Trung Quốc hứa xóa nợ cho những nước châu Phi nghèo nhất
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cam kết sẽ xóa nợ cho một số nước kém phát triển nhất ở châu Phi, ngoài việc tăng khoản viện trợ trị giá 60 tỷ USD cho châu lục này.

Phát biểu tại Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc - châu Phi tại Bắc Kinh hôm 3/9, Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết Trung Quốc đã lên kế hoạch xóa nợ từ các khoản vay không lãi suất của một số quốc gia ở châu Phi trước cuối năm 2018.
Ông Tập Cận Bình nói rằng việc xóa nợ này sẽ được áp dụng với một số quốc gia kém phát triển tại châu Phi, những nước nợ Trung Quốc nhiều nhất và nghèo đói, các nước đang phát triển không có biển và là đảo nhỏ đồng thời có quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh.
Cũng tại diễn đàn, Chủ tịch Trung Quốc đã thông báo khoản hỗ trợ trị giá 60 tỷ USD dưới hình thức vốn vay và các hình thức hỗ trợ tài chính khác cho châu Phi trong vòng 3 năm. Ông Tập Cận Bình cam kết sẽ thực hiện các dự án lớn tại châu Phi nhằm thúc đẩy công nghiệp, kết nối cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thương mại và phát triển bền vững đi cùng với bảo vệ môi trường.
“Chúng tôi sẽ thực hiện đầy đủ các cam kết mà chúng tôi đã đưa ra với những người anh em châu Phi”, ông Tập Cận Bình nói tại diễn đàn với sự tham gia của hơn 50 lãnh đạo châu Phi.
Trung Quốc thường đưa ra các cam kết tài chính lớn tại các hội nghị thượng đỉnh với lãnh đạo các nước châu Phi trước đây. Tuy nhiên, cam kết được đưa ra tại hội nghị năm nay có quy mô lớn hơn trong bối cảnh phương Tây ngày càng hoài nghi về tham vọng mở rộng ảnh hưởng của Bắc Kinh tại châu Phi.
Nhiều ý kiến cho rằng sự hiện diện của Trung Quốc ở châu Phi, đặc biệt là Sáng kiến Vành đai và Con đường, khiến nhiều quốc gia trong khu vực không đủ khả năng thanh toán các khoản nợ mà Bắc Kinh cho họ vay để phát triển cơ sở hạ tầng. Tình trạng này dẫn đến việc Trung Quốc sẽ nắm quyền kiểm soát các cơ sở chiến lược.
Tuy nhiên, phát biểu trước các nhà lãnh đạo châu Phi, Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định Trung Quốc không có ý định can thiệp vào công việc nội bộ tại châu Phi và các khoản hỗ trợ của Bắc Kinh không đi kèm ràng buộc về chính trị.
“Chỉ người dân Trung Quốc và châu Phi mới có quyền bình luận liệu hợp tác châu Phi - Trung Quốc có hiệu quả hay không. Không ai có thể bình luận về thành tựu vượt bậc của hợp tác châu Phi - Trung Quốc dựa trên sự suy đoán của họ”, ông Tập nhấn mạnh.
Hợp tác an ninh
Ngoài hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư, Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết Trung Quốc sẽ thúc đẩy hỗ trợ an ninh cho châu Phi. Năm ngoái, Trung Quốc đã khánh thành căn cứ hải quân đầu tiên ở nước ngoài tại Djibouti.
Ông Tập Cận Bình cho biết Trung Quốc sẽ thiết lập một quỹ an ninh và hòa bình chung Trung Quốc - châu Phi, đồng thời tiếp tục cung cấp viện trợ quân sự miễn phí cho Liên minh châu Phi. Theo nhà lãnh đạo Trung Quốc, tổng cộng sẽ có 50 chương trình hỗ trợ an ninh được thực hiện, từ các chương trình gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc cho tới chiến dịch chống cướp biển.
Phát biểu tại hội nghị ở Bắc Kinh, ông Paul Kagame, Tổng thống Rwanda kiêm chủ tịch Liên minh châu Phi, cho biết một châu Phi phát triển hơn là cơ hội để đầu tư, chứ không phải là “một vấn đề hay mối đe dọa”.
“Châu Phi không phải là cuộc chơi một mất một còn. Mối quan hệ ngày càng tăng của chúng tôi với Trung Quốc không gây thiệt hại cho bất kỳ ai”, ông Kagame nói.
Thành Đạt/Dân trí
Theo SCMP
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Xung đột Hamas - Israel: Cơ quan cứu trợ LHQ lên án Israel phong tỏa Gaza
Ngày 29/4, Cơ quan cứu trợ và việc làm của Liên hợp quốc cho người tị nạn Palestine (UNRWA) đã lên án động thái phong tỏa kéo dài 2 tháng qua của Israel đối với Dải Gaza, khiến nhiều gia đình tại dải đất hẹp ven Địa Trung Hải này lâm vào cảnh khốn khó.

Nga kêu gọi thiết lập một cấu trúc an ninh mới trên thế giới
Ngày 29/4, phát biểu tại diễn đàn quốc tế “Di sản vĩ đại - tương lai chung” tổ chức ở Nga, nhân kỷ niệm 80 năm ngày chiến thắng phát xít (9/5/1945-9/5/2025), Tổng thống Vladimir Putin đã kêu gọi các nước thiết lập một cấu trúc an ninh mới trên thế giới.

Truyền thông quốc tế đồng loạt đưa tin về lễ kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam 30/4 tại Việt Nam
Ngày 30/4, hàng loạt hãng thông tấn và báo chí quốc tế đã đưa tin đậm nét về lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của Việt Nam. Sự kiện trọng đại này được tổ chức long trọng tại TP. Hồ Chí Minh và được truyền hình trực tiếp trên cả nước, thu hút sự quan tâm của nhân dân trong nước cũng như cộng đồng quốc tế. Tròn nửa thế kỷ sau chiến thắng vang dội của chiến dịch Hồ Chí Minh, thế giới hôm nay tiếp tục dõi theo một Việt Nam đổi mới, phát triển và hội nhập – nhưng vẫn không quên những trang sử bi tráng đã làm nên bản sắc kiên cường của dân tộc.

Tổng thống Mỹ giảm thuế nhập khẩu ô tô và phụ tùng
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa ký sắc lệnh điều chỉnh chính sách thuế quan đối với ngành công nghiệp ô tô, một quyết định được đưa ra chỉ vài ngày trước khi ông tới thăm bang Michigan - trung tâm sản xuất ô tô của nước Mỹ. Quyết định này được đưa ra nhằm thúc đẩy việc đưa hoạt động sản xuất ô tô trở lại Mỹ.

Iraq cảnh báo “hậu quả thảm khốc” với Trung Đông nếu đàm phán Mỹ - Iran thất bại
Các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Iran nếu thất bại có thể dẫn đến hậu quả thảm khốc cho toàn bộ khu vực Trung Đông. Đây là cảnh báo của Bộ trưởng Ngoại giao Iraq Fuad Hussein trong một cuộc phỏng vấn ngày 29/4 khi nói về đàm phán giữa Washington và Tehran.

Ấn Độ - Pakistan đứng trước nguy cơ xung đột trực tiếp
Căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan tiếp tục leo thang lên mức nguy hiểm sau vụ tấn công khủng bố kinh hoàng tại thị trấn du lịch Pahalgam, vùng lãnh thổ liên bang Jammu và Kashmir hôm 22/4. Diễn biến trong 24 giờ qua cho thấy, hai nước đang chuẩn bị các kịch bản cho những hành động trả đũa bằng quân sự. Trong một tuyến bố ngày 29/4, Bộ trưởng Thông tin Pakistan cho biết Ấn Độ dự định phát động một cuộc tấn công quân sự nhằm vào nước này trong vòng 24 đến 36 giờ tới.

Ukraine nói về khả năng đàm phán trực tiếp với Nga
Ukraine đang rất kỳ vọng về một lệnh ngừng bắn với Nga sẽ đạt được trong cuộc họp tại London, trong ngày hôm nay 23/04, khi gặp lại các đối tác Mỹ, Anh, Đức và Pháp. Cả Nga và Ukraine đều đã để ngỏ khả năng đàm phán trực tiếp giữa lúc rộ tin về sự công nhận các vùng lãnh thổ mới cho Nga từ phía Mỹ.

Phái đoàn Hamas đến Ai Cập thảo luận ngừng bắn tại Gaza: Hy vọng mới cho một thỏa thuận hòa bình
Một phái đoàn cấp cao của phong trào Hồi giáo Hamas đã đến thủ đô Cairo của Ai Cập để tham gia các cuộc đàm phán với mục tiêu đạt được một thỏa thuận ngừng bắn toàn diện với Israel, giữa bối cảnh xung đột tại Dải Gaza leo thang nghiêm trọng trở lại trong những tuần gần đây. Chuyến đi được đánh giá là bước tiến ngoại giao quan trọng, mở ra hy vọng về việc chấm dứt vòng xoáy bạo lực đã kéo dài nhiều tháng.

Tổng thống Mỹ Donald Trump có phần mềm mỏng hơn về thuế quan đối với Trung Quốc
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) đánh giá, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 22/4 dường như đã dịu giọng về cuộc chiến thương mại với Trung Quốc khi phát biểu tại Phòng Bầu dục rằng mức thuế cao 145% áp lên hàng hóa Trung Quốc “sẽ giảm đáng kể, nhưng không về mức bằng 0”.

Ấn Độ: Xả súng nhằm vào khách du lịch khiến hơn 20 người thiệt mạng
Cảnh sát Ấn Độ ngày 22/4 cho biết, ít nhất 27 người đã thiệt mạng trong một vụ nổ súng nhằm vào khách du lịch. tại khu nghỉ dưỡng Pahalgam, thuộc Jammu và Kashmir, nơi tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistan, và hiện đang nằm dưới sự quản lý của Ấn Độ.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.