Trùm cờ bạc Nguyễn Văn Dương: Rửa nghìn tỷ qua dự án BOT thế nào?
Sau khi thu lợi bất chính hơn 1.655 tỷ đồng từ việc điều hành đường dây đánh bạc qua mạng, Nguyễn Văn Dương đầu tư vào dự án BOT Bắc Giang - Lạng Sơn để "rửa" thành tiền sạch.
Hôm nay (19/11), tiếp tục diễn ra phiên xét xử sơ thẩm ông Phan Văn Vĩnh (cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an) và 91 bị cáo trong vụ án "Sử dụng mạng internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản; Tổ chức đánh bạc; Đánh bạc; Mua bán trái phép hóa đơn; Rửa tiền; Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" tiếp tục phần xét - hỏi các bị cáo.
Theo cáo buộc, sau khi được ông Phan Văn Vĩnh - cựu Tổng cục trưởng Cảnh sát và ông Nguyễn Thanh Hóa - cựu Cục trưởng C50 Bộ Công an “chống lưng” cho lập Công ty bình phong CNC, thuê trụ sở điều hành tại số 10 Hồ Giám (Hà Nội), Nguyễn Văn Dương đã nhận đề nghị của Phan Sào Nam để đứng ra phát hành, tổ chức đánh bạc trực tuyến trên mạng internet bằng hình thức game bài Rikvip/Tip. Club, 23Zdo, Zon/Pen.
Sau đó, Dương chỉ đạo các thành viên trong công ty thuê tên miền, đăng ký tin nhắn thương hiệu, xây dựng cổng thanh toán kết nối với Công ty Home Direct, VNPT EPAY, Công ty Ngân Lượng và Công ty GTS thực hiện vận hành, đối soát sản lượng doanh thu. Qua đó, thu lời bất chính hơn 1.655 tỷ đồng.
Đầu tư nhiều tỷ đồng qua dự án BOT
Theo cáo trạng, để đủ điều kiện về năng lực tài chính tham gia dự thầu Dự án đường cao tốc BOT Bắc Giang – Lạng Sơn, ngày 19/1/2015, Nguyễn Văn Dương lúc này là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư UDIC (Công ty UDIC) đã họp hội đồng quản trị thống nhất ra nghị quyết tăng vốn điều lệ của công ty từ 36 tỷ đồng lên 500 tỷ đồng, Dương cam kết góp 85,05% vốn điều lệ. Dương thuê tư vấn tài chính để tư vấn thủ tục nâng vốn và chỉ đạo Đoàn Thị Thu Hà - Kế toán Công ty CNC chuyển tiền góp vốn vào Công ty CP Đầu tư UDIC rồi mượn tên người khác, mở doanh nghiệp và ký hợp đồng khống rút tiền ra, quay vòng nâng khống giá trị góp vốn vào Công ty UDIC.
Như vậy, trên số sách kế toán Công ty UDIC đến ngày 25/10/2015 thể hiện có số vốn là trên 532 tỷ đồng nhưng thực chất thì không tăng đồng nào.
Từ ngày 3/2 đến 28/4/2016, Nguyễn Văn Dương chủ trì 2 cuộc họp Hội đồng cổ đông để nâng vốn điều lệ Công ty UDIC từ 500 tỷ đồng lên trên 925 tỷ đồng, trong đó Nguyễn Văn Dương cam kết góp 99,564% vốn điều lệ. Sau đó cũng với phương thức đã làm năm 2015, thông qua việc Công ty UDIC ký hợp đồng hình thức với các công ty và cá nhân, đến ngày 12/4/2016 nâng số tiền lên trên 929 tỷ đồng.
