Trước thềm Tết Canh Tý, chuột Hamster bất ngờ được săn lùng ráo riết
Chuột Hamster là thú cưng được nhiều thượng khách săn lùng ráo riết trước thềm Tết Nguyên đán Canh Tý 2020. Nhiều cửa tiệm bán vật nuôi cháy hàng, hết nhẵn chuột cảnh nhờ sức mua khủng và cơn sốt biểu tượng linh vật của năm.
Những chú chuột Hamster đáng yêu nhanh chóng đốn tim thượng khách nhờ vẻ ngoài dễ thương, tinh nghịch. Loài chuột cảnh có kích thước nhỏ, sạch sẽ và thuần chủng được nhiều người chọn làm thú cưng chơi Tết 2020. Giá cho mỗi chú chuột Hamster Bear dao động 110.000 - 160.000 đồng/con, Hamster Winter White từ 100.000 – 130.000 đồng/con.

Nhấn để phóng to ảnh
Chuột Hamster là thú cưng được nhiều thượng khách săn lùng ráo riết trước thềm Tết Nguyên đán 2020
Hamster là loài dễ nuôi, dễ chăm và gần chủ. Thức ăn mà chuột yêu thích bao gồm ngũ cốc, yến mạch, ngô tươi và các loại hạt. Chuột có thể ăn mọi lúc mọi nơi, chỉ cần thả đồ ăn là chúng có thể ăn suốt cả ngày. Ngoài ra, Hamster có khả năng làm sạch bản thân bằng cách tự tắm với cát nên người nuôi không cần quá tốn công.

Nhấn để phóng to ảnh
Giá cho mỗi chú chuột Hamster Bear dao động 110.000 - 160.000 đồng/con, Hamster Winter White từ 100.000 – 130.000 đồng/con
Để nuôi chuột cảnh, thượng khách ngoài mua giống còn phải sắm theo hàng loạt phụ kiện đi kèm. Và số tiền vật dụng có thể từ vài trăm lên tới cả triệu đồng, tùy vào sức chịu chơi của chủ nhân. Đơn cử, chuồng nuôi Hamster có giá 200.000 – 1.000.000 đồng/chiếc, bình nước uống từ 30.000 – 80.000 đồng/chiếc, máy tập thể dục từ 50.000 – 200.000 đồng/chiếc, chưa kể tiền sắm lót chuồng, thức ăn, cát tắm, khay tắm và đồ chơi.

Nhấn để phóng to ảnh
Thức ăn mà chuột Hamster yêu thích bao gồm ngũ cốc, yến mạch, ngô tươi và các loại hạt
Dù khoản tiền đầu tư cho Hamster khá cao nhưng nhiều người vẫn sẵn sàng chi đậm để rinh về chú chuột cảnh dễ mến. Chị Minh Tuyết (Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội) xuống tiền mua 2 chú Hamster về cho con gái, tính tổng chi phí tiền mua chuột và vật dụng cơ bản đã lên tới 2.000.000 đồng.
“Con gái tôi rất thích nuôi chuột, ở nhà đã có 1 con nhưng vẫn thích mua thêm. Tết đến chẳng thích mua quần áo, giày dép gì cả, chỉ đòi mẹ đèo ra cửa hàng mua thú cưng. Lúc đầu, tôi cũng khá lo vì sợ Hamster gây bệnh nhưng sau tìm hiểu thông tin cũng thấy khá yên tâm nên cho con nuôi” – chị Tuyết tâm sự.

Nhấn để phóng to ảnh
Hamster có khả năng làm sạch bản thân bằng cách tự tắm với cát nên người nuôi không cần quá tốn công
Một tay vừa xách cát tắm, một tay vừa cầm lồng nuôi Hamster đợi thanh toán, anh Minh Hùng (Thanh Xuân, Hà Nội) khoe: “Đầu tư cho thú cưng kể ra cũng tốn phết, tiền chuột chẳng mấy nhưng đồ đi kèm lên tới tiền triệu như chơi”.
Anh Hùng cho biết, lý do anh chọn Hamster làm thú cưng cho mùa Tết 2020 là do nhà khá chật nên suy đi tính lại chỉ có nuôi chuột cảnh là phù hợp. Không những thế, năm nay là năm con chuột nên anh cũng muốn nuôi thứ gì hợp phong thủy.

