ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150
Podcast 21/09/2023 17:00

Truyện ngắn "Cây gạo làng tôi" | Bùi Hữu Thược | TTV Podcast

Mời quý vị và các bạn nghe truyện ngắn “Cây gạo làng tôi” của nhà văn Bùi Hữu Thược qua giọng đọc Lê Dung.

Cây gạo đầu làng tôi đứng ven sông, hàng chục người ôm không xuể, cứ tháng Ba hoa nở đỏ trời. Người đi chợ qua, đi làm đồng hay hái củi về đều ngồi dưới gốc cây gạo mà hóng gió nồm Nam mát rượi dưới sônglên. Làng tôi mặt nhìn sông, lưng tựa núi, đấtcằn cỗi, ruộng nương chưa nắng đã hạn, chưa mưa đã lụt lội, đường sá đi lại như đánh võng mỗi khi trời đổ nước. Cây gạo chứng kiến baothăng trầm của làng. Từ gốc gạo làng tôi đủ thứ chuyện trên đời được kể.Hơn mười năm xa làng hôm nay tôi về, ngạc nhiên thấy làng xóm đổi thay như phố thị,nhà cửa khang trang, đường bê tông thẳng tắp.Tôi ngạc nhiên hơn khi nhìn thấy cây gạo đầulàng đã chết, những cành ngày trước như những cánh tay cần cẩu lớn lúc chất đầy tán lá xanh, lúc chất đầy hoa như đoàn tàu chở lửa vươnxa đón gió đã gãy hết khi nào, giờ chỉ còn lại thân cây trơ trụi chỏng chơ lừng lững như Từ Hải chết đứng bên sông. Cây chết, nghe đâunăm ấy chủ nhiệm hợp tác xã cho bón một xe công nông phân NPK vào gốc khi cây vừa đượccông nhận là Cây di sản quốc gia.Cũng dưới gốc gạo này ai mà chẳng nhớchuyện thằng Doãn Thanh La họa sĩ. Hắn mộtvợ hai con. Vợ hắn từng làm người mẫu cho hắn vẽ tranh khỏa thân khi chưa cưới. Bức tranhvợ hắn với hoa gạo được giải khuyến khích cấptỉnh. Gặp tôi năm ấy cũng ở gốc gạo này, mặt mày La ủ rũ. Hắn kể lể:

- Trong làng bọn mày thành đạt cả: thằng K. đã giáo sư, thằng Q. tiến sĩ, mày cũng ra Hà thành làm Trưởng phòng nghiên cứu của một viện lớn… Còn tao vô phúc quá, loanh quanh gốc gạo này, mang danh họa sĩ mà tranh pheo bao năm chả vẽ vời thêm được gì, khốn nạn quá, chỉ tại con vợ đần và hai đứa con gái nghe theo mẹ. Bọn mày chưa hiểu được đâu, tao sống trong làng này như nhà tù. Nhất định tao phải bỏ vợ, bỏ cái làng chó ăn đá gà ăn sỏi và gốc gạo tù túng này may ra mới có cảm hứng sáng tác.

Tao chỉ cần sáng tác, là nghệ sĩ mà không sáng tác coi như tao đã chết. Hai tuần sau hắn cầm được án quyết ly hôn vợ của tòa án huyện. Nhà chia đôi, hắn ở gian trên, vợ con ở gian dưới sát bếp.Năm sau tôi gặp lại hắn mặt mày vẫn ủ rũ, hỏi chuyện hắn nói:

- Buồn quá, vẫn chưa đủ cảm hứng sáng tác mày ạ, chỉ vì suốt năm quanh quẩn bên cái gốc gạo này và con vợ cũ vẫn chưa đồng ý ký hợp đồng làm người mẫu cho tao vẽ. Nghe đâu hắn càng "hấp" từ khi bỏ vợ, đến bây giờ vẫn ở thế.

