Trung Quốc nới quy định kiểm dịch COVID-19 với thủy sản Việt Nam
(TTV) - Theo thông báo mới vừa được Cơ quan chức năng Trung Quốc gửi thông qua đại sứ quán nước này tại Việt Nam thì từ tháng 7/2022, nếu doanh nghiệp xuất thủy sản vào Trung Quốc có hàng bị nhiễm COVID-19 không còn bị đình chỉ xuất khẩu. Động thái này của Trung Quốc nhằm giúp hoạt động giao thương giữa 2 nước dễ dàng hơn.
![]() |
Cụ thể, với những lô hàng nhiễm COVID-19, doanh nghiệp sẽ không bị đình chỉ xuất khẩu như trước đây nên hoạt động xuất khẩu sẽ không bị ảnh hưởng dây chuyền như trước.
Theo đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, có được thay đổi trên cũng do thời gian qua hầu hết các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đã thực hiện khá tốt những quy định phòng chống dịch COVID-19 của phía Trung Quốc.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, khoảng 300 doanh nghiệp thủy sản được hưởng lợi từ quy định trên, mặt hàng cá tra và tôm là 2 mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất vào thị trường Trung Quốc. Đặc biệt, hiện tượng ách tắc tại các cửa khẩu vào Trung Quốc theo đó sẽ giảm đáng kể. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam dự báo, nhờ có quy định mới, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc năm nay sẽ tăng mạnh tới 70% so với năm 2021, đạt khoảng 2 tỷ USD. Tuy nhiên, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam tiếp tục khuyến cáo doanh nghiệp thủy sản Việt Nam vẫn phải chú trọng nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm theo những tiêu chí mới của thị trường này.
Theo Bản tin THNM 24/7/2022
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng trưởng tích cực
Trên 2 tỷ USD là tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh Thanh Hóa trong 4 tháng đầu năm nay, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong bối cảnh thương mại toàn cầu nhiều biến động, xuất khẩu tăng trưởng tích cực cho thấy nỗ lực lớn của các doanh doanh nghiệp.

Thanh Hoá tham gia 3 gian hàng tại Hội chợ xúc tiến thương mại cho các Hợp tác xã khu vực miền Bắc 2025
Tại Hội chợ xúc tiến thương mại cho các Hợp tác xã khu vực miền Bắc 2025 tổ chức tại Hà Nội từ 6/5-11/5. Liên minh Hợp tác xã tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức 3 gian hàng tiêu chuẩn để trưng bày hàng chục sản phẩm đặc trưng vùng miền, sản phẩm OCOP của các Hợp tác xã tiêu biểu trong tỉnh.

Nhiều tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản
4 tháng năm 2025, tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đạt hơn 2,1 tỷ USD, tăng 21,2% so với cùng kỳ. Trong đó, nhiều nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản đang ghi nhận tín hiệu tích cực về đơn hàng, thị trường. Có được kết quả trên là nhờ các đơn vị doanh nghiệp đã linh hoạt đa dạng sản phẩm, kết nối tìm kiếm mở rộng khách hàng, thị trường.

Hơn 51.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới
Tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động của cả nước trong 4 tháng năm 2025 đạt gần 90.000 doanh nghiệp, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2024. Như vậy, bình quân một tháng Việt Nam có gần 22.500 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

Hiệu quả mô hình phát triển con nuôi đặc sản
Nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường về các sản phẩm từ con nuôi đặc sản, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đầu tư, nuôi con đặc sản. Qua đó, đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng tiền lãi mỗi năm.

Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã Thanh Hóa tư vấn cho vay gần 71 tỷ đồng
Để hỗ trợ các hợp tác xã, thành viên hợp tác xã có nguồn lực, kinh phí đầu tư, nâng cấp và phát triển sản xuất, Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã tỉnh Thanh Hóa đã căn cứ vào nguyện vọng của các hợp tác xã và thành viên hợp tác xã để rà soát, kiểm tra điều kiện vay vốn của các đối tượng.

Việt Nam xuất siêu 3,79 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm
Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), 4 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 276,89 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 13,0%; nhập khẩu tăng 18,6%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 3,79 tỷ USD.

Việt Nam thu hút hơn 13,8 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng, tăng gần 40%
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Tài chính), tính đến ngày 30/4, tổng vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt 13,82 tỷ USD, tăng 39,9% so với cùng kỳ năm trước.

Tập trung các giải pháp giải ngân vốn đầu tư công
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tính đến hết ngày 30/4/2025, giải ngân vốn đầu tư công cả nước ước đạt gần 131 nghìn tỷ đồng, tương đương 14,1% tổng kế hoạch vốn năm 2025 và đạt 15,5% kế hoạch vốn do Thủ tướng Chính phủ giao.

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế
Nghị quyết 68 của Bộ chính trị về phát triển kinh tế tư nhân khẳng định: kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia. Đây cũng là lực lượng tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.