Nhấn để phóng to ảnh
Hamster có kích thước nhỏ, nằm gọn trong lòng bàn tay, dễ chăm và khá sạch sẽ
Chủ một cửa hàng bán Hamster trên đường Nguyên Hồng (Hà Nội) chia sẻ, càng giáp Tết lượng khách mua chuột cảnh tăng gấp 2-3 lần so với ngày thường. Cửa hàng phải cho nhập thêm chuột cảnh để đáp ứng sức mua của khách. Từ đầu tháng 12 âm lịch, Hamster về đến đâu là khách đến mua đến đó, nhiều người cẩn thận còn cọc trước tiền để giữ hộ thú cưng.
“Chuột Hamster được ưa chuộng bởi chúng có vẻ ngoài dễ thương với bộ lông nhiều màu sắc. Chúng có kích thước nhỏ, nằm gọn trong lòng bàn tay, dễ chăm và khá sạch sẽ. Đặc biệt, Hamster rất thân và gần chủ nên chiếm được cảm tình của nhiều người” – chủ cửa hàng chia sẻ.
An Chi/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thuế giá trị gia tăng
Mới đây, Cục Thuế đã chỉ đạo các Chi cục Thuế trên cả nước khẩn trương phân loại, xử lý dứt điểm các hồ sơ còn tồn đọng, đẩy nhanh tiến độ hoàn thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp.

Thanh Hóa có khoảng 50 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu nông sản
Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Môi trường, những năm gần đây, chất lượng hàng hóa nông, lâm, thủy sản của tỉnh Thanh Hóa được nâng cao, đáp ứng tiêu chuẩn nhập khẩu của nhiều quốc gia trên thế giới.

Khoai tây vụ đông xuân đạt gần 200 triệu đồng/ha
Vụ đông xuân 2024-2025, diện tích gieo trồng khoai tây trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đạt khoảng 1.500 ha, tập trung tại một số huyện đồng bằng và ven biển.

Thanh Hoá: Xuất khẩu hàng hoá duy trì đà tăng trưởng
Theo Sở Công thương Thanh Hoá, trong tháng 4/2025, hoạt động xuất khẩu hàng hoá trên địa bàn tỉnh tiếp tục duy trì đà tăng trưởng do chưa bị tác động bởi chính sách thuế quan của Mỹ. Tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá tháng 4 ước đạt hơn 603 triệu USD, tăng 4,2% so với tháng trước và tăng 16,9% so với cùng.

Thanh Hóa: Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa quý I tăng 11,8%
Quý 1 năm 2025, tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đạt khoảng trên 39.700 tỷ đồng, ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng 11,8% so với cùng kỳ.

Kinh tế tư nhân đóng góp gần 59% GRDP của Thanh Hóa
Đến nay, tỉnh Thanh Hóa có trên 21.000 doanh nghiệp và hơn 155.000 hộ kinh doanh đang hoạt động. Khu vực kinh tế tư nhân đang đóng góp gần 59% tổng sản phẩm của tỉnh.

Các cơ sở sản xuất, di ương hơn 1,8 tỷ con giống thủy sản
Từ đầu năm đến cuối tháng 4 năm 2025, các cơ sở giống thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã sản xuất và di ương hơn 1,8 tỷ con giống, cung cấp cho vụ xuân hè 2025.

Thanh Hóa: Doanh nghiệp thành lập mới tăng 36,7% so với cùng kỳ
Theo báo cáo của Sở Tài chính, lũy kế 4 tháng đầu năm 2025, trên địa bàn Thanh Hóa có 1.019 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 36,7% so với cùng kỳ, đứng thứ 8 toàn quốc và dẫn đầu các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ.

Thanh Hoá đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công
Đến ngày 16/4, giá trị giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 của tỉnh Thanh Hoá đạt 2.895 tỉ đồng, bằng 20,4% kế hoạch, cao hơn bình quân chung cả nước.

Agribank nâng quy mô gói tín dụng, đẩy mạnh đầu tư lĩnh vực nông, lâm, thủy sản
Năm 2025, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về mở rộng và điều chỉnh quy mô Chương trình tín dụng đối với lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản lên tối đa 100.000 tỷ đồng, Agribank tiếp tục đăng ký nâng quy mô tham gia chương trình lên đến 20.000 tỷ đồng, hỗ trợ nguồn vốn đầu tư cho nông dân phát triển sản xuất.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.