*

Lại nhớ chuyện ông Hải, người cùng tôi đi chăn trâu ngày nhỏ, thường ngồi dưới gốc gạo này. Một hôm đang ăn cơm thì con Dung con gái ông Hải mặt tái xanh nôn ọe, vội chạy vào phòng vệ sinh. Bà Hải vào nhìn qua bà khẳng định, đúng nó có triệu chứng bị nghén. Bà truy hỏi mấy hôm liền thì nó mới nói đã có thai với thằng Văn ba tháng. Ông Hải nghe giận tím mặt, vội lấy số điện thoại của Văn gọi điện rất từ tốn: "Anh sớm lại nhà tôi, có việc tôi cần anh giúp". Nghe điện Văn mừng thầm, thế là mình đã thành công. Ba ngày ông Hải chờ Văn đến, ruột nóng như lửa đốt, không biết nó có đến không, hay nó "chạy làng" rồi? Văn ở gần đấy, nhận được điện mấy lần của ông Hải nhưng cứ nói: "Cháu đang đi công tác miền núi giải quyết mấy vụ án chưa về kịp".Con Dung ra trường. Nó bảo nó ở lại Hà Nội xin việc. Ông bà lo chạy cho nó vào hết cơ quan nhà nước này đến trung tâm pháp lý quốc gia nọ, đều tiền mất mà tức bực lại mang. Bà ở lại với con gái một thời gian, hơn một năm sau khi nó tốt nghiệp, chán nản bà về, còn cô con gái bám trụ lại Hà Nội. Tiền lương hai ông bà, tiền quét rác làm thêm mỗi tháng ông bà gửi hơn chục triệu để con gái thuê nhà, học thêm tiếng Anh, kiến thức luật kinh tế, luật doanh nghiệp… để thi thố vào các cơ quan thuộc ngành tư pháp. Mất ba năm tiền toi, công việc không đâu vào đâu, không có hy vọng, ông quyết định cho con gái về tỉnh để xin việc tại cơ quan ông. Từ ngày về tỉnh con gái ông phụng phịu mặt dài thõng, vài hôm lại đi Hà Nội, hết tiền lại về. Lần ấy về nó mang cả một thằng con trai giới thiệu tên Văn học cùng lớp Đại học Luật quê ở Hải Phòng. Văn giới thiệu đang có cổ phần tại văn phòng Tư vấn pháp luật Đức Tín ở Hà Nội. Mấy hôm sau Văn còn mang về một tốp bạn giới thiệu toàn luật sư để xem xét đặt văn phòng luật sư ở Thanh Hóa ngay tại nhà ông. Bọn chúng nói: Thanh Hóa gần bốn triệu dân, công việc nhiều vô kể. Tiền chúng nói sẽ trả thuê văn phòng cho ông mỗi tháng hơn chục triệu. Ông nghĩ: Thế là cũng ổn, con gái ông về có việc, lại có thêm thu nhập cho thuê nhà nữa,chỉ còn việc chồng con của nó… Ông lo tính vay mượn bạn bè và ngân hàng mua một mảnh đất trong khu quy hoạch làm biệt thự trên phố mới để sau con gái làm của hồi môn cưới chồng. Suốt hai năm ông không thấy toán luật sưòi mở văn phòng về làm hợp đồng thuê nhà, chỉ thấy Văn thường xuyên qua lại và thường nói: Đi công tác ghé qua. Lúc Văn nói mình đang có dự án bất động sản lớn cùng với mấy người bạn thân ở Hà Nội. Lúc Văn nói đang vào miền Trung gỡ rối cho một ông lớn vướng lao lý thụt két Nhà nước hàng ngàn tỷ. Lúc anh ta nói vừa về quê ngoại Quảng Bình cúng tiến hàng trăm triệu xây nhà thờ lăng mộ. Một hôm Văn đưa cho ông Hải một bản vẽ mặt bằng quy hoạch khu đô thị mới ở thành phố Thanh Hóa. Văn nói sẽ cùng bạn đầu tư cho khu này hơn ba ngàn tỷ. Khu này sẽ là bộ mặt đô thị sinh thái hiện đại nhất của miền Trung. Đã mấy lần bà Hải hỏi con gái về quan hệ với Văn. Con Dung chỉ nói:

