Đường dây nóng: 0237 3721150

Trung Quốc thuê đất Lào, Campuchia sản xuất: Thế mạnh Việt Nam lao đao

Không chỉ tăng quy mô đàn lợn, Trung Quốc còn mở rộng diện tích trồng thanh long, dưa hấu để chủ động nguồn cung, thậm chí còn sang Lào, Campuchia thuê đất trồng rồi xuất ngược về nước. Nếu Việt Nam không thay đổi thói quen sản xuất thì tình trạng dư thừa, phải đổ bỏ nông sản là điều khó tránh khi 75% nông sản Việt xuất sang thị trường Trung Quốc. Thực tế rất nhiều mặt hàng thế mạnh: Dưa hấu, thanh long, thịt lợn... đều đã bị ảnh hưởng nặng nề.

15/10/2018 08:14

Trung Quốc sang Lào, Campuchia thuê đất sản xuất

Với thị trường hơn tỷ dân, hàng năm Trung Quốc phải nhập khẩu một khối lượng hàng nông sản cực lớn để đáp ứng nhu cầu tiêu trong nước. Thế nhưng, những năm gần đây, nước này đang cố gắng mở rộng vùng sản xuất để tự nội địa hóa, giảm dần khối lượng nhập khẩu.

Cụ thể, với mặt hàng thịt lợn, theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), ngành chăn nuôi lợn của Trung Quốc đang bước vào chu kỳ mới. Theo đó, đàn lợn của nước này sẽ tăng hơn 27 triệu con trong năm 2018. Một trong những động lực thúc đẩy Trung Quốc có thể tăng đàn trong năm nay là giá heo hơi đang ở mức cao. Năm 2016, giá heo hơi của Trung Quốc lên cao kỷ lục, đạt khoảng 100 USD/con.


Trung Quốc đang tìm cách giảm dần khối lượng nhập khẩu nông sản

Trung Quốc đang tìm cách giảm dần khối lượng nhập khẩu nông sản

Thực tế, những nông trại nuôi lợn lớn hàng đầu Trung Quốc cùng với nhiều hộ chăn nuôi khác đang chạy đua xây dựng mô hình nông trại hiện đại tại khu vực Đông Bắc nhằm mở rộng thị trường thịt lợn đồng thời thúc đẩy nhu cầu ngũ cốc cho chăn nuôi.

Một số nhà nghiên cứu dự đoán, sản lượng thịt lợn khu vực Đông Bắc nước này sẽ chạm ngưỡng 120 triệu con/năm, gần gấp đôi các khu vực chăn nuôi chính như Hắc Long Giang, Cát Lâm, Liêu Ninh, Nội Mông với sản lượng năm ngoái đạt 69 triệu con.

Không chỉ tăng quy mô đàn lợn trong nước để giảm lượng nhập khẩu, đầu năm 2017, Vụ Thị trường châu Á - Thái Bình Dương (Bộ Công Thương), cho biết, sản lượng dưa hấu tại Trung Quốc tăng đều qua các năm gần đây (từ 72 triệu tấn năm 2013 lên 77,5 triệu tấn năm 2016). Theo quy hoạch của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, mỗi năm nước này sẽ tăng khoảng 1% (khoảng 2,2 triệu ha) diện tích trồng dưa hấu, dưa lưới trong giai đoạn 2015-2020.

Trung Quốc đang thu hẹp dần các khu vực trồng dưa nhỏ lẻ và thay thế bằng những vùng trồng có điều kiện tự nhiên phù hợp, quy mô sản xuất lớn, đồng đều đối với loại nông sản có tính mùa vụ cao.

Trước đó, vào năm 2015, lãnh đạo Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) chia sẻ: "Người Trung Quốc sang tận Lào, Campuchia thuê hàng trăm ha đất tự trồng dưa hấu, do vùng trồng trong nước hạn chế".

Mới đây, theo lãnh đạo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT), Trung Quốc cũng đang phát triển vùng trồng thanh long tại Quảng Tây, đảo Hải Nam với diện tích khoảng 20 ngàn ha, dự kiến đến năm 2019 sẽ là 30 ngàn ha. Ngoài ra, họ còn thuê đất trồng thanh long tại Lào, Campuchia.

