Trụ sở Tòa soạn Báo Tiếng Dân được công nhận là di tích lịch sử
Ngày 26/4, Bảo tàng lịch sử Thừa Thiên - Huế đã tổ chức Lễ công bố và đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử Tòa soạn Báo Tiếng Dân, tại số 193 đường Huỳnh Thúc Kháng, TP Huế.

Ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế trao bằng xếp hạng di tích trụ sở Tòa soạn Báo Tiếng Dân cho ông Cao Huy Hùng, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên - Huế. Ảnh: PV
Đây là di tích lịch sử, lưu niệm sự kiện cấp tỉnh, thành phố, thuộc sự quản lý của Bảo tàng lịch sử Thừa Thiên - Huế. Hiện di tích còn lưu giữ được hai khu nhà cũ (trong đó có một khu nhà hai tầng) với lối kiến trúc Pháp từng là nơi tòa soạn báo Tiếng Dân làm việc.
Bên trong hiện bố trí nhiều ngăn tủ kính để trưng bày những tư liệu, bản báo in của báo Tiếng Dân phục vụ du khách đến tham quan.

Trụ sở Báo Tiếng Dân trên đường Huỳnh Thúc Kháng. Ảnh: PV
Ngày 10/8/1927, Báo Tiếng Dân - tờ báo quốc ngữ đầu tiên ở miền trung ra số đầu tiên, do chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng làm chủ biên, Đào Duy Anh làm thư ký Tòa soạn. Báo Tiếng Dân phản ánh những sự kiện lịch sử diễn ra ở Trung Kỳ, có vai trò chính trị quan trọng, gây ảnh hưởng lớn trong giới trí thức miền Trung. Hoạt động từ năm 1927 đến ngày 24/4/1943, hơn 16 năm hoạt động Báo Tiếng Dân bị chính quyền thực dân buộc đình bản sau khi đã xuất bản 1.766 số.

Trụ sở báo Tiếng Dân được chụp lại khi đang còn hoạt động. Ảnh: Tư liệu
Nhà nghiên cứu Dương Phước Thu, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo tỉnh Thừa Thiên - Huế khẳng định: “Tiếng Dân là tờ báo tiếng Việt khổ lớn đầu tiên ở miền trung. Là tờ báo tiến bộ của trí thức và tiểu tư sản. Từ năm 1930, sự đóng góp của những người cộng sản như Nguyễn Chí Diễu, Võ Nguyên Giáp, Hải Triều, Đào Duy Anh… đã khiến tờ báo dần có tư tưởng yêu nước và sau đó trở thành tờ báo cách mạng”.
Cũng tại buổi đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử trụ sở Báo Tiếng Dân, ông Cao Huy Hùng, Giám đốc Bảo tàng lịch sử Thừa Thiên - Huế cho biết quyết định xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh, thành phố đối với trụ sở báo Tiếng Dân được UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế ban hành ngày 4/6/2018. Việc công nhận di tích có ý nghĩa trong việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị di tích lịch sử này.
“Tới đây bảo tàng sẽ cho phục nguyên trụ sở Báo Tiếng Dân để khai thác theo hướng là bảo tàng báo chí thu nhỏ ở Thừa Thiên - Huế. Đồng thời là nơi để các nhà báo ở Thừa Thiên - Huế lui tới đặt câu lạc bộ, sinh hoạt, trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ” – ông Cao Huy Hùng nói.
Báo Tiếng Dân ra số đầu tiên vào ngày 10/8/2927 do chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng làm chủ biên kiêm chủ bút, Đào Duy Anh làm thư ký tòa soạn.
Tiếng Dân là tờ báo Quốc ngữ đầu tiên ở miền Trung. Mặc dù ra đời muộn hơn so với báo chí miền Nam và Bắc, song báo Tiếng Dân đã có vai trò trong việc công khai nói lên tiếng nói của người Việt Nam yêu chuộng hòa bình, độc lập, tự do và tự chủ.
Tờ báo đã tồn tại hơn 16 năm, xuất bản được 1.766 số báo thì bị chính quyền thực dân Pháp đình bản vào ngày 24/4/1943.
Tại hội nghị văn hóa toàn quốc (tháng 7/1948) tổ chức ở chiến khu Việt Bắc, Tổng bí thư Trường Chinh đã đánh giá về 16 năm hào khí của tờ báo Tiếng Dân là: "Thét tiếng dân giữa kinh thành Huế".
Theo Công Luận
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Lan tỏa văn hóa giao thông qua triển lãm tranh ảnh
Triển lãm tranh, ảnh và tuyên truyền lưu động công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Như Xuân tổ chức đang thu hút sự quan tâm của rất nhiều đoàn viên, thanh thiếu niên, học sinh trên địa bàn, qua đó lan tỏa văn hóa giao thông đến đông đảo người dân, tạo sự chuyển biến, nâng cao ý thức trách nhiệm chấp hành pháp luật về giao thông, kiềm chế tai nạn.

