Trường học miền Nam trên đất Bắc
Sau năm 1954 để chuẩn bị đội ngũ cán bộ cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, đặc biệt là chuẩn bị xây dựng lại miền Nam khi nước nhà thống nhất, Trung ương Đảng, Chính phủ và Bác Hồ đã quyết định xây dựng các trường nội trú tập trung, nuôi dạy số con em đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc. Hệ thống các trường học sinh miền Nam trên đất Bắc đã góp phần nuôi dạy trưởng thành hơn 32 nghìn học sinh miền Nam.
Rời xa miền Nam thành đồng anh dũng ra Bắc, học sinh miền Nam được Đảng, Bác Hồ và đồng bào miền Bắc chăm lo nuôi dưỡng, dạy dỗ và học tập trong điều kiện tốt nhất.

Ảnh tư liệu
Mặc dù thời điểm này, miền Bắc mới được giải phóng, nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá nặng nề; nguồn lực của Nhà nước cũng như của Nhân dân còn rất nhiều hạn chế, song với quyết tâm của Đảng và Nhà nước, từ năm 1954 đến năm 1958, đã có 28 trường Học sinh miền Nam được thành lập tại hơn 10 tỉnh, thành miền Bắc bao gồm các trường cấp I, II, III, trường bổ túc văn hóa.

Ông Phạm Minh Hiền, cựu học sinh miền Nam thành phố Hồ Chí Minh
Ông Phạm Minh Hiền, cựu học sinh miền Nam thành phố Hồ Chí Minh xúc động chia sẻ: "Phải nói rằng đây là những ngôi trường đặc biệt, sống tập trung trong ngôi nhà lớn. Miền Bắc dành tất cả những gì tiện nghi nhất, lập các trường vừa học và vừa nội trú. Đảng và nhà nước đã cử đến đây những giáo viên tâm huyết. Được dạy học và nuôi dưỡng rất tốt".
Các thế hệ học sinh miền Nam được đào tạo dưới mái trường xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là sản phẩm giáo dục được đào tạo tòa diện về đức – trí – thể - mỹ. Ngoài giờ học tập trên lớp, các trường học sinh miền Nam đều có giờ sinh hoạt vui chơi, ca hát, thể thao… rất sôi nổi, hấp dẫn. Qua đó tạo điều kiện để các em bộc lộ hết năng khiếu, sở trường và tài năng của mình trên tất cả các lĩnh vực.

Ông Nguyễn Trung Cang, cựu học sinh miền Nam- Nguyên giám đốc Sở khoa học, công nghệ và môi trường tỉnh Đồng Tháp
Ông Nguyễn Trung Cang, cựu học sinh miền Nam - Nguyên giám đốc Sở khoa học, công nghệ và môi trường tỉnh Đồng Tháp chia sẻ thêm: "Trường học miền Nam là một mô hình rất tốt, bời vì thầy cô được lựa chọn là những người rất giỏi giáo dục dỗ học sinh miền Nam, có sự tổ chức chặt chẽ , tính tập thể, tính đồng đội. Nên mình nếu có điều kiện học tập trung nhà nước nuôi dưỡng tốt, tốt về kiến thức về ý thức kỉ luật là giác ngộ cách mạng cao".
Nghệ sĩ nhân dân Trà Giang, ựu học sinh miền Nam tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết: "Cái ngôi trường mà dạy dỗ học sinh miền Nam lúc bấy giờ đối với mình hiểu dạy toàn diện. Ngoài kiến thức về văn hóa nó cho phát triển kĩ năng của từng học sinh. Ví dụ Trà Giang rất thích nghệ thuật, trường miền Nam số 6 có đội múa hát, múa, thể thao nó cho họ sự trưởng thành có những người ra Bắc, có những người ra chiến trường".

Ảnh tư liệu
Từ hệ thống các trường học sinh miền Nam trên đất Bắc, nhiều người đã trở thành những cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; các tướng lĩnh, nhà khoa học, văn nghệ sỹ, nhà báo nổi tiếng, nhiều doanh nhân, Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động… góp phần làm rạng danh quê hương, đất nước.
Đồng chí Nguyễn Minh Triết, Nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Những ngôi trường học sinh miền Nam trên đất Bắc được thành lập là một quyết định mang tính lịch sử và có nhiều sáng tạo phù hợp với thực tiễn của lịch sử dân tộc trong những năm tháng chiến tranh; đồng thời để lại những bài học quý giá về sự nghiệp trồng người cho đất nước hôm nay.

