TS Lê Đắc Sơn: "Học nhiều để làm gì?"
"Những trường hợp không học đại học vẫn thành công như Bill Gates, Steve Job rất hiếm, mang tính chất động viên, tự AQ chứ không mang tính chất xây dựng để lớp trẻ noi gương. Chỉ có học tập con người mới có đủ tri thức để hội nhập và phát triển cùng xã hội…"
Đó là chia sẻ của TS. Lê Đắc Sơn – Chủ tịch HĐQT, Trường ĐH Đại Nam xung quanh câu chuyện “học nhiều để làm gì?”.
![]() |
Thành công không có từ MAY – RỦI
Thưa TS. Lê Đắc Sơn, thống kê cho thấy, 80% người nghèo khổ trong xã hội không có học sau phổ thông; 90% người giàu là người có học từ đại học trở lên, ông suy nghĩ gì về điều này?
Trong cuộc sống, cơ hội làm giàu luôn chia đều cho tất cả mọi người. Điều quan trọng, ai là người có đủ kiến thức, bản lĩnh để nhận ra và nắm bắt cơ hội? Thực tế cho thấy, chỉ những người có kiến thức, được đào tạo cơ bản, mới có thể nhanh nhạy nhận biết cơ hội và trở nên giàu có, thành đạt.
Con số thống kê nêu trên phản ánh rất đúng bản chất và tác động của tri thức với cuộc sống con người. Sự thành công của con người không trông chờ được vào may -rủi.
Thực tế cuộc sống không hiếm trường hợp bỗng dưng trở nên giàu có sau một đêm, như: trúng xổ số, thắng bạc, được đền bù ruộng đất… Thế nhưng, phần đông trong số họ không giữ được tiền, do không có kiến thức để quản trị sự giàu có bất ngờ đó.
Rất nhiều người cho rằng, để thành công trong cuộc sống không nhất thiết phải học đại học, quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
Đại học không phải là con đường học tập duy nhất; bằng đại học không đảm bảo cho bất kỳ ai một cuộc sống dễ chịu hơn nếu bản thân người đó không nỗ lực học tập và tích lũy tri thức. Tuy nhiên, học đại học là một lợi thế cạnh tranh lớn. Trường đại học mang đến cho chúng ta cơ hội và điều kiện tốt nhất để tiếp cận tri thức, bắt nhịp với cuộc sống hiện đại. Bằng đại học là giấy thông hành quan trọng đưa bạn đến với các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức trong nước và quốc tế.
Những trường hợp không học đại học nhưng vẫn thành công như Bill Gates, Steve Job rất hiếm hoi, mang tính chất động viên, AQ chứ không mang tính chất xây dựng để giới trẻ noi gương.
Học đại học để làm gì?
-Thưa TS. Lê Đắc Sơn, rất nhiều bạn trẻ học đại học nhưng lại không xác định được mục tiêu của việc học đại học là gì. Vậy theo ông, học đại học là để làm gì?
Nếu bậc phổ thông dạy văn hóa, cách sống, cách làm người và những kiến thức cơ bản để hòa nhập đại trà vào xã hội thì trường đại học dạy cách tư duy, cách phát triển tri thức để giải quyết công việc ở mức độ cao phục vụ cho việc kiếm sống, làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội.
Hiện nay, các cơ quan, doanh nghiệp chỉ coi bằng cấp là giấy thông hành để bạn được vào phỏng vấn xin việc. Nếu bạn làm việc được, tấm bằng ấy có giá trị; không làm được việc, tấm bằng ấy vô nghĩa.
Không thiếu người có nhiều bằng cấp nhưng cả đời không làm được việc gì ra hồn với những bằng cấp ấy. Ngược lại, nhiều người chỉ có bằng cơ bản nhưng do học tập suốt đời nên phát triển khả năng làm việc, khả năng quản lý và thành công trong cuộc sống.
![]() |
Cử nhân ra trường thất nghiệp đáng thương hay đáng trách?
-Những năm gần đây, báo đài liên tục đưa tin về tình trạng cử nhân, thạc sỹ thất nghiệp “treo bằng” đi làm công nhân. Theo ông, đâu là nguyên nhân gây nên tình trạng này?
Hệ thống giáo dục đại học và sau đại học của Việt Nam đang rất nặng về lý thuyết hàn lâm, thiếu tính ứng dụng. Hệ quả là đào tạo ra các thế hệ cử nhân, thạc sĩ không nắm vững kiến thức chuyên môn, không có ngoại ngữ và kỹ năng làm việc. Là người làm trong ngành giáo dục, tôi rất đau xót khi nghe các con số thống kê này.
Hệ thống giáo dục đáng trách song người học cũng không phải vô can. Cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp vì không có kỹ năng làm việc. 4 năm, 5 năm học trong trường đại học tiếp cận tri thức một cách thụ động, không nỗ lực để học hỏi, không năng động để trải nghiệm, cứ chạy lòng vòng để có được tấm bằng và ôm hy vọng ra trường chui được vào cơ quan Nhà nước ăn biên chế suốt đời.
Khi không vào được Nhà nước mới loay hoay chạy ra doanh nghiệp nhưng lại không có khả năng làm việc. Họ đáng trách chứ không đáng thương.
-Vậy, để tạo nên những thế hệ công dân toàn cầu, giáo dục đại học Việt Nam cần đổi mới theo hướng nào, thưa TS?
Bằng cấp chỉ là minh chứng cho một giai đoạn học tập của con người, trong khi đó sự học là cả 1 quá trình lâu dài. Mỗi cá nhân cần xác định rõ mục tiêu học tập của mình là gì và nỗ lực không ngừng nghỉ cho mục tiêu đó. Học nhiều khác bằng nhiều; thực học không gắn liền với bằng cấp;
Học nhiều không phải chỉ có mục đích để trở thành giáo sư, tiến sĩ, để có bậc hệ số lương cao mà học nhiều để có nhiều kiến thức phục vụ cho việc kiếm sống và tìm kiếm thành công.
Kiến thức chuyên môn, công nghệ thông tin, ngoại ngữ và kỹ năng mềm là những yếu tố doanh nghiệp nào cũng cần, trong khi đó chương trình đào tạo của các trường đại học lại đang rất thiếu.
Nhà nước cần có những chính sách, cơ chế đòn bẩy để các trường đại học phát huy tính tự chủ, đổi mới, sáng tạo trong dạy học; các cơ sở giáo dục phải thực sự được cải tổ để làm giáo dục một cách có TÂM, có TẦM hơn.
-Trân trọng cảm ơn những chia sẻ của ông!
Theo Thu Hòe/Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

