Trường học lúng túng khi bắt đầu dạy môn tích hợp
Các địa phương trên cả nước đang dần chính thức bước vào năm học mới. Tuy nhiên, việc dạy các môn tích hợp như thế nào vẫn khiến cả giáo viên lẫn lãnh đạo nhà trường lúng túng.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của năm học 2021-2022 là tiếp tục triển khai chương trình và SGK mới ở lớp 2 và lớp 6, trong đó ở lớp 6 xuất hiện một số môn học mới là môn tích hợp Lịch sử và Địa lý; Khoa học tự nhiên (Vật lý – Hóa học – Sinh học).
Giáo viên bối rối
Thầy Nguyễn Văn Lực là giáo viên dạy Lịch sử và Giáo dục công dân ở Trường THCS Diên Khánh (Khánh Hòa). Năm nay, thầy Lực được phân công dạy Lịch sử lớp 6.
Thầy giáo này cho biết đang soạn giáo án chuẩn bị cho năm học mới sẽ bắt đầu từ ngày 13/9. Mặc dù Lịch sử được thiết kế nằm trong môn tích hợp Lịch sử và Địa lý, tuy nhiên vì trường của thầy đủ giáo viên nên mỗi giáo viên sẽ phụ trách một phân môn riêng.
Chưa được tham gia một lớp bồi dưỡng nào về dạy theo chương trình mới, thầy Lực nói khá lo lắng trước những tiết học có nội dung của cả hai môn học Lịch sử và Địa lý.
Như vậy có thể hiểu giáo viên môn nào vẫn phụ trách phần của môn đó.
Tuy nhiên, nhiều nội dung môn Lịch sử tích hợp trong những phần phù hợp của nội dung Địa lý và ngược lại nên giáo viên phải có kiến thức cả về Lịch sử và Địa lý mới chuyển tải tốt nội dung tích hợp này. Nhưng có bao nhiêu thầy cô có cả kiến thức chuyên môn về cả 2 môn?
Đây chính là băn khoăn của giáo viên chúng tôi. Hiện nay hầu hết giáo viên được đào tạo để dạy đơn môn mà nay phải dạy môn tích hợp nên các thầy cô chưa được tập huấn sẽ có khó khăn nhất định” – thầy giáo này chia sẻ.
Một giáo viên dạy Sinh học ở TP.HCM cho biết trường của mình vẫn bố trí nhiều giáo viên để dạy môn Khoa học tự nhiên ở lớp 6. Giáo viên này nhìn nhận đây là sự sắp xếp hợp lý trong hoàn cảnh hiện tại, khi các giáo viên dạy đơn môn chưa kịp học thêm hay bồi dưỡng thêm về dạy tích hợp.
“Bây giờ nếu bảo tôi dạy cả những nội dung về Vật lý hay Hóa học thì vẫn có thể được nhưng thú thật là sẽ chỉ qua loa thôi, không thể vững vàng như các thầy cô được đào tạo về các môn học này. Điều này sẽ thiệt thòi cho học sinh. Có thể năm nay do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên chưa thể dạy tích hợp như mục tiêu của Bộ GD-ĐT đề ra, nhưng tới đây nếu Bộ không có giải pháp cụ thể hơn về giáo viên thì tôi cho rằng môn Khoa học tự nhiên sẽ vẫn chỉ như phép cộng của 3 môn Lý - Hóa - Sinh, mà lại còn rối rắm hơn cách dạy học trước đây”.
Hiệu trưởng loay hoay tìm giải pháp
Hiệu trưởng một trường THCS ở Nghệ An cho hay bản thân lúng túng trong việc phân công giáo viên dạy tích hợp. Theo vị này, nếu muốn giáo viên dạy theo mạch kiến thức của chương trình, hết chủ đề này rồi đến chủ đề khác thì không thể đủ giáo viên dạy cho các lớp.
“Hiện nay, trường đang gặp phải cảnh thiếu giáo viên nên việc bố trí càng bị động, do đó, việc triển khai 2 môn tích hợp ở lớp 6 là Khoa học tự nhiên và Lịch sử và Địa lý rất khó khăn”.
