Trước dự báo COVID-19 thành cúm mùa vào cuối năm, Bộ Y tế nêu rõ biện pháp phòng dịch
Trước thông tin từ WHO cho rằng COVID-19 sẽ thành một bệnh như cúm mùa trong năm nay, Bộ Y tế cảnh báo, COVID-19 vẫn tiềm ẩn nguy cơ xuất hiện biến thể mới nguy hiểm hơn, lây lan nhanh hơn, có khả năng làm giảm hiệu quả vắc xin hoặc miễn dịch.
Do đó, Bộ Y tế đã xây dựng "Phương án bảo đảm công tác y tế trong tình huống dịch COVID-19 có biến chủng mới nguy hiểm hơn, bùng phát mạnh trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế" để sẵn sàng triển khai, thực hiện khi xảy ra.
Bộ Y tế tiếp tục theo dõi, bám sát tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trong nước, quốc tế; tăng cường giám sát chặt chẽ dịch bệnh tại cửa khẩu, cộng đồng, tại các cơ sở khám, chữa bệnh; tăng cường lấy mẫu các trường hợp nghi ngờ để xét nghiệm, giải trình tự gen nhằm phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, đặc biệt khi có biến thể mới của virus.

Bên cạnh đó, Bộ cũng tiếp tục thúc đẩy việc tiêm vắc xin phòng bệnh COVID-19, đặc biệt đối với các trường hợp nguy cơ cao, trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi nhất là ở các tỉnh, thành phố lớn, khu vực trọng điểm du lịch, có lượng khách Quốc tế cao. Đảm bảo đủ thuốc, thiết bị, hóa chất, sinh phẩm phòng, chống dịch; chuẩn bị sẵn sàng cơ sở vật chất trong trường hợp phát sinh các tình huống mới của dịch bệnh.

Các dấu hiệu nguy hiểm khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người do một nhóm siêu vi đường ruột, có thể tạo thành dịch. Bệnh gặp quanh năm nhưng có xu hướng tăng cao từ tháng 3 đến tháng 5, từ tháng 9 đến tháng 12. Đối tượng hay mắc bệnh là trẻ dưới 5 tuổi. Khi trẻ bị tay chân miệng, phụ huynh cần chú ý nhận biết một số dấu hiệu nguy hiểm để xử trí kịp thời.

Nhiều bất cập trong thực thi Luật phòng chống tác hại của thuốc lá
Ngày 31/5 là ngày Thế giới không thuốc lá. Tại Việt Nam, nhằm nâng cao nhận thức của người dân về những tác hại của thuốc lá, giảm dần tỷ lệ sử dụng thuốc lá, năm 2012, Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá chính thức có hiệu lực. Qua hơn 10 năm thực thi, bộ Luật này đã bộc lộ những bất cập, đặt ra yêu cầu phải điều chỉnh nhằm hiện thực hóa mục tiêu từng bước xây dựng môi trường sinh sống, học tập và làm việc an toàn, không khói thuốc cho người dân.

Ngày 31/5: Thanh Hóa ghi nhận 33 bệnh nhân mắc COVID-19 mới
Thông tin từ Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Thanh Hóa: Tính từ 16 giờ ngày 30/05 đến 16 giờ ngày 31/05/2023, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 33 bệnh nhân mắc COVID-19 mới, cụ thể:

Khánh thành, đưa trạm y tế xã Định Hòa, huyện Yên Định vào hoạt động
Mới đây, UBND xã Định Hoà phối hợp cùng Quỹ từ thiện Kim Oanh, thuộc Tập đoàn Địa ốc Kim Oanh tổ chức lễ khánh thành chính thức đưa vào hoạt động Trạm y tế xã Định Hoà, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.

Triển khai Chiến dịch bổ sung Vitamin A đợt 1 cho trẻ trên toàn quốc
Bộ Y tế sẽ tổ chức Chiến dịch bổ sung Vitamin A đợt 1 cho trẻ em bắt đầu từ ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6.

Ngày 28/5, Thanh Hóa ghi nhận 27 bệnh nhân mắc COVID-19 mới
Thông tin từ Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Thanh Hóa: Tính từ 16 giờ ngày 27/05 đến 16 giờ ngày 28/05/2023, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 27 bệnh nhân mắc COVID-19 mới.

Các đơn vị y tế cần sẵn sàng các phương án khi xảy ra ngộ độc Botulinum
Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa có công văn gửi các địa phương về việc tăng cường công tác phòng chống ngộ độc do Clostridium Botulinum.

Bộ Y tế sẽ thành lập 3 - 6 trung tâm dự trữ thuốc hiếm
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đang khẩn trương triển khai thành lập các trung tâm dự trữ thuốc hiếm, thuốc hạn chế nguồn cung.

Chủ động phòng tránh các bệnh lý mùa nắng nóng
Thời tiết nắng nóng đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ của người dân, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ. Tại nhiều bệnh viện trên địa bàn Thanh Hóa, số bệnh nhân mắc các bệnh lý về hô hấp, tiêu hoá và đột quỵ tăng mạnh.

Mẫu giò lụa nghi gây ngộ độc botulinum có kết quả xét nghiệm âm tính
Theo Ban quản lý An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh, hiện chưa thể xác nhận nguồn gây ngộ độc botulinum cho các bệnh nhân vừa qua là từ đâu vì 15 mẫu gồm bánh mì, chả lụa lấy từ thức ăn thừa của bệnh nhân và cơ sở sản xuất đều âm tính, không phát hiện vi khuẩn C. botulinum
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.