Việt Nam cần điều chỉnh đối sách

Trao đổi với PV.VietNamNet, ông Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn, cho rằng, hiện các nước nhập nông sản của Việt Nam đều điều chỉnh lại cơ cấu sản xuất của mình. Đặc biệt, trong bối cảnh biến đổi khí hậu, cạnh tranh thương mại, đổi mới khoa học công nghệ, đổi mới kết cấu tiêu dùng ngày càng gia tăng thì rất nhiều yếu tố thúc đẩy các nước đang nhập khẩu nông sản phải lo đến “cái dạ dày” của mình. Họ phải điều chỉnh bằng mọi cách. Đây là vấn đề thực tế đang diễn ra, không phải riêng Trung Quốc.

Trước tình hình trên, không chỉ người nông dân mà cả nhà nước và doanh nghiệp cần phải hiểu, nắm bắt lại thông tin, từ đó điều chỉnh cho thích hợp. Ông Sơn dẫn chứng, chúng ta biết trước Trung Quốc đã mở rộng vùng thanh long hàng năm trời, biết họ điều chỉnh quy mô đàn lợn hàng năm trời,... thì chúng ta cũng phải điều chỉnh đối sách của mình.


Trung Quốc đã mở rộng vùng thanh long từ cách đây nhiều năm

Trung Quốc đã mở rộng vùng thanh long từ cách đây nhiều năm

“Vấn đề chính hiện nay không phải là chúng ta không có thị trường mà là việc điều chỉnh sản xuất cho phù hợp với thị trường”, ông Sơn nói. Ông khẳng định, việc nghiên cứu thông tin thị trường cực kỳ quan trọng. Chúng ta đang quản lý các mục tiêu di động thì chúng ta phải có radar, có thước ngắm, có la bàn, phải có tầm nhìn thật bao quát.

Thế nên, Việt Nam cần chú tâm tới nghiên cứu thị trường, phân tích thị trường để kết nối với thị trường mới và phân khúc mới, đối tượng mới. Nói thẳng thì Trung Quốc nói riêng và các nước nói chung, với sức sản xuất, lao động của mình,... họ không thể có nguồn nông sản cung cấp đủ, chỉ là đi từ phân khúc này sang phân khúc khác, từ tiêu chuẩn này sang tiêu chuẩn khác và chúng ta phải nắm bắt được cái đó, ông Sơn nhận định.

Theo ông Sơn, nông sản Việt Nam vẫn cạnh tranh được với Trung Quốc nếu chúng ta hạ được giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng an toàn. Đấy là phần của nông dân, nhưng để họ làm tốt phải đi trước một bước là ưu tiên cao độ chuyện quan sát, phân tích, định hướng, điều chỉnh. Còn nếu không thay đổi thì sẽ tiếp tục xảy ra tình trạng dư thừa và đổ bỏ nông sản như hiện nay.

Theo thống kê của Bộ NN-PTNT, Trung Quốc hiện vẫn là thị trường nhập khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam, chiếm tới 75% lượng nông sản xuất khẩu của nước ta. Các chuyên gia trong ngành dự báo, thời gian tới, một số mặt hàng nông sản Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng do Trung Quốc giảm nhập khẩu nhờ tự nội địa hóa nguồn hàng của mình bằng cách tăng quy mô chăn nuôi, mở rộng vùng sản xuất. Chưa kể, những năm gần đây, Trung Quốc cũng tăng cường kiểm soát nhập khẩu qua đường tiểu ngạch.

Thực tế, như hồi đầu năm, dưa hấu tại một số tỉnh miền Trung rớt giá thảm, phải tổ chức “giải cứu” để giúp nông dân vượt qua khó khăn. Lý do, thời điểm đó Trung Quốc hạn chế nhập dưa hấu Việt Nam để ưu tiên tiêu thụ dưa nội địa của họ khi vào vụ thu hoạch.

Tương tự, với việc Trung Quốc mở rộng vùng trồng thanh long, các chuyên gia khuyến cáo xuất khẩu thanh long của nước ta thời gian tới ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng.

Lãnh đạo Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) cũng nhận định, Trung Quốc kiểm soát nhập khẩu tiểu ngạch, cộng với chủ động được nguồn cung nội địa với giá rẻ hơn giá lợn Việt Nam, thế nên, từ năm 2017 đến nay, thịt lợn Việt Nam không còn xuất sang thị trường này nữa.