Để đảm bảo chất lượng, trường đang bố trí 3 giáo viên dạy một môn Khoa học Tự nhiên.
Còn môn Lịch sử và Địa lý, do quá thiếu giáo viên Lịch sử nên trường này bố trí giáo viên môn Địa lý dạy luôn.
Một khó khăn nữa là khi bố trí các chủ đề, dẫn tới các hiện tượng không khớp theo mạch tiến độ logic của chương trình. Ví dụ, môn Sinh học 2 tiết, một Hóa học 1 tiết, môn Vật lý 1 tiết, có thể khiến khi học một chủ đề thì ở một môn nào đó kiến thức của học sinh chưa tới.
Theo vị hiệu trưởng này, sắp xếp thời khóa biểu là cả một bài toán khó ở trường. Nếu thực hiện theo yêu cầu dạy đúng tuần tự, việc xếp thời khóa biểu là vô cùng gian nan. Bởi phải căn cứ vào số lượng giáo viên bộ môn theo khối lớp, hoàn cảnh, điều kiện của từng giáo viên.
“Ngoài ra phải phân công sao cho nhịp nhàng giữa các bộ môn tích hợp. Nếu bố trí theo mạch của một lớp thì lấy đâu ra giáo viên để dạy các lớp khác”, thầy này nói.
Song, bố trí dạy học là một chuyện, khâu khó khăn và lúng túng nhất là việc kiểm tra và đánh giá học sinh.
“Khi kiểm tra định kỳ buộc phải làm đề chung, như vậy để xây dựng 1 đề thì phải 3 giáo viên cùng làm, rồi 3 giáo viên cùng chấm. Rồi bố trí phân công cho giáo viên nào vào điểm, đánh giá. Rồi với một môn mà 3 giáo viên dạy thì cả 3 cùng chịu trách nhiệm, nhưng ai chịu trách nhiệm lời phê và ký trong học bạ; đó cũng là cả một vấn đề”, vị này nêu vấn đề.
Nói về chất lượng thực chất dạy học tích hợp, vị này chia sẻ: “Không hiểu tích hợp để làm gì khi thực chất sách giáo khoa vẫn chia các phân môn độc lập với các mạch kiến thức riêng. Như môn Toán có Hình học và Đại số thì giờ môn Khoa học tự nhiên cũng tương tự như vậy, gồm các phân môn Hóa học, Sinh học, Vật lý. Có thể hình dung trước đây in 3 sách thì giờ in gộp vào 1 sách”.
Hiệu trưởng một trường THCS ở ngoại thành Hà Nội cũng đồng tình với những nhận định này.
“Thực tế, hiện nay chưa đảm bảo đúng được tinh thần tích hợp, dạy học theo kiểu cuốn chiếu, bởi trường vẫn bố trí nhiều giáo viên dạy một môn Khoa học tự nhiên. Giáo viên chưa kịp học các bằng cấp, chứng chỉ nghiệp vụ cần có để dạy tích hợp” - hiệu trưởng này nói.
Với số giáo viên đang có ở Học kỳ I (tính cả số nghỉ sinh...), trường này đang chia mỗi tuần 2 tiết với giáo viên Sinh, 1 tiết do giáo viên Hóa học và 1 tiết do giáo viên Vật lý đứng giờ Khoa học tự nhiên.
Ở môn Lịch sử và Địa lý, trường khá may mắn khi 1 giáo viên có cả 2 bằng chuyên môn về Lịch sử và Địa lý.
“Ở học kỳ I, 1 giáo viên có 2 bằng nhận 3 lớp. 3 lớp còn lại thì đang phải chia thời khóa biểu mỗi tuần 2 tiết do giáo viên dạy Lịch sử trước đây dạy, 1 tiết giáo viên dạy Địa lý trước đây đứng lớp. Sau đó 9 tuần, tức nửa học kỳ thì sẽ đổi lại, 2 Địa lý, 1 Lịch sử để đảm bảo chương trình”.
