Trung Quốc hy vọng đối thoại với Mỹ về vấn đề Ukraine và Triều Tiên
Ngày 30/1, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh cho biết, Trung Quốc hy vọng đối thoại với Mỹ thay vì đối đầu, trong đó có các vấn đề liên quan đến cuộc khủng hoảng ở Ukraine và tình hình trên Bán đảo Triều Tiên. Những bình luận trên được đưa ra trong bối cảnh Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đang có kế hoạch đến thăm Trung Quốc trong hai ngày 5-6/2 để gặp người đồng cấp Tần Cương.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh
Bà Mao Ninh khẳng định, Trung Quốc lấy thực tế và kinh nghiệm lịch sử làm căn cứ cho lập trường và chính sách của nước này. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ning cũng bác bỏ một báo cáo cho rằng, Mỹ có bằng chứng cho thấy, một số công ty thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc có thể giúp đỡ cuộc chiến của Nga ở Ukraine. Bà khẳng định, Trung Quốc không bao giờ đổ thêm dầu vào lửa, càng không lợi dụng khủng hoảng mà Mỹ mới là nước bắt đầu cuộc khủng hoảng Ukraine và là nhân tố lớn nhất thúc đẩy cuộc khủng hoảng ấy. Theo bà, Washington nên ngừng gửi vũ khí nếu muốn cuộc xung đột ở Ukraine chấm dứt.
Cũng liên quan đến việc các quốc gia phương Tây gửi vũ khí cho Ukranie, phát biểu tại cuộc họp báo ở TP The Hague (Hà Lan) ngày 30/1, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết, không loại trừ khả năng gửi máy bay chiến đấu đến Ukraine nếu Kiev đáp ứng một số điều kiện, gồm việc cung cấp các thiết bị này sẽ không làm leo thang căng thẳng; các thiết bị không được sử dụng để chạm vào đất Nga và không làm suy yếu năng lực quân sự của Pháp. Cùng ngày, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki cho biết nước này sẽ chuyển giao máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraine, nhưng chỉ khi các đồng minh khác trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cùng phối hợp.

Nga: nguy cơ xảy ra xung đột hạt nhân đang ở mức cao nhất trong vài thập niên
Ngày 22/3, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cảnh báo nguy cơ xảy ra xung đột hạt nhân đang ở mức cao nhất trong hàng chục năm qua.

Israel và Ba Lan ký thỏa thuận chấm dứt khủng hoảng ngoại giao
Quan hệ ngoại giao giữa Tel Aviv và Vác-sa-va đang có những bước tiến vượt bậc khi ngày 22/3, Ngoại trưởng Israel và người đồng cấp Ba Lan ký thỏa thuận ngay lập tức cho phép nối lại các chuyến tham quan, học tập của học sinh Israel về nạn diệt chủng người Do Thái.

Thủ tướng Hàn Quốc lạc quan về triển vọng quan hệ với Nhật Bản
Phát biểu tại một cuộc họp về các vấn đề quốc gia, Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck-soo ngày 23/3 nhận định cuộc gặp thượng đỉnh vào tuần trước giữa Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã mở ra triển vọng mới trong quan hệ giữa hai nước.

COVID-19 làm suy yếu phản ứng của tế bào miễn dịch đối với vaccine
Theo một nghiên cứu mới được công bố, các nhà khoa học Mỹ khẳng định rằng virus SARS-CoV-2 có thể làm hỏng phản ứng quan trọng của tế bào miễn dịch.

Bắc Kinh lần đầu giảm dân số sau 20 năm
Tỷ lệ tử vong ở thủ đô Trung Quốc đã vượt qua tỷ lệ sinh vào năm 2022, lần đầu tiên đẩy mức tăng dân số tự nhiên của nước này xuống âm kể từ năm 2003.

Hàn Quốc điều chỉnh mục tiêu cắt giảm khí thải vào năm 2030
Hàn Quốc ngày 21/3 đã điều chỉnh giảm các mục tiêu giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính trong lĩnh vực công nghiệp vào năm 2030, nhưng vẫn duy trì mục tiêu quốc gia là cắt giảm 40% lượng khí thải so với mức của năm 2018, gọi đây là mức điều chỉnh hợp lý.

Hà Lan cấm nhân viên chính phủ cài ứng dụng TikTok trên điện thoại công
Chính phủ Hà Lan ngày 21/3 ra thông báo những người làm việc trong các cơ quan chính phủ sẽ không được phép cài ứng dụng TikTok trên điện thoại làm việc của họ.

Mỹ khánh thành căn cứ quân sự thường trực đầu tiên ở Ba Lan
Mỹ ngày 21/3 đã khánh thành căn cứ quân sự thường trực đầu tiên ở Ba Lan. Lực lượng đồn trú thường trực của Mỹ đóng tại thành phố Poznan, miền Tây Ba Lan. Đây là lực lượng đồn trú thường trực thứ 8 của Mỹ ở châu Âu.

Nga: Mỹ, Anh, Pháp và Đức không thể làm trung gian hòa giải về Ukraine
Hãng thông tấn RIA Novosti dẫn thông báo của Bộ Ngoại giao Nga ngày 21/3 cho biết, Mỹ, Anh, Pháp và Đức không thể có vai trò trung gian hòa giải trung lập trong tiến trình hòa bình ở Ukraine, vì họ có liên quan đến cuộc xung đột với Nga. Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga được đưa ra nhằm phản ứng với đề xuất của cựu Chủ tịch Hội nghị An ninh Munich, Wolfgang Ischinger, về việc thành lập một nhóm liên lạc về Ukraine để khởi động tiến trình hòa bình. Theo ý kiến của ông Ischinger, bốn nước trên nên tham gia vào nhóm liên lạc này.

Nga - Trung Quốc tăng cường quan hệ đối tác toàn diện
Tối 21/3 (giờ Việt Nam), Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hội đàm chính thức tại Điện Kremlin, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp nhà nước của nhà lãnh đạo Trung Quốc tới Moskva. Cuộc hội đàm giữa hai bên diễn ra thành công, với việc hai bên ký nhiều văn kiện quan trọng, tạo cơ sở cho quan hệ Nga - Trung phát triển mạnh trong thời gian tới.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.