Lập nghiên cứu tiền khả thi các dự án đường sắt quốc gia
Bộ Xây dựng vừa ký Quyết định giao nhiệm vụ chủ đầu tư lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi các dự án đường sắt quốc gia trọng điểm cho các ban quản lý dự án. Thời gian thực hiện từ năm 2025 đến năm 2027.

Gần 120 nghìn lượt khách đến khám phá di sản Thành nhà Hồ
Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ cho biết, trong 4 tháng đầu năm nay đã có gần 120 nghìn lượt khách đến khám phá di sản Thành nhà Hồ.

Gia tăng ca mắc tay chân miệng ở trẻ nhỏ
Bộ Y tế cho biết chỉ trong 4 tháng đầu năm 2025, cả nước đã ghi nhận gần 15.000 ca mắc tay chân miệng. Đáng chú ý, số ca tăng mạnh từ tháng 3 và tháng 4, cao gấp đôi hai tháng trước cộng lại.

Rà soát, điều chuyển giáo viên từ nơi thừa sang nơi thiếu
Bộ Nội vụ vừa ban hành văn bản gửi các địa phương về thực hiện nhiều nhiệm vụ liên quan đến việc quản lý, sử dụng đội ngũ viên chức đang công tác trong ngành giáo dục.

Thanh Hoá tiếp tục có mưa rào và dông đến ngày 18/5
Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thanh Hóa, do chịu ảnh hưởng rìa Nam rãnh áp thấp bị nén và đẩy dần xuống phía Nam bởi bộ phận không khí lạnh yếu, kết hợp với hội tụ gió trên cao, nên đến hết ngày 18/5, khu vực tỉnh Thanh Hoá tiếp tục có mưa rào và dông, có nơi mưa to. Mưa to tập trung vào chiều tối và đêm.

Thống nhất, đồng bộ trong quản lý dữ liệu y tế
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 102 quy định quản lý dữ liệu y tế. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng đối với quản lý dữ liệu y tế, tạo sự thống nhất, đồng bộ các nội dung về tạo lập, thu thập, kết nối, chia sẻ, sử dụng và quản lý dữ liệu y tế.

Chung tay cùng các huyện miền núi thực hiện Chỉ thị 22
Phát huy tinh thần đoàn kết, gắn bó, tương trợ lẫn nhau, trong 2 năm thực hiện Chỉ thị số 22 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa, các địa phương đồng bằng, ven biển đã tích cực hỗ trợ về vật chất, tinh thần, tạo động lực để các địa phương miền núi nỗ lực hoàn thành mục tiêu của Chỉ thị. Từ sự chung tay, hỗ trợ đó, những căn nhà kiên cố đã được dựng lên, mang theo hy vọng và động lực vươn lên cho hàng ngàn hộ nghèo ở miền núi xứ Thanh.

Ngày 16/5, thời tiết Biển khu vực tỉnh Thanh Hóa có mưa dông vài nơi
Theo thông tin từ Đài khí tượng Thuỷ văn tỉnh Thanh Hoá, ngày 16/5, thời tiết Biển khu vực tỉnh Thanh Hóa mây thay đổi đến nhiều mây, có mưa rào và dông rải rác. Tầm nhìn xa trên 10km, giảm xuống 4 - 10km trong mưa. Gió Đông nam đến Nam cấp 4. Sóng biển cao từ 0.5 - 1.5m.

Vốn tín dụng chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại huyện Thạch Thành
Trong những năm qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn huyện vay vốn phát triển kinh tế. Qua đó góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.