Về việc Công ty cổ phần đầu tư UDIC góp vốn vào Công ty cổ phần BOT Bắc Giang-Lạng Sơn được bắt đầu từ ngày 26/6/2015 đến ngày 17/01/2017, có 33 lần nộp với tổng số tiền gần 330 tỷ đồng, trong đó Nguyễn Văn Dương nộp 5 lần từ ngày 26/6 đến ngày 30/10/2016 là trên 23 tỷ đồng, còn lại gần 307 tỷ đồng được lấy trong tổng số tiền trên 474 tỷ đồng do Nguyễn Văn Dương chỉ đạo nhân viên dưới quyền đem nộp tiền mặt vào Công ty UDIC dưới danh nghĩa hoàn tạm ứng cho Dương, các công ty, cá nhân đã ký hợp đồng trên trả lại tiền vì thanh lý hợp đồng.
Đến ngày 17/4/2017, Dương tách Công ty cổ phần đầu tư UDIC thành hai công ty là: Công ty cổ phần đầu tư UDIC (mới) và Công ty cổ phần đầu tư CNC.
Việc tách công ty là để Dương bán cổ phần của tại Công ty UDIC và chuyển giao dự án BOT Bắc Giang-Lạng Sơn. Sau khi tách công ty, Dương bán gần 78 triệu cổ phần, chiếm giữ 99,50% vốn điều lệ ở Công ty UDIC, tương đương số tiền trên 778 tỷ đồng. Nhưng thực tế tại thời điểm đó, Dương chỉ có gần 33 triệu cổ phần có giá trị thực, tương ứng số tiền gần 330 tỷ đồng mà Công ty UIDC đã chuyển vào Công ty CP BOT Bắc Giang-Lạng Sơn, số cổ phần còn lại là không có thực do việc nâng khống vốn điều lệ và đã tạm ứng rút ra khỏi Công ty UDIC….
Như vậy, có đủ cơ sở khẳng định, sau khi có tiền thu lời bất chính do vận hành game bài rik vip (giai đoạn 1), Nguyễn Văn Dương đã 2 lần sử dụng tổng số tiền 54 tỷ đồng (năm 2015 sử dụng 24 tỷ đồng, năm 2016 sử dụng 30 tỷ đồng) để quay vòng, nâng khống vốn cam kết góp vào Công ty UDIC theo điều lệ gần 894 tỷ đồng.
Đến thời điểm 12/4/2016 thì Nguyên Văn Dương đã có số tài sản trị giá gần 894 tỷ đồng.
Song trên thực tế không phải như vậy, mà Nguyễn Văn Dương đã sử dụng số tiền do tổ chức đánh bạc có được sau này để hoàn trả vào số tiền đã khai khống trước đó, che giấu nguồn gốc số tiền do tổ chức đánh bạc mà có, với tổng số tiền gần 577 tỷ đồng. Số tiền còn lại trên 316 tỷ đồng là giá trị nộp khống vào Công ty UDIC. Song, Nguyễn Văn Dương cho rằng trong tổng số tiền gần 557 tỷ đồng nộp lại như trên chỉ có số tiền gần 330 tỷ đồng Dương bán cổ phần cho Công ty cổ phần tập đoàn đầu tư xây dựng cầu đường Sài Gòn là có thực, còn lại là quay vòng vốn để nộp hoàn trả nhằm triệt tiêu các khoản mà Công ty UDIC đã chi khống cho các doanh nghiệp, cá nhân mà Dương mượn tên khi nâng vốn điều lệ.
