Đường dây nóng: 0237 3721150

Trường mầm non tư thục giải thể, giáo viên phải nhận trông trẻ theo giờ

Gần nửa năm nghỉ việc không lương, nhiều giáo viên thuộc các trường mầm non tư thục trên địa bàn TP.Hà Nội đang phải lăn lộn, làm đủ mọi nghề để mưu sinh trong dịch COVID-19.

22/11/2021 16:17

Chật vật kiếm sống

Phải giải thể trường mầm non vì không còn vốn để cầm cự, chị Trang - Hiệu trưởng trường mầm non Smile Kids (phố Vọng, quận Hai Bà Trưng) bỗng trầm tư khi được hỏi về công việc hiện tại của nhiều giáo viên. Trường học "bất đắc dĩ" phải đóng cửa, chị Trang nhiều khi cảm thấy rất áy náy. Hễ có ai hỏi mua trường, mua cơ sở vật chất, chị cũng đều cố gặng hỏi thêm: "Thế có muốn mua cả giáo viên ở đây không?". 

Để duy trì cuộc sống, hầu hết giáo viên ở Trường mầm non Smile Kids của chị Trang đều phải tứ tán khắp nơi, mỗi người một cảnh. Từ ngày trường học đóng cửa, cô Yến thì chật vật với đồng lương từ việc trông trẻ theo giờ. Cô Hằng phụ trách bếp ăn thì phải chạy vạy kiếm sống. Cô Xuyến thì chưa tìm được việc làm, nhiều tháng nay vẫn phải quanh quẩn ở nhà...

Để duy trì cuộc sống, hầu hết các giáo viên ở Trường mầm non Smile Kids của chị Trang đều phải tứ tán khắp nơi, chật vật kiếm sống. Ảnh: NVCC

Để duy trì cuộc sống, hầu hết giáo viên ở Trường mầm non Smile Kids của chị Trang đều phải tứ tán khắp nơi, chật vật kiếm sống. Ảnh chụp thời điểm trường còn hoạt động.

Nhận trông trẻ theo giờ để kiếm thêm thu nhập, cô Trần Thị Hoàng Yến (giáo viên mầm non trường Smile Kids) cũng buồn rầu vì đồng lương làm thêm mấy tháng nay còn nhiều bấp bênh, không đủ sống. Đối với giáo viên ngoài công lập như cô Yến, nghỉ dạy học ở trường đồng nghĩa với việc sẽ không có tiền lương trợ cấp hàng tháng.

Cô Yến tâm sự: "Dịch bệnh khó khăn, 5 tháng nay, trường học phải đóng cửa triền miên. Để có tiền chi tiêu, tôi phải gắng gượng nhận làm công việc trông trẻ tại nhà theo giờ. Hôm nào lớp đông trẻ gửi thì thu nhập sẽ ổn hơn một chút. Là giáo viên trường ngoài công lập, tôi cũng rất mong muốn ngành nghề của mình sớm được hỗ trợ để các giáo viên an tâm hơn, vơi bớt phần nào nỗi lo cơm áo".

 

Nhiều giáo viên trường ngoài công lập rất mong muốn ngành nghề của mình sớm được hỗ trợ để các giáo viên an tâm hơn, vơi bớt phần nào nỗi lo cơm áo. Ảnh: NVCC

Nghỉ việc ở nhà đã nửa năm nay, cô Nguyễn Thị Huế (giáo mầm non ở quận Cầu Giấy) cũng phải nhận thêm nhiều công việc bán thời gian, bán hàng online tại nhà để kiếm sống. Theo cô Huế, các trường mầm non tư thục đa số đều có quy mô nhỏ. Dịch bệnh khó khăn, hầu như các trường đều phải đóng cửa, rao bán, không có đủ tài chính để trợ cấp cho các giáo viên.

Muôn vàn nỗi lo

Giáo dục là một trong những ngành chịu tác động của dịch COVID-19. Không giống các cấp học khác, đặc thù cấp học mầm non tư thục ở TP.Hà Nội thường không thể tổ chức học trực tuyến. Vì vậy, những giáo viên mầm non ngoài công lập hầu như không có bất cứ khoản thu nhập nào trong thời gian nghỉ dịch.

Nhiều giáo viên trường tư thục họ phải đối mặt với những ngày không có lương, buộc phải chuyển qua làm nhiều công việc khác để mưu sinh. Thậm chí, những cô giáo mất việc phải đi bán hàng online, làm part time, đóng gói, phụ việc bốc vác hàng hóa ở chợ với mức lương chỉ đủ sống qua ngày. 

 

Nhiều giáo viên trường mầm non trên địa bàn TP.Hà Nội liên tục đăng tin vào các hội nhóm nhận trông trẻ tại nhà. Ảnh: Chụp màn hình

"Ngồi không ở nhà mình cũng nóng ruột và mệt mỏi lắm. Mấy chị em mất việc ở trường đành phải rủ nhau vào các hội nhóm cần tìm người trông trẻ để tự quảng cáo, tìm kiếm việc làm. Học phí mùa dịch tuy rẻ nhưng chương trình học rất bài bản, có đầy đủ giáo cụ tại nhà để các con có thể thực hành. Hiện tại mình vẫn đang tìm thêm khoảng 2 - 3 bạn nhỏ nữa để ghép vào nhóm" - chị Trần Lan Phương (giáo viên mầm non tại Hà Nội) đăng tin giới thiệu. 