Khi kiểm tra giữa kỳ, đề thi sẽ được xây dựng theo tỷ lệ số tiết học của các phân môn đã được dạy. “Sau đó các giáo viên sẽ phải ngồi thêm với nhau để họp đánh giá chung cho môn chung là Khoa học tự nhiên hoặc Lịch sử và Địa lý. Rồi còn phân công người vào điểm, nhận xét học bạ, bởi về quy định chỉ được phép 1 người dạy môn học chứ không thể ghi 2 giáo viên - đây chỉ là cách chữa cháy”.
Vị này cho hay, qua trao đổi, nhiều đồng nghiệp của bà cũng đang gặp tình trạng tương tự.
Chỉ khi có giáo viên có đủ năng lực, trình độ, tính pháp lý đứng lớp thì mọi việc mới hết rối rắm. Tuy nhiên, đây là câu chuyện đào tạo lâu dài.
Theo Phương Chi – Đông Hà/Vietnamnet
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm
Thanh Hoá có hàng chục nghìn sáng kiến trong giáo dục
Những năm qua, phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo đã có sự lan tỏa lớn trong công đoàn ngành giáo dục Thanh Hóa. Qua đó, nhiều tấm gương nhà giáo đã được vinh danh nhà giáo tiêu biểu toàn quốc và nhà giáo tiêu biểu xứ Thanh. Các thầy cô là những tấm gương sáng về nỗ lực đổi mới, sáng tạo, hết mình vì học sinh thân yêu.
Thành phố Thanh Hoá kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
Nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, các trường học trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm tri ân các thế hệ thầy cô. Đồng thời đẩy mạnh các phong trào thi đua, tạo khí thế hăng hái, phấn đấu trong dạy và học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Trường Trung cấp nghề Nga Sơn khai giảng năm học mới 2024 - 2025
Sáng ngày 19/11, Trường Trung cấp nghề Nga Sơn đã long trọng tổ chức lễ khai giảng năm học 2024-2025 và khánh thành công trình thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.
Lan tỏa phong trào thi đua trong công đoàn ngành giáo dục Thanh Hóa
Những năm qua, phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo đã có sự lan tỏa lớn trong công đoàn ngành giáo dục Thanh Hóa. Từ đó, đã có nhiều tấm gương nhà giáo tiêu biểu được vinh danh nhà giáo tiêu biểu toàn quốc và nhà giáo tiêu biểu xứ Thanh. Các thầy cô là những tấm gương sáng về nỗ lực đổi mới, sáng tạo, hết mình vì học sinh thân yêu.
Thành phố Thanh Hoá kỉ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, các trường học trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm tri ân các thế hệ thầy cô đồng thời đẩy mạnh các phong trào thi đua, tạo khí thế hăng hái, phấn đấu trong dạy và học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Trường Phổ thông Nguyễn Mộng Tuân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Sáng ngày 19/11, Trường Phổ thông Nguyễn Mông Tuân (huyện Đông Sơn) tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 và cắt băng khánh thành hạng mục công trình lớp học 5 tầng.
Tập trung xây dựng Trường Chính trị tỉnh đạt chuẩn mức 2
Là một trong những trường chính trị cấp tỉnh đầu tiên trong cả nước được công nhận đạt chuẩn mức 1, hiện nay, Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa đang tiếp tục nỗ lực phấn đấu xây dựng trường đạt chuẩn mức 2 vào năm 2025. Trong đó, việc đổi mới toàn diện công tác quản lý, đào tạo và nghiên cứu khoa học được xem là giải pháp trọng tâm.
Những thầy giáo dạy nghề truyền cảm hứng
Đam mê, sáng tạo, giúp học sinh, sinh viên nhanh chóng nắm bắt kĩ năng, kiến thức nghề nghiệp một cách tốt nhất, các thầy cô giáo ở lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp ở Thanh Hoá đã và đang đóng góp tích cực vào quá trình bồi dưỡng, nâng cao nguồn nhân lực chất lượng cho tỉnh.
Hội thi tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Trung học cơ sở huyện Bá Thước vừa tổ chức Hội thi “Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống” cho học sinh.
Trường THPT Sầm Sơn kỷ niệm 40 năm thành lập
Trường Trung học phổ thông Sầm Sơn vừa tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm thành lập (1984 – 2024).
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.