- Đó là bạn bè, thằng ấy nhăng nhít con không tin được. Một vài lần biết thế ông Hải không cho bà truy hỏi Dung nữa. Lam lũ ông cũng xây được cái nhà trong ngõ trên phố, lo lót cho con, đứa nào cũng vào được đại học. Thằng đầu đang học Đại học Giao thông vận tải năm thứ tư về nhà chơi, đi xe máy cùng bạn bị tai nạn chết trên Quốc lộ 1. Ông bà như mất hồn. Một thời gian dài ông ốm như mất phương hướng, may có vợ ông trong lúc hoạn nạn lại khỏe làm chỗ dựa cho ông. Còn cô con gái, ông bà dành hết tình cảm và điều kiện cho con ăn học tại Trường Đại học Luật Hà Nội mong con ra trường kiếm được nghề, có được tấm chồng để không xấu hổ mỗi khi về làng. Ông bố trí bà nghỉ hưu sớm để ra Hà Nội ở với con gái, phục vụ cơm nước cho nó một cách tốt nhất để nó ăn học thành người. Còn ông, ông cố gắng công tác cũnglên được chức Trưởng phòng Kỹ thuật Thủy nông chi nhánh Sông Chu. Mọi hy vọng ông bà đều đặt vào cô luật sư tương lai. Không biết ông nghĩ sao chứ bà thường nghĩ: Nguyên thủ các quốc gia phương Tây không chỉ là đàn ông mà còn là đàn bà, và họ thường học qua trường Luật… Ngày thứ năm kể từ khi ông gọi điện, khi đến nhà Văn tỏ ra lịch sự:

- Cháu chào bác, bác có việc gì gọi cháu lại ạ?

Mấy hôm nay cháu bận đi xử lý mấy việc kiện tụng ở Lào Cai nên về muộn, mong bác thông cảm.

Ông Hải lịch sự rào đón:

Mời anh vào nhà, tôi có chuyện muốn nói với anh.

Sau khi pha ấm nước, rót ra hai chén ông Hải nói:

- Anh và con Dung cùng học, có tình cảm với nhau, vợ chồng tôi biết, tạo mọi điều kiện cho anh chị tìm hiểu. Bây giờ em Dung nói nó đã có thai với anh ba tháng. Giờ tôi hỏi anh liệu anh có cách xử trí thế nào cho nó hợp đạo lý và được cả đôi đường?...

Văn tỏ vẻ lúng túng, nói:

-Dạ, thưa bác, bọn cháu thương nhau, không may có sự việc ấy xảy ra, cháu xin ý kiến chỉ bảo của bác… 

Ông Hải cố chậm rãi nói:

- Anh chị tuổi cũng phù hợp, năm nay sao Thái Dương đại cát, tổ chức vào tháng sau là đẹp nhất. Nếu anh đồng ý thì về báo với gia đình…

Ở đây bây giờ cũng đổi mới rồi, chúng tôi không thách đố gì đâu!

Văn nói:

- Việc đột ngột quá, cháu và gia đình chưa kịp chuẩn bị gì, vừa qua gia đình bên cháu lại vừa  dồn hơn chục tỷ cho cháu đầu tư bất động sản ở dự án Cầu Giấy…

Ông Hải nói ngay:

- Anh không lo, kinh phí tổ chức lễ cưới không nhiều hai ông bà tôi sẽ rút sổ tiết kiệm để lo việc này. Bây giờ cuối tháng rồi, anh chỉ cần bố trí thời gian vào đầu tháng sau cưới cho phấn khởi là được. 