Bão số 2 trên biển Đông giật cấp 11, di chuyển chậm theo hướng Tây Tây Bắc
Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, áp thấp nhiệt đới sau 24 giờ hình thành đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 2 trên Biển Đông trong mùa mưa bão năm 2025.

Tỷ lệ đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc là 25% trên tiền lương
Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 và các Nghị định hướng dẫn, đều có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cơ bản kế thừa quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, và bổ sung quy định về thời hạn đóng chậm nhất.

Phân quyền trong lĩnh vực môi trường cho địa phương
Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã ban hành Nghị định 136 trong đó nhiều nhiệm vụ trong lĩnh vực môi trường được phân cấp, phân quyền cho địa phương.

Đa dạng nguồn cung sách giáo khoa năm học mới, giá giảm nhẹ
Thời điểm này, các nhà sách, đơn vị cung ứng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã nhập về đầy đủ các loại sách giáo khoa cho năm học 2025 - 2026. Năm nay, nguồn cung sách giáo khoa đầy đủ, giá cơ bản ổn định, một số đầu sách giảm nhẹ so với mọi năm.

Hoá đơn tiền điện tăng cao trong cao điểm nắng nóng
Những ngày đầu tháng 7, nhiều hộ gia đình không khỏi bất ngờ vì hoá đơn tiền điện tháng 6 cao hơn nhiều so với những tháng trước đó. Tiền điện tăng đã phần nào tác động đến cân đối chi tiêu, dẫn đến tâm lý băn khoăn của nhiều hộ dân.

Hiến máu nhân đạo – Hành trình đỏ lần thứ XIII
Sáng 4/7, Ban Chỉ đạo hiến máu tình nguyện tỉnh Thanh Hoá phối hợp với Sở Xây dựng tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện với chủ đề "Giọt hồng xứ Thanh". Đây là một trong nhiều hoạt động trong chuỗi sự kiện thuộc chương trình Hành trình đỏ lần thứ XIII năm 2025.

Hạ tầng công nghệ thông tin - Xương sống vận hành bộ máy chính quyền 2 cấp
Tại Thanh Hoá, để chuẩn bị cho việc vận hành chính thức bộ máy chính quyền hai cấp, các sở ngành, địa phương đã khẩn trương hoàn thiện hệ thống hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin, tạo nền tảng quan trọng để bộ máy chính quyền hai cấp hoạt động ổn định, thông suốt, không bị gián đoạn ngay từ ngày 1/7/2025.

Thông báo về việc tăng lưu lượng xả lũ hồ chứa thủy điện Cẩm thủy 1
Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Hạ tầng và Giao thông (Intracom) thông báo về việc tăng lưu lượng xả lũ hồ chứa thủy điện Cẩm Thủy 1. Hiện nay, trên sông Mã mực nước đang về hồ nhà máy thuỷ điện Cẩm Thuỷ 1 với lưu lượng 1300 m3/s. Mực nước dâng hồ chứa thủy điện Cẩm Thủy 1 mùa mưa hiện nay đang là: 25.5m/25.5m. Nhà máy thủy điện Cẩm Thủy 1 tăng lưu lượng xả lũ để đảm bảo duy trì mực nước hồ ở dưới mực nước chết là 25.5m.

Hỗ trợ tuyên truyền, hướng dẫn thủ tục hành chính trong triển khai chính quyền địa phương 2 cấp
Từ ngày 1/7, cùng với các địa phương trên cả nước, 166 đơn vị hành chính cấp xã mới trên địa bàn tỉnh chính thức đi vào vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn, tăng cường tuyên truyền cho người dân hiểu về những thay đổi của mô hình này, từ nay đến ngày 15/7, lực lượng Công an tổ chức các tổ công tác nhằm hướng dẫn, hỗ trợ người dân thực hiện thủ tục hành chính có liên quan.

Cách kiểm tra địa chỉ thường trú, quê quán mới trên VNeID
Từ 1/7, cả nước sẽ chuyển sang mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Do đó, thông tin cá nhân của người dùng trên ứng dụng VNeID đã được cập nhật lại, thay đổi thông tin về quê quán cũng như địa chỉ thường trú. Để kiểm tra thông tin về địa chỉ cư trú, quê quán mới được cập nhật trên ứng dụng VNeID, người dân có thể thực hiện theo các bước sau:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.