo tính toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm nhằm xác định những quy định cần sửa đổi, bổ sung đảm bảo tính tổng thể của các chính sách cần sửa đổi, bổ sung. Đảm bảo tính thực tiễn, thiết thực, khả thi trên cơ sở đánh giá quá trình thực thi Luật Giáo dục trong 12 năm qua để nhận diện rõ vướng mắc từ thực tiễn triển khai, giải quyết được những vấn đề “nút thắt” để góp phần đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, huy động các nguồn lực trong và ngoài nước cho phát triển GD&ĐT.

Đảm bảo tính kế thừa, phát triển và hội nhập, tạo ra bước đột phá mới trong phát triển GD&ĐT; đảm bảo Luật Giáo dục vừa là luật khung, làm nền tảng cho các luật chuyên ngành như Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp,... vừa đáp ứng yêu cầu điều chỉnh giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên; khắc phục một số vướng mắc, bất cập trong quá trình thực thi Luật.

Quốc hội họp tại hội trường sáng 29/5

 

Những vấn đề chủ yếu sửa đổi, bổ sung:

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 36 điều; bổ sung 3 điều mới; bãi bỏ 10 điều, phù hợp với Nghị quyết số 34/2017/QH14 của Quốc hội về Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh của Quốc hội và phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay.

Dự thảo Luật đã bao quát hầu hết các vấn đề cần sửa đổi, bổ sung đối với Luật Giáo dục, trong đó tập trung vào một số nội dung hướng vào các chính sách như: chính sách học phí học sinh, sinh viên sư phạm; trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đối với nhà giáo; về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận văn bằng nước ngoài; đầu tư và nguồn lực tài chính cho giáo dục; trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội,…

Cơ quan chủ trì soạn thảo đã nghiêm túc nghiên cứu, đánh giá tác động của các vấn đề và chính sách nêu trên, lồng ghép các nội dung cần sửa đổi, bổ sung ở các mức độ khác nhau tại các điều Luật có liên quan của Dự thảo, trên cơ sở đó triển khai theo hướng xây dựng Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục theo đúng Nghị quyết số 34/2017/QH14 nhằm giải quyết những vấn đề vướng mắc, bức xúc của giáo dục và đào tạo hiện nay.

Việc xây dựng Dự án Luật đã đảm bảo tuân theo đúng quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015. Trong đó, việc gửi Dự thảo xin ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương, các cơ sở giáo dục được đặc biệt coi trọng. Dự thảo đã nhận được 22 văn bản góp ý của các Bộ, ngành, nhiều ý kiến góp ý của các địa phương và cơ sở giáo dục.

Hiếu Nguyễn/Báo Giáo dục & Thời đại


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

16/7 công bố kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT

16/7 công bố kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT

09:03 , 08/07/2025

Theo kế hoạch, kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay sẽ được công bố vào 8h sáng 16/7 trên các cổng thông tin chính thức của Bộ và các Sở Giáo dục và Đào tạo.

Trường nghề - một trong những lựa chọn dành cho học sinh

Trường nghề - một trong những lựa chọn dành cho học sinh

08:57 , 08/07/2025

Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa có 24 Trung tâm giáo dục thường xuyên - giáo dục nghề nghiệp và 15 trường trung cấp, cao đẳng có hệ đào tạo giáo dục thường xuyên cấp THPT. Hệ thống trường nghề là một trong những lựa chọn dành cho học sinh tốt nghiệp THCS.

Có khoảng 19.000 sinh viên đang học ngành vi mạch bán dẫn

Có khoảng 19.000 sinh viên đang học ngành vi mạch bán dẫn

15:15 , 07/07/2025

Ngay trong năm học 2024 - 2025, cả nước đã có khoảng 19.000 sinh viên nhập học các ngành phù hợp với lĩnh vực bán dẫn, chiếm khoảng 10% tổng số sinh viên theo học ngành STEM.

Thống nhất quản lý giáo dục nghề nghiệp

Thống nhất quản lý giáo dục nghề nghiệp

19:49 , 06/07/2025

Tại tỉnh Thanh Hoá, thực hiện chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được bàn giao về cho Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý. Việc thống nhất về quản lý giáo dục nghề nghiệp không chỉ thống nhất hệ thống giáo dục quốc gia, mà còn mang ý nghĩa về mặt quản lý, mở ra nhiều cơ hội lớn cho các cơ sở đào tạo nghề và người học.

Giá sách giáo khoa năm học mới  giảm nhẹ

Giá sách giáo khoa năm học mới giảm nhẹ

14:02 , 05/07/2025

Thời điểm này, các nhà sách, đơn vị cung ứng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã nhập về đầy đủ các loại sách giáo khoa cho năm học 2025 - 2026. Năm nay giá sách giáo khoa cơ bản ổn định, một số đầu sách giảm nhẹ so với mọi năm.

Bế giảng chương trình tiếng Anh Access khóa 2023 - 2025

Bế giảng chương trình tiếng Anh Access khóa 2023 - 2025

11:51 , 01/07/2025

Chiều 30/6, Trường Đại học Hồng Đức đã bế giảng chương trình tiếng Anh Access khóa 2023 - 2025.

Học nghề sau tốt nghiệp THCS – Lựa chọn thực tế của nhiều học sinh

Học nghề sau tốt nghiệp THCS – Lựa chọn thực tế của nhiều học sinh

09:30 , 01/07/2025

Hiện nay, nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp THCS đang lựa chọn học văn hóa kết hợp học nghề theo mô hình 9+. Tại Thanh Hóa, hướng đi này ngày càng được quan tâm, đặc biệt với những em không đủ điều kiện vào lớp 10 công lập. Học đúng năng lực, rút ngắn thời gian, sớm có nghề nghiệp ổn định - đó là lý do mô hình này đang trở thành lựa chọn thiết thực của nhiều gia đình.

Từ ngày 01/7/2025, UBND cấp xã quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn

Từ ngày 01/7/2025, UBND cấp xã quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn

07:04 , 30/06/2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 10, quy định về phân quyền, phân cấp và phân định thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước của chính quyền địa phương hai cấp đối với giáo dục phổ thông. Theo Thông tư 10, UBND cấp xã sẽ có các thẩm quyền:

Đại hội đại biểu Đảng bộ Trường Đại học Hồng Đức lần thứ VI, nhiệm kỳ 2025-2030

Đại hội đại biểu Đảng bộ Trường Đại học Hồng Đức lần thứ VI, nhiệm kỳ 2025-2030

19:45 , 29/06/2025

Ngày 29/6, Đảng bộ Trường Đại học Hồng Đức tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ VI, nhiệm kỳ 2025-2030. Dự đại hội có đồng chí Trần Văn Hải, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Đảng ủy UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành, đơn vị cấp tỉnh.

Đại hội Đảng bộ trường Đại học Văn hoá, thể thao và Du lịch Thanh Hoá, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Đại hội Đảng bộ trường Đại học Văn hoá, thể thao và Du lịch Thanh Hoá, nhiệm kỳ 2025 - 2030

19:45 , 29/06/2025

Sáng 29/6, Đảng bộ Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ V, nhiệm kỳ 2025-2030. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng dự và chỉ đạo đại hội.