ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Trung Quốc đứng đầu thế giới về sức mua nhưng vẫn là nước đang phát triển

Trong một báo cáo mới nhất, Ngân hàng Thế giới cho biết: Tổng sản phẩm quốc nội Trung Quốc xếp thứ 1 trên thế giới từ năm 2017 dựa trên ngang giá sức mua.

22/05/2020 21:02

Nhưng cơ quan thống kê quốc gia khẳng định Trung Quốc vẫn ở vị thế của một nước đang phát triển, không nên được đo lường bên cạnh các nước phát triển như Mỹ.

 

Trung Quốc đứng đầu thế giới về sức mua nhưng vẫn là nước đang phát triển - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Nền kinh tế Trung Quốc đã vượt qua Mỹ để trở thành quốc gia lớn nhất thế giới khi dựa trên ngang giá sức mua. Ảnh: AFP

Cơ quan thống kê của Trung Quốc thừa nhận rằng vào đầu năm 2017, nền kinh tế của quốc gia này lớn hơn so với Mỹ khi được đo bằng sức mua, nhưng họ vẫn khẳng định mình là một quốc gia đang phát triển, vì sản lượng bình quân đầu người của Trung Quốc vẫn chỉ bằng 85% trung bình toàn cầu.

Ngân hàng Thế giới đã công bố báo cáo tương đương sức mua mới (PPP) từ năm 2017 cho thấy tổng sản phẩm quốc nội (GDP) dựa trên PPP của Trung Quốc đứng ở mức 19,617 nghìn tỷ USD trong năm 2017, trong khi GDP của Mỹ là 19,519 nghìn tỷ USD.

Việc tính toán GDP theo sức mua, sử dụng giá của một giỏ hàng hóa và dịch vụ chung, thay vì sử dụng đồng USD, cung cấp một cơ sở chính xác hơn để so sánh mức độ phát triển kinh tế. Nếu được đo bằng đồng USD, GDP của Trung Quốc là khoảng 12 nghìn tỷ USD vào năm 2017 và 14 nghìn tỷ USD vào năm 2019, vẫn thấp hơn Mỹ.

Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) cho biết, xếp hạng số 1 của Trung Quốc trong GDP dựa trên PPP không thể thay đổi thực tế rằng Trung Quốc vẫn là một quốc gia đang phát triển lớn nhất thế giới.

Xu Xianchun, cựu Phó giám đốc của NBS, cho rằng, nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới đã đánh giá quá cao sức mạnh kinh tế của Trung Quốc.

“Nếu Trung Quốc được xếp vào nhóm vào các nước phát triển, thì phần lớn các quốc gia trên thế giới cũng nên được đưa vào. Điều này dường như không phù hợp với điều kiện thực tế", ông viết trong một bài báo.

Hiệp hội Thống kê Quốc gia Trung Quốc, một tổ chức liên kết với NBS, đã cung cấp dữ liệu cho Ngân hàng Thế giới, cho thấy mức độ chứng thực chính thức của điều này.

Trung Quốc khẳng định rằng, họ là một quốc gia đang phát triển và đang bị kiểm tra gắt gao trong những năm gần đây, đặc biệt là từ Tổng thống Mỹ, Donald Trump.

Tổng thống Trump đã viết, quan điểm của ông trên trang cá nhân vào tuần trước rằng, việc Trung Quốc vẫn ở vị thế một nước đang phát triển sẽ cho phép Trung Quốc đóng góp nhỏ hơn cho Liên Hợp Quốc và các tổ chức đa phương khác. Ngoài ra, các quốc gia đang phát triển còn được trao các quyền đặc biệt theo các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới, như thời gian dài hơn để thực hiện các thỏa thuận và cam kết thương mại.

Nền kinh tế Trung Quốc, nếu được đo lường bằng cách sử dụng tỷ giá USD/CNY thì chỉ bằng khoảng 2/3 quy mô của nền kinh tế Mỹ năm ngoái.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế ước tính, nền kinh tế Trung Quốc sẽ tăng 1,2% trong năm nay, đây là mức giảm mạnh so với mức tăng trưởng 6,1% của năm ngoái bởi đại dịch virus corona. Nhưng tổ chức có trụ sở tại Washington dự báo, nền kinh tế Mỹ sẽ hoạt động thậm chí còn tồi tệ hơn Trung Quốc với mức sụt giảm khoảng 5,9%.

Chen Fengying, một nhà nghiên cứu cao cấp của Viện Quan hệ Quốc tế Đương đại Trung Quốc nói rằng, công nghệ và giá trị tiền tệ - hai yếu tố mà Mỹ vẫn chiếm ưu thế - đó chính là một phần của các thông số cốt lõi để đánh giá sức mạnh quốc gia.