16/7 công bố kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT
Theo kế hoạch, kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay sẽ được công bố vào 8h sáng 16/7 trên các cổng thông tin chính thức của Bộ và các Sở Giáo dục và Đào tạo.

Trường nghề - một trong những lựa chọn dành cho học sinh
Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa có 24 Trung tâm giáo dục thường xuyên - giáo dục nghề nghiệp và 15 trường trung cấp, cao đẳng có hệ đào tạo giáo dục thường xuyên cấp THPT. Hệ thống trường nghề là một trong những lựa chọn dành cho học sinh tốt nghiệp THCS.

Có khoảng 19.000 sinh viên đang học ngành vi mạch bán dẫn
Ngay trong năm học 2024 - 2025, cả nước đã có khoảng 19.000 sinh viên nhập học các ngành phù hợp với lĩnh vực bán dẫn, chiếm khoảng 10% tổng số sinh viên theo học ngành STEM.

Thống nhất quản lý giáo dục nghề nghiệp
Tại tỉnh Thanh Hoá, thực hiện chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được bàn giao về cho Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý. Việc thống nhất về quản lý giáo dục nghề nghiệp không chỉ thống nhất hệ thống giáo dục quốc gia, mà còn mang ý nghĩa về mặt quản lý, mở ra nhiều cơ hội lớn cho các cơ sở đào tạo nghề và người học.

Giá sách giáo khoa năm học mới giảm nhẹ
Thời điểm này, các nhà sách, đơn vị cung ứng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã nhập về đầy đủ các loại sách giáo khoa cho năm học 2025 - 2026. Năm nay giá sách giáo khoa cơ bản ổn định, một số đầu sách giảm nhẹ so với mọi năm.

Bế giảng chương trình tiếng Anh Access khóa 2023 - 2025
Chiều 30/6, Trường Đại học Hồng Đức đã bế giảng chương trình tiếng Anh Access khóa 2023 - 2025.

Học nghề sau tốt nghiệp THCS – Lựa chọn thực tế của nhiều học sinh
Hiện nay, nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp THCS đang lựa chọn học văn hóa kết hợp học nghề theo mô hình 9+. Tại Thanh Hóa, hướng đi này ngày càng được quan tâm, đặc biệt với những em không đủ điều kiện vào lớp 10 công lập. Học đúng năng lực, rút ngắn thời gian, sớm có nghề nghiệp ổn định - đó là lý do mô hình này đang trở thành lựa chọn thiết thực của nhiều gia đình.

Từ ngày 01/7/2025, UBND cấp xã quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 10, quy định về phân quyền, phân cấp và phân định thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước của chính quyền địa phương hai cấp đối với giáo dục phổ thông. Theo Thông tư 10, UBND cấp xã sẽ có các thẩm quyền:

Đại hội đại biểu Đảng bộ Trường Đại học Hồng Đức lần thứ VI, nhiệm kỳ 2025-2030
Ngày 29/6, Đảng bộ Trường Đại học Hồng Đức tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ VI, nhiệm kỳ 2025-2030. Dự đại hội có đồng chí Trần Văn Hải, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Đảng ủy UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành, đơn vị cấp tỉnh.

Đại hội Đảng bộ trường Đại học Văn hoá, thể thao và Du lịch Thanh Hoá, nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 29/6, Đảng bộ Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ V, nhiệm kỳ 2025-2030. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng dự và chỉ đạo đại hội.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.