Trứng gà tăng giá gấp đôi vẫn "cháy" hàng
Trứng gà ở các chợ truyền thống Hà Nội hiện tăng giá cao, thậm chí gấp đôi so với cuối tháng 2, đầu 3 năm nay nhưng vẫn đắt hàng.
Một tuần trở lại đây, tại không ít chợ truyền thống hay siêu thị ở Hà Nội, trứng gà luôn nằm trong danh sách mặt hàng bán chạy, đắt khách. So với thời điểm cuối tháng 2, đầu tháng 3 năm nay, giá trứng đã tăng gấp đôi.
Cụ thể, trứng gà ta hiện dao động 5.500 - 6.000 đồng/quả, trứng gà công nghiệp 3.500 - 4.000 đồng/quả. Còn trứng vịt có giá 4.500 - 5.000 đồng/quả, trứng vịt lộn 6.500 - 7.000 đồng/quả, trứng chim cút 7.000 - 9.000 đồng/10 quả.
Theo nhiều tiểu thương, giá trứng tăng mạnh do nhu cầu của người dân tăng cao, nhất là khi Hà Nội thực hiện lệnh giãn cách xã hội.
"Từ khi dịch Covid-19 trở lại, người dân có thói quen đi chợ mua thức ăn cho cả tuần. Mỗi lần đi chợ, họ mua thịt, cá với số lượng lớn, gấp đôi, thậm chí là gấp ba so với mọi khi và trứng cũng vậy", chị N.L, một tiểu thương ở chợ Dịch Vọng (Hà Nội) cho biết.
Ngoài ra, chị N.L cũng thừa nhận, do sức tiêu thụ mạnh, trứng gia cầm, đặc biệt là trứng gà luôn "cháy" hàng.
Theo ghi nhận của Dân trí, tại chợ Khương Đình (Thanh Xuân, Hà Nội), giá trứng gia cầm tăng 5.000 - 10.000 đồng/chục mỗi loại. Tiểu thương cho biết giá tăng do khan hàng ở chợ đầu mối.
Trong đó, giá trứng gà công nghiệp đang được bán với giá 3.400 - 3.500 đồng/quả, trứng gà ta 4.800 - 5.500 đồng/quả. Trong khi trước đó, giá trứng gà công nghiệp chỉ dao động 2.800 - 3.000 đồng/quả, gà ta là 4.000 đồng/quả. Nhiều gian hàng không còn trứng để bán dù giá cao.
Còn ở một số siêu thị, giá trứng khá bình ổn, tuy nhiên, ở nhiều nơi hiện giới hạn cho khách chỉ mua 2 vỉ trứng/lần. Các siêu thị khẳng định, nguồn cung trứng vẫn dồi dào, đủ cung ứng cho người dân của Hà Nội nên mọi người không nên mua tích trữ với số lượng quá lớn. Hiện tại, giá trứng gà ta tại các siêu thị dao động 4.800 - 5.500 đồng/quả, trứng gà công nghiệp từ 2.800 - 3.3000 đồng/quả.
Trao đổi nhanh với Dân trí, ông Phạm Văn Thuận - một hộ nuôi gà đẻ trứng ở Tứ Kỳ (Hải Dương) thông tin, giá trứng gà hiện tăng mạnh. Nếu như tháng 3, trứng gà công nghiệp nhà ông được thu mua với giá 1.700 - 1.800 đồng/quả thì nay tăng lên mức 3.000 - 3.200 đồng/quả.
"Nhà tôi đang nuôi 3.000 con gà đẻ, mỗi ngày thu được 2.000 quả. Ngày trước, cứ 2 ngày/lần, thương lái mới đến thu mua, giờ ngày nào họ cũng đến lấy hàng để chuyển đi", ông kể.
Tương tự, bà Mây - hộ nuôi gà đẻ trứng ở Cẩm Giàng (Hải Dương) - cũng tiết lộ, giá trứng gà hiện tăng theo ngày, mỗi ngày một giá do sức tiêu thụ tăng mạnh.
"Theo tôi, còn một nguyên nhân nữa là ảnh hưởng của dịch Covid-19 hồi tháng 3. Bởi thời điểm đó, giá trứng thì lao dốc trong khi giá thức ăn chăn nuôi lại tăng nên nhiều hộ nuôi gà đẻ trứng ở Hải Dương đã chuyển sang mô hình khác. Trong khi hiện nay, nguồn cầu thì lớn mà nguồn cung lại giảm", bà nói.