Thằng Văn mấy hôm nay đắc ý, thế là nó đã thành công. Không ngờ đi trốn nợ lại vớ được của béo bở. Từ ngày ra trường nó có việc gì làm đâu? Nó chỉ lêu lổng chơi bời với mấy thằng thất nghiệp. Vài lần đến nhà Dung để rủ Dung đi chơi, nó phịa ra chuyện đầu tư này, tư vấn pháp luật nọ để nói cho oách. Qua việc đi lại với Dung, nó biết Dung con một, nhà có điều kiện, bố mẹ không làm to nhưng có khả năng lo toan cuộc sống. Nó nghĩ, nếu lấy được Dung thì cuộc đời đã thành công 90%. Nên hai năm qua nó về nói với mẹ đẻ nó là nó vào miền Trung làm luật sư cho văn phòng Luật sư Hoàng Thái, mỗi tháng nó vét của mẹ nó trên dưới chục triệu để chi tiêu bạt tử. Nó nghĩ, phải nhất cự ly, bám chặt để tán cho bằng được Dung. Nó không có công ăn việc làm gì, ở thành phố nghèo này thực chất là nó thường lêu lổng, nhưng cố tỏ ra ta đây trí thức, chuyên cà phê bụi đời với mấy đứa nghiện ngập, lô đề, xã hội đen. Nó thuê một gian nhà trọ tháng tốn nửa triệu, tuy không làm gì nhưng nó nói với Dung là nó đang làm tư vấn luật chỗ này chỗ nọ. Nhiều lần nó tỏ ra hào phóng rủ Dung đi uống cà phê, ăn lẩu thập cẩm, đi Bến En, Suối Cá, Thành nhà Hồ… Dung không tin việc làm của Văn nhưng lửa gần rơm lâu ngày cũng bén. 

Ngày ăn hỏi nạp tài ông Hải tự đặt sính lễ, tự tổ chức đội phù dâu phù rể, dựng rạp, thuê loa đài, MC… Cỗ bàn ông đặt ngay quán Trâu Giật trước nhà. Khách khứa ông mời cũng kha khá, vì lâu nay ông đi mừng cho bà con bạn bè cũng nhiều, lần này ông nghĩ là lần đầu nhưng cũng là chót, con gái ông không còn lần nào nữa nên cũng phải làm tươm tất. 

Ngày cưới Dung, bạn bè phố xá đến rất đông, trong quê bà con cũng ra nhiều, ai cũng mừng cho ông có cô con gái lấy chồng luật sư ở thành phố Cảng. Ông Hải việc gì cũng thầm cầu mong chu đáo, ông dặn dò mọi người làm từng việc một phải cẩn thận đừng để tiếng là mình không chu đáo. Riêng con Dung cứ dửng dưng, nó bảo: 

- Bố chu đáo vừa thôi, lần này chưa tốt sẽ rút kinh nghiệm cho lần sau. 

Ông quắc mắt:

- Mày nói gở!

Cưới xong, Văn về ở nhà bố vợ, bốn tháng sau Dung đẻ cậu con trai. Văn nói với ông bà Hải:

- Con lâu nay đang đầu tư bất động sản với bạn, thị trường trầm lắng nên chưa thu hồi vốn kịp, hiện con cần thêm một tỷ để hoàn tất nghĩa vụ phải đóng mười lăm tỷ cho dự án Thahitow

đang có nhiều lợi nhuận.

Ông Hải không tin, nhưng ông nghĩ, ông chỉ có mỗi đứa con gái không vun thém cho nó thì cho ai? Tình cờ ông có mảnh đất chung với ông Hùng cùng cơ quan có người hỏi mua, nên hai ông bán được ba tỷ, mỗi ông được 1,5 tỷ, lời lãi mỗi ông được vài trăm. Tối về thằng Văn biết ông vừa bán được đất tiền cất trong két sắt. Từ hôm đó nó chiều vợ con hết mực, nào cơm nước, giặt giũ, tối đến thằng bé khóc nó dậy lo toan mọi thứ. Ông Hải thầm nghĩ, ừ thế là nhà mình có phúc chọn được thằng rể biết yêu thương con gái mình. Khi ông Hải đang ngồi uống trà thì Văn có chuông điện thoại réo. Nó nói:

- Dự án chuẩn bị phê duyệt à bạn, tôi biết rồi, đất rất đẹp nhưng tôi đang bí quá, vợ mới sinh nên chưa thu xếp được, bạn để cho người khác tôi rất tiếc, dự án ấy nếu lấy được cũng được thêm vài chục tỷ…  Nó cứ nói như tiền sắp chảy vào nhà, nếu không lo được khoản tiền

sẽ tuột mất.