Và Chen khẳng định, Trung Quốc vẫn chưa phải là một quốc gia đứng đầu trên thế giới, đặc biệt là khi so sánh với Mỹ. Chen đã đưa ra một số câu hỏi để trả lời cho vấn đề trên: “Nhân dân tệ sẽ trở thành một loại tiền tệ quốc tế sau đại dịch? Chúng ta có gì trong lĩnh vực công nghệ ngoại trừ Huawei? Chúng tôi vẫn phải chấp nhận rằng chúng tôi chưa phải là người chiến thắng trên đấu trường quốc tế.”

Thùy Dung/ Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

4 tháng năm 2024, Cục Hải quan Thanh Hóa thu ngân sách hơn 6.208 tỷ đồng

4 tháng năm 2024, Cục Hải quan Thanh Hóa thu ngân sách hơn 6.208 tỷ đồng

16:35 , 01/05/2024

Trong tháng 4/2024, hoạt động hải quan trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá tiếp tục duy trì thông suốt, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh qua biên giới của tỉnh. Tổng số thu ngân sách của Cục Hải quan Thanh Hóa trong tháng 4 ước đạt 2.376 tỷ đồng.

Thanh Hoá có hơn 250 Câu lạc bộ Cựu chiến binh phát triển kinh tế

Thanh Hoá có hơn 250 Câu lạc bộ Cựu chiến binh phát triển kinh tế

10:22 , 01/05/2024

Phát huy phẩm chất người lính Bộ đội Cụ Hồ, trở về với cuộc sống đời thường, các hội viên cựu chiến binh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa luôn nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, giúp đỡ, động viên nhau vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Nhờ đó, đã hình thành nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế, xây dựng quê hương ngày càng đổi mới.

Tỉnh Thanh Hoá có 212 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu hàng hoá

Tỉnh Thanh Hoá có 212 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu hàng hoá

08:28 , 01/05/2024

Theo tổng hợp của Sở Công thương Thanh Hoá, hiện toàn tỉnh có 212 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu với 55 chủng loại hàng hoá đến 68 thị trường trên thế giới.

4 tháng năm 2024, cả nước có trên 81.200 doanh nghiệp thành lập mới và hoạt động trở lại

4 tháng năm 2024, cả nước có trên 81.200 doanh nghiệp thành lập mới và hoạt động trở lại

08:23 , 01/05/2024

4 tháng đầu năm 2024, cả nước đã có trên 81.200 doanh nghiệp thành lập mới và hoạt động trở lại. Con số này tăng gấp 1,2 lần mức bình quân giai đoạn 2019 - 2023.

4 tháng năm 2024, Thanh Hoá có 810 doanh nghiệp mới thành lập

4 tháng năm 2024, Thanh Hoá có 810 doanh nghiệp mới thành lập

16:01 , 30/04/2024

4 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh Thanh Hoá đã thành lập mới 810 doanh nghiệp, tăng 4,1% so với cùng kỳ. Tổng số vốn điều lệ đăng ký của các doanh nghiệp mới đạt gần 7.853 tỷ đồng, tăng 44% so với cùng kỳ. Đây là những kết quả khả quan trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa thực sự khởi sắc như hiện nay.

Giá vé máy bay tăng theo xu hướng toàn cầu

Giá vé máy bay tăng theo xu hướng toàn cầu

08:11 , 30/04/2024

Giá vé máy bay trong thời gian tới có xu hướng tăng cao hơn và Việt Nam không phải là ngoại lệ khi ngành hàng không đang phải đối mặt với tình hình nâng cấp đội bay, việc bổ sung thuê, mua, bảo dưỡng tàu bay, vấn đề thiếu hụt nhân lực, giá phục vụ tại các cảng hàng không hay chi phí nhiên liệu cao.

Điều kiện vay vốn quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Điều kiện vay vốn quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

08:08 , 30/04/2024

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 45/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 39/2019 về tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo được vay vốn của Quỹ khi đáp ứng các điều kiện sau.

Doanh nghiệp dệt may Thanh Hóa tăng tốc sản xuất

Doanh nghiệp dệt may Thanh Hóa tăng tốc sản xuất

18:08 , 29/04/2024

Xuất khẩu dệt may đang có những tín hiệu tích cực khi đơn hàng tại nhiều thị trường quay trở lại. Đây là cơ hội tốt để các doanh nghiệp ngành may mặc Thanh Hóa đẩy mạnh sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa.

Tổng thu nội địa đạt trên 11.500 tỉ đồng

Tổng thu nội địa đạt trên 11.500 tỉ đồng

18:00 , 29/04/2024

Theo báo cáo của Cục Thuế Thanh Hóa, tổng thu nội địa trên địa bàn tỉnh 4 tháng đầu năm 2024 đạt trên 11.500 tỉ đồng, bằng 53,8% dự toán Bộ Tài chính giao và bằng 52,4% dự toán tỉnh giao, tăng 32,7% so với cùng kỳ.

Nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam tăng mạnh về lượng và kim ngạch

08:43 , 29/04/2024

Nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam trong tháng 3/2024 tăng 44,7% về lượng và tăng 46,1% về kim ngạch so với tháng 2/2024, đạt trên 1 triệu tấn, trị giá 901,7 triệu USD.