Gặp khó khăn trong dịch COVID-19, nhiều cơ sở giáo dục mầm non tư thục tại Hà Nội đang phải đồng loạt rao bán, sang nhượng lại với mức giá rẻ mạt. Đóng cửa trường học trong nhiều tháng nay, không tiền lương, cũng chẳng có phụ cấp... phần lớn các giáo viên mầm non họ không còn cách nào khác buộc phải vắt kiệt sức làm đủ mọi nghề kiếm sống. 

LAN NHI/ báo lao động


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Chạm tới ước mơ

Chạm tới ước mơ

08:15 , 11/07/2025

Kỳ thi vào lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026 tại Thanh Hóa khép lại với nhiều cảm xúc. Có những học sinh là thủ khoa của ngôi trường THPT mà mình ước mơ. Từ đó, tiếp tục nỗ lực, cố gắng để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.

Khó khăn tại các trung tâm giáo dục chuyên biệt

Khó khăn tại các trung tâm giáo dục chuyên biệt

08:05 , 11/07/2025

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có hàng chục trung tâm giáo dục chuyên biệt dành cho trẻ tự kỷ hoặc gặp phải các rối loạn phát triển khác. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, các trung tâm này đang phải đối mặt với nhiều khó khăn.

Điều chỉnh nội dung sách giáo khoa liên quan đến sắp xếp tỉnh thành

Điều chỉnh nội dung sách giáo khoa liên quan đến sắp xếp tỉnh thành

08:00 , 11/07/2025

Từ ngày 1/7, cả nước ta có 34 tỉnh, thành phố sau sắp xếp đơn vị hành chính. Nhiều ngữ liệu trong các bộ sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12 thuộc Chương trình Giáo dục phổ thông sẽ phải điều chỉnh.

16/7 công bố kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT

16/7 công bố kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT

09:03 , 08/07/2025

Theo kế hoạch, kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay sẽ được công bố vào 8h sáng 16/7 trên các cổng thông tin chính thức của Bộ và các Sở Giáo dục và Đào tạo.

Trường nghề - một trong những lựa chọn dành cho học sinh

Trường nghề - một trong những lựa chọn dành cho học sinh

08:57 , 08/07/2025

Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa có 24 Trung tâm giáo dục thường xuyên - giáo dục nghề nghiệp và 15 trường trung cấp, cao đẳng có hệ đào tạo giáo dục thường xuyên cấp THPT. Hệ thống trường nghề là một trong những lựa chọn dành cho học sinh tốt nghiệp THCS.

Có khoảng 19.000 sinh viên đang học ngành vi mạch bán dẫn

Có khoảng 19.000 sinh viên đang học ngành vi mạch bán dẫn

15:15 , 07/07/2025

Ngay trong năm học 2024 - 2025, cả nước đã có khoảng 19.000 sinh viên nhập học các ngành phù hợp với lĩnh vực bán dẫn, chiếm khoảng 10% tổng số sinh viên theo học ngành STEM.

Thống nhất quản lý giáo dục nghề nghiệp

Thống nhất quản lý giáo dục nghề nghiệp

19:49 , 06/07/2025

Tại tỉnh Thanh Hoá, thực hiện chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được bàn giao về cho Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý. Việc thống nhất về quản lý giáo dục nghề nghiệp không chỉ thống nhất hệ thống giáo dục quốc gia, mà còn mang ý nghĩa về mặt quản lý, mở ra nhiều cơ hội lớn cho các cơ sở đào tạo nghề và người học.

Giá sách giáo khoa năm học mới  giảm nhẹ

Giá sách giáo khoa năm học mới giảm nhẹ

14:02 , 05/07/2025

Thời điểm này, các nhà sách, đơn vị cung ứng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã nhập về đầy đủ các loại sách giáo khoa cho năm học 2025 - 2026. Năm nay giá sách giáo khoa cơ bản ổn định, một số đầu sách giảm nhẹ so với mọi năm.

Bế giảng chương trình tiếng Anh Access khóa 2023 - 2025

Bế giảng chương trình tiếng Anh Access khóa 2023 - 2025

11:51 , 01/07/2025

Chiều 30/6, Trường Đại học Hồng Đức đã bế giảng chương trình tiếng Anh Access khóa 2023 - 2025.

Học nghề sau tốt nghiệp THCS – Lựa chọn thực tế của nhiều học sinh

Học nghề sau tốt nghiệp THCS – Lựa chọn thực tế của nhiều học sinh

09:30 , 01/07/2025

Hiện nay, nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp THCS đang lựa chọn học văn hóa kết hợp học nghề theo mô hình 9+. Tại Thanh Hóa, hướng đi này ngày càng được quan tâm, đặc biệt với những em không đủ điều kiện vào lớp 10 công lập. Học đúng năng lực, rút ngắn thời gian, sớm có nghề nghiệp ổn định - đó là lý do mô hình này đang trở thành lựa chọn thiết thực của nhiều gia đình.