Ông Hải đang nghĩ ngợi, bà Hải nghe liền giục ông:

- Thôi con nó đang cần ông đưa cho nó vay đi, con nào chả là con. Có tiền để trong nhà không đưa cho con nó làm ăn khó nghĩ lắm.

Biết thế Văn từ tốn nói:

- Mai con xin phép bố mẹ về Hải Phòng lấy thêm ít tiền góp với anh bạn làm dự án, công việc đang rất thuận lợi, nếu không nhanh sẽ có kẻ hớt tay trên bố mẹ ạ. Con về Hải Phòng vợ con con còn yếu có gì mong bố mẹ giúp con. 

Nó chưa nói dứt câu bà Hải đã véo ông Hải.

Ông Hải chưa nói gì bà Hải đã nói:

- Ông xem có cách nào giúp con nó khỏi phải vội về Hải Phòng lấy, thư thả mấy ngày con về nhà lấy hoàn lại cho ông. 

Ông Hải miễn cưỡng nói:

- Bố có khoản tiền vừa bán mảnh đất chung, con cầm tạm góp vốn với anh em, xong trả lại bố còn lo nhiều việc.

Ông Hải chưa nói hết câu, bà Hải đã lấy chìa khóa mở tủ đưa cho Văn 1,5 tỷ. Văn cầm tiền, cảm ơn rối rít rồi phóng xe máy đi.

Hai ngày sau Văn về lao vào hôn con, quay ra nói:

- Công việc của con đã ổn, con xin gửi lại bố mẹ số tiền 1,5 tỷ cộng số lãi 5 triệu để bố mẹ mua quà vặt.

Con Dung nằm phòng trong mừng thầm.

Ông Hải từ lúc đưa tiền cho Văn cứ thấp thỏm, giờ thấy nó gửi lại mừng ra mặt. Bà Hải nguýt

ông Hải:

- Đấy ông cứ nghĩ vớ vẩn, con mình chứ ai.

Ông Hải nói:

- Con xem có cần nữa không thì cứ cầm lấy mà dùng, bố mẹ chưa cần.

- Bố mẹ cứ cất giùm, con chưa cần, khi nào con cần con nhờ bố mẹ giúp.

Hôm ấy là thứ Bảy, ông Hải được ở nhà.

Ông đang tính làm cái ga ra cho cái xe ô tô ông mới mua đang đậu trước sân. Thằng Văn đi ra đi vào tay gãi gãi đầu, hắn nhớ số tiền hôm trước hắn đưa bà Hải cất có một tỷ tiền giả, chỉ có 505 triệu bên ngoài là thật. Hắn  nói:

- Con có việc anh em gọi, cần kinh phí để làm tiếp một dự án mới bố ạ. Con đây chỉ còn 4 tỷ trong tài khoản, nếu có 2 tỷ nữa hùn với anh em sẽ được kha khá bố ạ.

Bà Hải lại giục ông:

- Thôi khoản hôm nọ ông đưa cho con nó lo việc khi nào cần lấy lại.

Ông Hải chưa nói gì thì bà đã mở khóa tủ đưa cả số tiền hôm trước cất cho Văn.

Văn vờ không muốn cầm, hắn lại nói:

- Thôi con có chỗ vay rồi, bố mẹ cứ để đấy dùng.

Ông Hải khó nói nhưng cũng phải bảo:

- Thôi con cứ cầm lấy lo việc.