Hiện tại, trứng gà Ai Cập nhà bà được thương lái thu mua với giá 2.900 - 3.300 đồng/quả, gấp 2 lần so với thời điểm cuối tháng 2, đầu tháng 3. Theo bà, với mức giá bán này, các hộ chăn nuôi gà đẻ trứng đang có lãi và bù lỗ được đợt trứng rớt giá đầu năm.
An Chi/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm
Doanh nghiệp đề xuất giữ cơ chế xuất nhập khẩu tại chỗ
Hiện nay, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến sửa đổi Điều 35, Nghị định 08 về cơ chế xuất nhập khẩu tại chỗ, theo hướng xoá bỏ hoàn toàn. Trước những lo ngại sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp, cũng như đứt gãy chuỗi cung ứng nội địa của các ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là dệt may, da giày, điện tử, các hiệp hội đã đề xuất giữ nguyên hiệu lực của cơ chế xuất nhập khẩu tại chỗ đã được hình thành 26 năm, cũng như làm minh bạch hơn những điều kiện để cơ chế được thực thi hiệu quả.
Ngân hàng Nhà nước duy trì chính sách tiền tệ linh hoạt
Ngân hàng Nhà nước cho biết, sẽ tiếp tục giữ nguyên các mức lãi suất điều hành trong bối cảnh lãi suất thế giới vẫn ở mức cao, tạo điều kiện cho các ngân hàng tiếp cận nguồn vốn từ Ngân hàng Nhà nước với chi phí thấp, tạo điều kiện để hỗ trợ nền kinh tế.
Tăng cường quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói xuất khẩu
Cục Bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố; các Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng; đại diện các mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói về việc tăng cường quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói xuất khẩu.
Giảm thuế VAT kích cầu sản xuất, tiêu dùng
Ngành thuế Thanh Hóa đang thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 10% xuống còn 8% đối với nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ theo Nghị định số 180 của Chính phủ. Việc tiếp tục giảm thuế VAT được đưa ra đúng vào dịp cao điểm mua sắm Tết nên đã có tác động tích cực tới tâm lý người dân và các doanh nghiệp.
Thanh Hóa có 372 mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ tham gia quản lý
Những năm qua, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ tham gia quản lý đã hình thành và không ngừng được mở rộng. Sự phát triển của các Hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ liên kết đã phát huy được tiềm năng thế mạnh của địa phương, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sản xuất hàng hóa, tạo việc làm và tăng thu nhập cho hội viên, phụ nữ.
Bá Thước: Nông dân làm giàu từ cây cam
Xác định thế mạnh về tiềm năng đất đai, khí hậu thổ nhưỡng phù hợp để phát triển cây cam, những năm gần đây, xã Điền Lư huyện Bá Thước đã khuyến khích người dân trồng và mở rộng diện tích cây cam, mang lại nguồn thu nhập rất tốt.
Thanh Hóa tập trung cho sản xuất vụ Xuân 2025
Cùng với thu hoạch các cây màu vụ Đông, hiện nay bà con nông dân các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang tập trung các điều kiện cho sản xuất vụ chiêm xuân 2025.
UOB lạc quan với tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2025
Những chuyến biến tích cực từ các động lực trong nước như sản xuất, chi tiêu của người tiêu dùng và lượng khách du lịch sẽ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam, đặc biệt là trong nửa đầu năm 2025. Đây là nhận định mới nhất của ngân hàng UOB về triển vọng kinh tế Việt Nam.
Nông dân xã Thọ Tân, huyện Triệu Sơn thu nhập cao từ cây đào
Mặc dù mới được đưa vào xã Thọ Tân, huyện Triệu Sơn gần 10 năm nay nhưng cây đào đã trở thành cây trồng chủ lực, mang lại thu nhập cao cho người nông dân. Riêng mỗi vụ đào Tết, mỗi hộ trồng đào ở xã Thọ Tân có thể có thu nhập hàng trăm triệu đồng; trong đó có từ 40 đến 50 hộ thu nhập từ 500 triệu đồng đến 700 triệu đồng.
Các cơ sở chế biến hải sản ở thị xã Nghi Sơn cung ứng hàng Tết
Để đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường, hiện nay các cơ sở chế biến thủy sản trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa đang tăng tốc sản xuất và giao đơn hàng. Đây là thời điểm tiêu thụ hàng cao nhất trong năm với sản lượng tăng từ 1,5 đến 2 lần so với ngày thường.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.