Trồng dược liệu - hướng đi giúp nhiều hộ nông dân nâng cao thu nhập
Nắm bắt nhu cầu thị trường, những năm gần đây, nhiều hộ dân, Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã phát triển cây dược liệu trở thành cây trồng hàng hóa, mang lại giá trị thu nhập cao.
Hiện nay, Thanh Hóa có khoảng 5.000 ha trồng dược liệu ngắn ngày và khoảng hơn 94.000 ha trồng dưới tán rừng với khoảng 1.000 loại cây, chủ yếu tập trung tại các huyện miền núi Quan Sơn, Quan Hóa, Mường Lát, Lang Chánh, Bá Thước, Ngọc Lặc... Thời gian gần đây có xu hướng phát triển ở các huyện trung du, đồng bằng như Triệu Sơn, Đông Sơn, Thiệu Hóa, Nông Cống... Toàn tỉnh có 47 hợp tác xã sản xuất, kinh doanh dược liệu đã mạnh dạn thực hiện tích tụ tập trung đất đai và vận động thành viên sản xuất các loại cây dược liệu theo hướng hàng hóa, nhiều đơn vị ngoài cũng cấp sản nguyên liệu thô cho các cơ sở chế biến đã chủ động chế biến các sản phẩm và được chứng nhận OCOP. Việc sản xuất dược liệu cho giá trị thu nhập trung bình từ 200 - 300 triệu đồng 1 ha/ năm tùy loại.
Ông Nguyễn Đình Hải, Giám đốc Hợp tác xã nông dược xã Ái Thượng, huyện Bá Thước cho biết: "Thanh Hoá có rất nhiều nguồn dược liệu quý hiếm. Tôi mong muốn đưa nguồn dược liệu ở Thanh Hoá vươn tầm xa hơn nữa".
Trước nhu cầu của thị trường về sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược, các địa phương đã lồng ghép nhiều chương trình, dự án, đề tài khoa học để xây dựng, phát triển các mô hình trồng dược liệu; chú trọng hướng dẫn, hỗ trợ người dân ưu tiên trồng các loại dược liệu quý hiếm, các giống có năng suất, chất lượng cao, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào trồng, chăm sóc. Cùng với đó, Thanh Hóa luôn tạo điều kiện cho các hộ, tổ hợp tác, hợp tác xã tham gia các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh. Thông qua các hoạt động này, sản phẩm dược liệu của Thanh Hóa được các địa phương, đơn vị đánh giá cao, tạo cơ hội kết nối, giao thương giữa sản xuất với chế biến, tiêu thụ.
Doanh nghiệp đề xuất giữ cơ chế xuất nhập khẩu tại chỗ
Hiện nay, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến sửa đổi Điều 35, Nghị định 08 về cơ chế xuất nhập khẩu tại chỗ, theo hướng xoá bỏ hoàn toàn. Trước những lo ngại sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp, cũng như đứt gãy chuỗi cung ứng nội địa của các ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là dệt may, da giày, điện tử, các hiệp hội đã đề xuất giữ nguyên hiệu lực của cơ chế xuất nhập khẩu tại chỗ đã được hình thành 26 năm, cũng như làm minh bạch hơn những điều kiện để cơ chế được thực thi hiệu quả.
Ngân hàng Nhà nước duy trì chính sách tiền tệ linh hoạt
Ngân hàng Nhà nước cho biết, sẽ tiếp tục giữ nguyên các mức lãi suất điều hành trong bối cảnh lãi suất thế giới vẫn ở mức cao, tạo điều kiện cho các ngân hàng tiếp cận nguồn vốn từ Ngân hàng Nhà nước với chi phí thấp, tạo điều kiện để hỗ trợ nền kinh tế.
Tăng cường quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói xuất khẩu
Cục Bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố; các Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng; đại diện các mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói về việc tăng cường quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói xuất khẩu.
Giảm thuế VAT kích cầu sản xuất, tiêu dùng
Ngành thuế Thanh Hóa đang thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 10% xuống còn 8% đối với nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ theo Nghị định số 180 của Chính phủ. Việc tiếp tục giảm thuế VAT được đưa ra đúng vào dịp cao điểm mua sắm Tết nên đã có tác động tích cực tới tâm lý người dân và các doanh nghiệp.
Thanh Hóa có 372 mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ tham gia quản lý
Những năm qua, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ tham gia quản lý đã hình thành và không ngừng được mở rộng. Sự phát triển của các Hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ liên kết đã phát huy được tiềm năng thế mạnh của địa phương, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sản xuất hàng hóa, tạo việc làm và tăng thu nhập cho hội viên, phụ nữ.
Bá Thước: Nông dân làm giàu từ cây cam
Xác định thế mạnh về tiềm năng đất đai, khí hậu thổ nhưỡng phù hợp để phát triển cây cam, những năm gần đây, xã Điền Lư huyện Bá Thước đã khuyến khích người dân trồng và mở rộng diện tích cây cam, mang lại nguồn thu nhập rất tốt.
Thanh Hóa tập trung cho sản xuất vụ Xuân 2025
Cùng với thu hoạch các cây màu vụ Đông, hiện nay bà con nông dân các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang tập trung các điều kiện cho sản xuất vụ chiêm xuân 2025.
UOB lạc quan với tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2025
Những chuyến biến tích cực từ các động lực trong nước như sản xuất, chi tiêu của người tiêu dùng và lượng khách du lịch sẽ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam, đặc biệt là trong nửa đầu năm 2025. Đây là nhận định mới nhất của ngân hàng UOB về triển vọng kinh tế Việt Nam.
Nông dân xã Thọ Tân, huyện Triệu Sơn thu nhập cao từ cây đào
Mặc dù mới được đưa vào xã Thọ Tân, huyện Triệu Sơn gần 10 năm nay nhưng cây đào đã trở thành cây trồng chủ lực, mang lại thu nhập cao cho người nông dân. Riêng mỗi vụ đào Tết, mỗi hộ trồng đào ở xã Thọ Tân có thể có thu nhập hàng trăm triệu đồng; trong đó có từ 40 đến 50 hộ thu nhập từ 500 triệu đồng đến 700 triệu đồng.
Các cơ sở chế biến hải sản ở thị xã Nghi Sơn cung ứng hàng Tết
Để đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường, hiện nay các cơ sở chế biến thủy sản trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa đang tăng tốc sản xuất và giao đơn hàng. Đây là thời điểm tiêu thụ hàng cao nhất trong năm với sản lượng tăng từ 1,5 đến 2 lần so với ngày thường.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.