Truyền cảm hứng khởi nghiệp cho thanh niên miền núi xứ Thanh
Với sức bật của tuổi trẻ, cùng với bản lĩnh ý chí vươn lên, dám đi đầu, dám đổi mới, nhiều thanh niên ở miền núi Thanh Hoá đã khởi nghiệp thành công, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương còn nhiều khó khăn. Họ đã và đang truyền cảm hứng và lan toả tinh thần khởi nghiệp trong cộng đồng.
Vốn là thợ lành nghề trong lĩnh vực sửa chữa điện nước, có mức thu nhập ổn định 30 triệu đồng mỗi tháng; nhưng năm 2022, anh Nguyễn Đức Thiện ở xã Hải Long, huyện Như Thanh lại quyết định về quê khởi nghiệp bằng mô hình trồng cây chuối và vú sữa hoàng kim trong sự ngỡ ngàng của nhiều người. Anh Nguyễn Đức Thiện, xã Hải Long, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Ở quê hương có quỹ đất phát triển nông nghiệp tương đối nhiều, nên mình đã lựa chọn những cây trồng mới cho năng suất, hiệu quả mà công chăm sóc ít để làm kinh tế. Mình đã đi làm xa ở nhiều nơi rồi, giờ muốn về quay về quê hương để lập nghiệp".

Tuổi thơ gắn liền với cây tre, cây luồng, nên ước mơ làm giàu từ những loại cây này của anh Lê Văn Thành ở huyện Như Xuân cũng lớn dần theo năm tháng. Năm 2012, anh Thành mở xưởng sản xuất các mặt hàng mây tre đan. Sau nhiều năm nỗ lực học hỏi, tìm hiểu thị trường, đến nay, cơ sở sản xuất của anh đã có nhiều sản phẩm với độ tinh xảo cao, đáp ứng thị trường khó tính ở các thành phố lớn ở trong Nam ngoài Bắc. Anh Lê Văn Thành, xã Thượng Ninh, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá cho biết anh có dự định đưa các sản phẩm từ tre, luồng vào miền Nam như Kiên Giang, Phú Quốc, hiện đã một số khách hàng xem sản phẩm qua youtube cũng có nhu cầu đặt mua.

Xác định khi người thủ lĩnh dám đổi mới tiên phong thì phong trào sẽ hiện thực; Tỉnh Đoàn Thanh Hoá đã triển khai trên 800 mô hình "Bí thư chi đoàn tiên phong khởi nghiệp". Đồng thời phối hợp với ngân hàng chính sách ủy thác cho đoàn viên, thanh niên gần 29 tỷ đồng để phát triển kinh tế; hỗ trợ cho 27 dự án thanh niên vay mở rộng mô hình, tạo việc làm cho gần 200 lao động. Cuộc thi "Ý tưởng khởi nghiệp trong đoàn viên, thanh niên" được tổ chức hàng năm là sân chơi trí tuệ, ươm mầm khởi nghiệp cho các thanh niên miền núi vùng cao. Chị Bùi Thị Huệ, Phó Bí thư Huyện đoàn Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá cho biết: huyện Như Xuân có 4 dân tộc anh em, để huyến khích thanh niên khởi nghiệp, đặc biệt thanh niên là người dân tộc thiểu số hằng năm Huyện đoàn đã mời các chuyên gia về kinh tế để tập huấn cho thanh niên; ngoài ra cũng hỗ trợ, ưu tiên để lực lượng thanh niên được vay vốn khởi nghiệp.

Các bạn trẻ ở miền núi xứ Thanh hôm nay với quả ngọt mùa đầu khởi nghiệp đã và đang truyền đi thông điệp mạnh mẽ: không có gì là không thể với sức trẻ và ý chí quyết tâm. Cũng chính từ đây, hệ sinh thái khởi nghiệp mạnh mẽ trong toàn tỉnh nhằm đánh thức tiềm năng sức mạnh từng vùng, từng khu vực cũng đã được kiến tạo từ những con người trẻ tuổi dám ước mơ và sẵn sàng dấn thân khi khởi sự doanh nghiệp.

Kinh tế Việt Nam vững vàng trong năm 2025 và 2026
Kinh tế Việt Nam sẽ vững vàng trong năm 2025 và năm 2026. Đây là dự báo của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) trong báo cáo Triển vọng Phát triển Châu Á vừa công bố mới đây.

Khai trương tuyến vận tải container ven biển Hải Phòng – Nghi Sơn
Chiều ngày 25/7, tại Cảng quốc tế Nghi Sơn, Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Công ty CP Tập đoàn MACSTAR tổ chức lễ khai trương tuyến vận tải container ven biển Hải Phòng - Nghi Sơn.

Ổn định lãi suất hỗ trợ tăng trưởng kinh tế
Tính đến tháng 7, dư nợ tín dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đạt trên 247 nghìn tỷ đồng, tăng trên 8% so với cuối năm 2024. Đáng chú ý, tín dụng tiếp tục hướng vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng kinh tế theo chủ trương của Chính phủ.

Đẩy mạnh sản xuất vật liệu xây dựng, đảm bảo nguồn cung cho thị trường
Từ đầu năm đến nay, thị trường vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có nhiều khởi sắc với nhiều loại mặt hàng tăng giá. Đây là tín hiệu vui, đồng thời là cơ hội giúp các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đẩy mạnh sản xuất, đảm bảo nguồn cung cho thị trường.

Hơn 15.600 hộ dân được vay vốn chương trình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn
Thực hiện Quyết định số 31/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn, Ngân hàng Chính sách xã hội – Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa đã tạo điều kiện cho hàng chục nghìn hộ gia đình không thuộc hộ nghèo ở các địa phương vùng khó khăn được vay vốn phát triển sản xuất.

Hơn 58.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp vay phát triển sản xuất, kinh doanh
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn vay, Ngân hàng Nhà nước Khu vực 7 đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ khách hàng thông qua các chương trình ưu dãi, lãi suất cho vay hợp lý, đa dạng các dịch vụ ngân hàng.

Gần 31,6 triệu tấn hàng hóa thông qua cảng Nghi Sơn
6 tháng đầu năm 2025, khối lượng hàng hóa xếp dỡ qua cảng Nghi Sơn đạt gần 31,6 triệu tấn, tăng 6% so với cùng kỳ. Kết quả này tiếp tục khẳng định vai trò của cảng Nghi Sơn là trung tâm logistics quan trọng, đóng góp vào tăng trưởng xuất nhập khẩu của Thanh Hóa và khu vực Bắc Trung Bộ.

Cụm công nghiệp tạo việc làm cho gần 40.800 lao động
Thanh Hóa hiện có 115 cụm công nghiệp đã được quy hoạch, tạo quỹ đất và hạ tầng sẵn sàng để thu hút các doanh nghiệp sản xuất, chế biến. Trong nhiệm kỳ 2020 – 2025, tỉnh đã thành lập mới 12 cụm công nghiệp, nâng tổng số cụm công nghiệp được thành lập lên 49 với tổng vốn đăng ký đạt 13.405 tỷ đồng.

Công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm gần 80% cơ cấu công nghiệp Thanh Hóa
Những năm gần đây, cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp của Thanh Hóa tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hướng hiện đại. Đến nay, tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo - lĩnh vực then chốt trong chiến lược phát triển công nghiệp của tỉnh đạt gần 80%, tăng 4,2% so với năm 2020.

Đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân
Bộ Tài chính vừa có dự thảo tờ trình về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân, áp dụng cho kỳ tính thuế năm 2026.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.