Văn chỉ chờ có thế, nó cảm ơn rối rít, hẹn sẽ trả cho bố mẹ sớm nhất. Nó liền nói:

- Con vội, cần nhờ bố cái xe ô tô, con đi khoảng tiếng con về.

Ông Hải đưa chìa khóa chiếc ô tô tích cóp vừa mua 1,6 tỷ cho nó, một tiếng, hai tiếng và bây giờ đã hai tuần không thấy bóng Văn đâu. Con Dung điện, tổng đài báo, số máy bạn gọi đang ngoài vùng phủ sóng hoặc đang tắt máy…

Ông Hải hết ra lại vào, ngó vào phòng con gái mới sinh được chưa đầy tháng, lòng ông như lửa đốt. Chỉ còn hơn tháng nữa là ông sẽ về hưu, bao năm ông lăn lộn học hành công tác vun

thém thế mà bây giờ tay trắng, còn mang tiếng với đời. Ông không tiếc tiền mà chỉ thương bà

và tiếc công nuôi dạy con.

*

Rồi cũng dưới gốc gạo này, chuyện ông Kha người làng, giám đốc một doanh nghiệp, kinh doanh lời để lại, vốn ăn dần. Vợ ông trẻ đẹp vơ vét hết tiền vàng bỏ theo chính thằng lái xe  của ông.

Ông Kha phải bán căn nhà trên phố trả nợ cho bọn xã hội đen, số tiền sót lại mua mảnh vườn có chiếc lều ở giữa đồng hoang bên kia sông, ngồi gốc gạo này cũng thấy. Ông Nãi người bán vườn để lại  cho ông Kha hai con chó, một đực, một cái. Ông Nãi phải bán mảnh vườn cho ông Kha vì từ khi vợ ông mất, ông sống một mình lại thêm già yếu không cấy trồng được. Cùng lúc vợ chồng thằng con trai duy nhất bắt ông Nãi phải lên trông cái căn nhà năm tầng của vợ chồng nó vừa khánh thành trên phố. 

Mấy hôm mới nhận vườn, ông Kha chú tâm cho hai con chó ăn. Ông cố gần nhưng chúng cứ cúp đuôi hằm hè, ăn xong ra góc vườn nằm buồn thiu không thèm đoái hoài chủ mới. Có lẽ chúng nhớ chủ cũ, xem ông Kha là kẻ "xâm lược" không mời mà đến.

Sáng hôm sau, ông Kha vừa đặt chân trên chõng tre xuống đất, con đực đã quấn lấy chân, con cái nằm rạp phủ phục xuống cạnh chõng, đầu nó nghiêng đi nghiêng lại, đôi mắt ướt chớp

chớp, miệng rên ư ứ, cái đuôi ngoe nguẩy bò nhích lại gần phía chân ông Kha tỏ vẻ phục tùng

và rất thân thiện. Ông Kha ngạc nhiên không hiểu sao hai con chó lại thay đổi nhanh đến thế.

Mới chiều qua thôi, ông về chúng còn sủa ầm ĩ rồi gầm gừ mãi. Cho cơm, chúng chỉ ngửi không thèm ăn, không hiểu chúng chê cơm hay chê chủ. 

Đang băn khoăn, con đực bò lại cắn gấu quần ông Kha kéo kéo lại phía góc lều. Con cái nằm rạp xuống bò theo như cầu xin gì đó. Ông Kha chợt nghe tiếng kêu i í, nhìn kỹ thấy một ổ chó con, no căng đang cuộn tròn trong xó ba con đốm lọ mõm giống con cái và một con đen giống con đực .

À, té ra! Vì những đứa con, chúng đã chọn "giải pháp hòa bình" với ông.

Ông Kha sực nhớ ông Nãi chủ vườn cũ kể, thằng con ông ấy bảo với bố: "Ông lên phố không được mang theo hai con chó, vì nuôi ông đã tốn kém quá rồi, thêm hai con chó chỉ ăn hại, lại ngu và bẩn nữa!"./.

Nguồn: Trang văn nghệ ngày 17/9/2023


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận