Trung Quốc "mất ngôi" chủ Trung Quốc đang nắm bao nhiêu nợ của Mỹ?
Lượng trái phiếu kho bạc Mỹ mà Trung Quốc đang nắm giữ đã giảm xuống dưới 1.000 tỷ USD, lần đầu tiên trong 12 năm, trong bối cảnh lãi suất tăng khiến tiềm năng của trái phiếu Mỹ kém hấp dẫn hơn.
Theo dữ liệu từ Bộ Tài chính Mỹ, tiếp tục xu hướng từ đầu năm 2021, danh mục nợ của chính phủ Mỹ mà Trung Quốc nắm giữ trong tháng 5 đã giảm xuống còn 980,8 tỷ USD, giảm 23 tỷ USD so với tháng 4 và giảm gần 100 tỷ USD, tương đương 9%, so với tháng đầu năm.
Lần đầu tiên kể từ tháng 5/2010, Trung Quốc nắm giữ nợ Mỹ dưới mức 1.000 tỷ USD. Nhật Bản hiện là chủ nợ lớn nhất của Mỹ với mức nắm giữ 1.200 tỷ USD.

Trung Quốc từng là chủ nợ lớn nhất của Mỹ (Ảnh: Shutterstock).
Việc Trung Quốc giảm nắm giữ nợ Mỹ diễn ra khi Cục Dự trữ Liên bang (Mỹ) bắt đầu tăng lãi suất để ngăn chặn lạm phát đang tăng nhanh nhất kể từ năm 1981. Do lãi suất trái phiếu tăng nên giá trái phiếu sẽ giảm xuống, đồng nghĩa nhà đầu tư sẽ bị lỗ vốn nếu bán trái phiếu trước hạn.
Ngoài ra, việc Trung Quốc giảm nắm giữ nợ Mỹ còn nằm trong nỗ lực đa dạng hóa danh mục nắm giữ nợ nước ngoài của Bắc Kinh.
Kỳ báo cáo về nợ Mỹ của Bộ Tài chính Mỹ đưa ra là trước thời điểm Fed tăng lãi suất vay qua đêm thêm 0,75% hồi tháng 6. Nhiều khả năng ngân hàng trung ương Mỹ sẽ tăng thêm mức tương tự trong kỳ họp diễn ra vào tuần tới.
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn về cung ứng đá xây dựng
Trước nhu cầu vật liệu xây dựng nói chung, đá vật liệu xây dựng thông thường tăng cao và khan hiếm nguồn cung, sáng ngày 23/4, Hiệp hội Đá Thanh Hoá đã tổ chức hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh.

Nâng cao nhận thức và năng lực quản trị môi trường cho doanh nghiệp
Nhằm nâng cao nhận thức pháp luật và năng lực triển khai các quy định mới về bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa - Ninh Bình vừa phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội nghị tuyên truyền nâng cao nhận thức và năng lực quản trị môi trường cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Kích cầu tiêu dùng dịp lễ 30/4 - 1/5
Để ngành bán lẻ tăng trưởng 12% trong năm nay, bên cạnh chính sách giảm 2% thuế VAT, việc đẩy mạnh các chương trình khuyến mại quy mô lớn cũng sẽ góp phần kích cầu người tiêu dùng. Dịp lễ 30/4 - 1/5 được xem là thời gian quan trọng, với hàng loạt chương trình giảm giá hấp dẫn thu hút người tiêu dùng và thúc đẩy sức mua.

Việt Nam chuẩn bị 3 kịch bản tăng trưởng nông nghiệp ứng phó với thuế quan Mỹ
Dưới tác động ngày càng rõ nét của chính sách thuế quan từ Mỹ, Viện Chiến lược, Chính sách nông nghiệp và môi trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường ) đã đưa ra 3 kịch bản dự báo cho ngành nông lâm thủy sản Việt Nam trong năm 2025. Mỗi kịch bản đều gắn liền với những mức thuế cụ thể mà Mỹ có thể áp dụng, từ đó phản ánh tác động tương ứng đến kim ngạch xuất khẩu và tăng trưởng ngành.

32% doanh nghiệp sẽ mở rộng sản xuất kinh doanh trong 2 năm tới
Khảo sát của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trên quy mô toàn quốc cho thấy, chỉ có 32% doanh nghiệp cho biết sẽ mở rộng sản xuất kinh doanh trong 2 năm tiếp theo.

Thanh Hoá tập trung tháo gỡ rào cản để kinh tế tư nhân phát triển
Một trong những điểm nghẽn cần tháo gỡ nhất cho khu vực kinh tế tư nhân đó là rào cản về thể chế. Theo các cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp và các Hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách rõ ràng, minh bạch đi đôi với cải cách thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ, xây dựng cơ chế thực thi công bằng và hiệu quả sẽ là những giải pháp quan trọng để tạo môi trường thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển.

Mở rộng gói tín dụng tiếp sức cho nông lâm thủy sản
100 nghìn tỷ đồng là quy mô gói tín dụng ưu đãi dành cho ngành nông, lâm, thuỷ sản vừa được Ngân hàng Nhà nước công bố mới đây.

Quý 1/2025: Việt Nam thu hơn 34.000 tỷ đồng từ thương mại điện tử
Trong 3 tháng đầu năm nay, tổng số thuế thu từ hoạt động thương mại điện tử đạt 34.500 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2024. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy hiệu quả của công tác quản lý thuế trong lĩnh vực kinh doanh trên nền tảng số.

Giải pháp giữ dòng vốn FDI trong biến động thuế quan
Những biến động về chính sách thuế quan trên toàn cầu được đánh giá sẽ ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam. Tuy nhiên điểm sáng là trong quý 1 và đầu tháng 4 năm nay, Việt Nam vẫn đang ghi nhận lượng vốn FDI thực hiện tăng trưởng tích cực. Nhiều giải pháp đang được Chính phủ và các địa phương triển khai để giữ được nhịp tăng trưởng FDI trong các quý tiếp theo.

Đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo cung cấp đủ vốn tín dụng phục vụ tăng trưởng kinh tế, ngành ngân hàng đã thực hiện nhiều giải pháp để khơi thông dòng vốn ngay từ đầu năm, tránh tình trạng tăng trưởng chậm, thậm chí bị âm như những năm trước.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.