Kiểm tra trên sổ sách của Công ty UDIC và sao kê tài khoản của Đoàn Thị Thu Hà thấy có rất nhiều lần Dương tạm ứng ở Công ty UDIC và đề xuất chuyển sang tài khoản cá nhân Đoàn Thị Thu Hà, sau đó Hà rút luôn và khai đem về trả cho Dương. Sau ngày Hà rút tiền, lại thấy có người nộp tiền vào Công ty UDIC nhưng không phải là Hà nộp. Do vậy, đến nay chỉ đủ căn cứ quy kết Nguyễn Văn Dương phạm tội Rửa tiền với số tiền gần 330 tỷ đồng nộp vào Công ty UDIC, để chuyển vào Công ty BOT Bắc Giang- Lạng Sơn.
Kê biên nhiều tiều sản
Đến năm 2017, Dương bán cổ phần ở Công ty UDIC và thu tiền về, trong đó có 150 tỷ đồng gửi tiết kiệm; trên 61 tỷ đồng mua 2 tầng 5 & 6 Tòa nhà Icon4 làm Trụ sở Công ty CNC và bị Cơ quan điều tra kê biên.
Trong giai đoạn truy tố, Nguyễn Văn Dương đã tự nguyện và được cơ quan tiến hành tố tụng cho phép ủy quyền gia đình tìm người mua và bán tầng 5 và tầng 6 tòa Nhà Icon4 được 61.5 tỷ đồng nộp vào tài khoản tạm giữ của Sở Tài chính mở tại Kho bạc tỉnh Phú Thọ để khắc phục hậu quả. Số tiền chênh lệch còn lại khoảng 247 tỷ đồng (hơn 576 tỷ đồng – gần 330 tỷ đồng) tuy không quy kết rửa tiền nhưng vẫn nằm trong số tiền phải truy thu của Dương là hơn 1.600 tỷ đồng.
Quá trình điều tra, Nguyễn Văn Dương đã tự thú về việc do được ông Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hóa tạo điều kiện cho việc tổ chức đánh bạc trực tuyến trên mạng nên đã cho ông Vĩnh 1 đồng hồ Rolex (trị giá 7.000 USD), 27 tỷ đồng, 1,5 triệu USD, 1 áo sơ mi. Nguyễn Văn Dương cũng tự thú đã cho cá nhân ông Hóa 22 tỷ đồng, cho C50-Bộ Công an 700 triệu đồng, bộ phần mềm diệt virut trị giá 30.000USD.
“Đến nay cơ quan điều tra đã chứng minh việc Nguyễn Văn Dương cho C50-Bộ Công an 700 triệu đồng, phần mềm diệt virut trị giá 30.000 USD là có thật. Việc Nguyễn Văn Dương cho ông Vĩnh, ông Hóa tiền và tài sản chưa làm rõ”, cáo trạng của Viện KSND tỉnh Phú Thọ nêu./.
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Đồng loạt khám xét nơi ở và các Công ty có liên quan đến đối tượng hình sự cộm cán Nguyễn Văn Vi
Ngày 29/6, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc và Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh đã chủ trì phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ thuộc Công an tỉnh tiến hành đấu tranh, trấn áp băng nhóm tội phạm hoạt động có tổ chức do Nguyễn Văn Vi (tức Vi ngộ), sinh năm 1981 trú ở 130 Đào Duy Từ, phường Ba Đình, thành phố Thanh Hóa cầm đầu.

Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hoá công bố và trao các quyết định về công tác cán bộ ngày 29/6/2025
Sáng 29/6, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hoá tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh về công tác cán bộ. Đại diện lãnh đạo Đảng uỷ các cơ quan Đảng tỉnh, Ban Nội chính Tỉnh uỷ dự buổi lễ.

Công an điều tra, làm rõ 2 nhóm nữ sinh chém nhau
UBND thị trấn Yên Cát, huyện Như Xuân cho biết, cơ quan chức năng đang vào cuộc xác minh, làm rõ sự việc 2 nhóm nữ sinh ẩu đả, cầm dao chém nhau khiến 2 em bị thương.

Bản tin An ninh 28/6/2025
Bản tin An ninh 28/6/2025 có những nội dung chính sau: - Công an tỉnh Thanh Hoá thông báo tạm dừng thu nhận hồ sơ cấp căn cước, định danh điện tử trên địa bàn để thực hiện việc cập nhật địa giới hành chính mới - Xử lý nghiêm tình trạng thanh, thiếu niên vi phạm trật tự an toàn giao thông - Công an tỉnh Thanh Hoá chuẩn bị các điều kiện để chuyển việc tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ thủ tục hành chính đối với 2 lĩnh vực: cấp phiếu lý lịch tư pháp và cấp, đổi giấy phép lái xe từ Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh về Bộ phận một cửa Công an tỉnh từ ngày 30/6

Thanh Hoá: Triệt xóa đường dây mua bán trái phép ma túy liên tỉnh, thu giữ gần 5,6kg ma túy
Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Thanh Hóa vừa triệt phá đường dây mua bán trái phép chất ma túy, bắt giữ nhiều đối tượng, thu giữ gần 5,6kg ma túy các loại, 1 khẩu súng quân dụng và 6 viên đạn.

Bắt xử lý 180 vụ, 417 đối tượng phạm tội về ma túy trong 6 tháng đầu năm
6 tháng đầu năm 2025, lực lượng phòng, chống ma túy tỉnh Thanh Hóa đã phát hiện, bắt xử lý 180 vụ, 417 đối tượng phạm tội, vi phạm pháp luật về ma túy, giảm 54% về số vụ, 42% về số đối tượng so với cùng kỳ năm 2024. Kết quả này minh chứng rõ nét tính hiệu quả của chiến lược “chặn cung, giảm cầu, giảm tác hại ma túy” mà tỉnh Thanh Hóa đã kiên trì thực hiện trong suốt nhiều năm qua.

Phòng chống ma túy – Cuộc chiến cam go và thầm lặng
Ngày 26/6 hằng năm là “Ngày thế giới phòng, chống ma túy” và cũng là “Ngày toàn dân phòng, chống ma túy” ở Việt Nam. Đây là dịp để mỗi người cùng nhìn nhận và nêu cao nhận thức trong phòng, chống và đấu tranh đẩy lùi tệ nạn ma túy. Với tinh thần “Mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi gia đình là một pháo đài”, những năm qua, Thanh Hóa đã và đang kiên trì đấu tranh, từng bước đẩy lùi ma túy ra khỏi đời sống cộng đồng. Chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2025, lực lượng phòng, chống ma túy tỉnh Thanh Hóa đã phát hiện, bắt xử lý 180 vụ, 417 đối tượng phạm tội, vi phạm pháp luật về ma túy. Phía sau những con số là sự hi sinh thầm lặng của hàng trăm cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ phòng, chống ma túy - những người đang từng ngày giữ bình yên cho cuộc sống.

Bản tin An ninh 26/6/2025
Bản tin An ninh 26/6/2025 có những nội dung chính sau: - Nâng cao kỹ năng nhận diện ma túy đối với công nhân, người lao động - Thanh Hóa phấn đấu thu nhận gần 11.000 mẫu ADN thân nhân của liệt sĩ chưa xác định được danh tính trước ngày 1/7 - Triển khai đồng bộ các phương án đảm bảo an toàn, an ninh trật tự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 trên địa bàn tỉnh

Hưởng ứng cuộc thi "Tìm hiểu kiến thức pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình"
Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu kiến thức pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình" trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, năm 2025 do Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá tổ chức đã và đang thu hút sự quan tâm hưởng ứng của đông đảo tập thể, cá nhân trên địa bàn tỉnh.

Hiểm họa ma túy thế hệ mới
Kể từ khi xuất hiện lần đầu tiên tại Việt Nam vào năm 2006, đến nay, ma túy tổng hợp đã và đang trở thành thách thức lớn đối với các cơ quan chức năng và toàn xã hội khi lượng người sử dụng ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa. Một trong những nguyên nhân thúc đẩy tình trạng này là nhận thức sai lầm, cho rằng đây là loại hợp chất tạo cảm giác hưng phấn nhưng không gây nghiện, không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Thế nhưng, trên thực tế, hệ lụy do ma túy tổng hợp gây ra còn nguy hiểm hơn gấp nhiều lần so với ma túy truyền thống.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.