Theo Lâm Giang
VietnamNet


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Mặt bằng lãi suất cho vay tiếp tục giảm

Mặt bằng lãi suất cho vay tiếp tục giảm

15:04 , 14/07/2025

Lãi suất cho vay trung bình hiện chỉ còn 6,29%/năm, giảm 0,64% so với cuối năm 2024. Điều này đang mở thêm cơ hội vay vốn với lãi suất thấp cho người dân và doanh nghiệp.

Thu gần 100.000 tỷ đồng thuế từ thương mại điện tử

Thu gần 100.000 tỷ đồng thuế từ thương mại điện tử

08:08 , 14/07/2025

Trong 6 tháng đầu năm 2025, thu thuế từ các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử và kinh tế số tăng gần 60% so với cùng kỳ năm 2024.

Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

08:08 , 14/07/2025

Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách Nhà nước đã có những chuyển biến tích cực trong 6 tháng đầu năm 2025. Lũy kế giải ngân đến hết ngày 30/6 ước đạt 268.000 tỷ đồng và bằng 32,5% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Các doanh nghiệp Việt Nam ứng phó với biến động thương mại

Các doanh nghiệp Việt Nam ứng phó với biến động thương mại

08:00 , 14/07/2025

Chiến lược đa thị trường, đa sản phẩm kết hợp với tăng năng suất nội lực đang là hướng đi giúp các doanh nghiệp của Việt Nam vượt qua áp lực, nhằm ứng phó với biến động thương mại và hướng tới tăng trưởng bền vững.

Chính phủ yêu cầu ngân hàng nghiên cứu giảm lãi vay

Chính phủ yêu cầu ngân hàng nghiên cứu giảm lãi vay

08:00 , 14/07/2025

Ngành ngân hàng cần nghiên cứu các giải pháp nhằm tiếp tục giảm lãi vay. Đây là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong Công điện 104 về tăng cường hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa.

Dự báo tăng trưởng kinh tế cả năm đạt mục tiêu 8%

Dự báo tăng trưởng kinh tế cả năm đạt mục tiêu 8%

19:46 , 13/07/2025

Theo nhận định của Cục Thống kê, Bộ Tài chính, mặc dù vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn có nhiều triển vọng cải thiện tốc độ tăng trưởng, hướng tới đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8% trong năm 2025.

Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, tăng giá trị nuôi trồng thủy sản

Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, tăng giá trị nuôi trồng thủy sản

08:36 , 13/07/2025

Trong nuôi trồng thủy sản, tôm là con nuôi có giá trị hàng hóa lớn, mang lại thu nhập cao. Để giảm thiểu các rủi ro, các hộ nuôi tôm ở Thanh Hóa đã đầu tư nuôi tôm thâm canh ứng dụng công nghệ cao, nhằm quản lý, kiểm soát tốt các yếu tố môi trường, dịch bệnh và nâng cao năng suất, sản lượng tôm.

Tuần lễ cao điểm truyền thông phòng chống đuối nước từ ngày 20 - 26/7

Tuần lễ cao điểm truyền thông phòng chống đuối nước từ ngày 20 - 26/7

08:20 , 13/07/2025

Nhằm tạo hiệu ứng lan tỏa và huy động sự tham gia đồng bộ, thống nhất từ các địa phương, Bộ Y tế sẽ triển khai Tuần lễ cao điểm truyền thông phòng, chống đuối nước từ ngày 20 - 26/7.

Từ 1/8, hàng nhập khẩu trị giá dưới 1 triệu đồng bị thu thuế VAT tự động

Từ 1/8, hàng nhập khẩu trị giá dưới 1 triệu đồng bị thu thuế VAT tự động

08:08 , 13/07/2025

Từ ngày 1/8/2025, hàng hóa nhập khẩu có giá trị nhỏ (dưới 1 triệu đồng), vận chuyển thông qua dịch vụ chuyển phát nhanh sẽ áp dụng thu thuế giá trị gia tăng (VAT) tự động, áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, không phân biệt phương thức vận chuyển.

Khu vực kinh tế tập thể phát triển được 170 sản phẩm OCOP

Khu vực kinh tế tập thể phát triển được 170 sản phẩm OCOP

20:08 , 12/07/2025

Theo thống kê của Liên minh Hợp tác xã tỉnh Thanh Hóa, tính đến hết tháng 6/2025, tỉnh Thanh Hóa có 645 sản phẩm OCOP, trong đó có 170 sản phẩm thuộc khu vực kinh tế tập thể.