Tự do internet – động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
Liên tiếp trong 2 năm gần đây, Freedom House – 1 tổ chức nhân quyền có trụ sở tại Mỹ đã đưa ra bảng xếp hạng mức độ tự do internet của 70 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Theo bảng xếp hạng này, Việt Nam chỉ được 22 điểm trên tổng số 100 điểm, và bị đánh giá là “không có tự do internet”. Đây là thông tin bịa đặt trắng trợn khi trên thực tế, internet đang trở thành một động lực hội tụ đầy đủ yếu tố: nhanh chóng, hiện đại, đa chiều để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam diễn ra nhanh hơn, mạnh mẽ hơn, hội nhập quốc tế sâu rộng hơn. Và quan trọng nhất, người dân – đối tượng được Freedom House cho rằng bị kìm hãm phát ngôn và mức độ tiếp cận internet, lại đang ngày càng khẳng định vị trí chủ thể thụ hưởng những thành quả phát triển từ internet mang lại.
Bắt tay vào xây dựng nông thôn mới với xuất phát điểm cực kỳ thấp, nguồn vốn ngân sách eo hẹp khiến tiêu chí nông thôn mới cơ bản là cứng hóa đường giao thông nông thôn cũng trở thành thách thức lớn đối với cấp ủy Đảng và chính quyền xã Thạch Long, huyện Thạch Thành. Xác định để làm được cần huy động nguồn lực xã hội hóa từ Nhân dân, do vậy bên cạnh cách thức gặp mặt, tuyên truyền trực tiếp, đội ngũ cán bộ xã đã thiết lập hàng loạt kênh tuyên truyền trực tuyến như cổng thông tin điện tử của xã, các nhóm zalo, facebook kết nối những người con xa quê, từ đó vận động người dân hiến đất, mở đường, hoàn thành cứng hóa toàn bộ tuyến giao thông nông thôn trên địa bàn trong năm 2023.

Hạ tầng internet được đầu tư đồng bộ không chỉ kéo gần khoảng cách giữa chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước với người dân, mà còn từng bước làm thay đổi cách thức quản lý, làm việc của đội ngũ cán bộ nơi đây.

Ông Nguyễn Đình Bằng, Chủ tịch UBND xã Thạch Long, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa
Ông Nguyễn Đình Bằng, Chủ tịch UBND xã Thạch Long, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Từ khi áp dụng quy trình làm việc trên môi trường mạng thì làm thay đổi hoàn toàn cách làm việc của đội ngũ cán bộ, trình độ năng lực được cải thiện, tăng hiệu suất giải quyết công việc cho công dân. Tính tiện ích rất là cao".
Câu chuyện đổi thay cách nghĩ, cách làm, tận dụng tiện ích tối đa từ internet giờ đây không chỉ là câu chuyện đơn lẻ của một địa phương, mà đang trở thành định hướng tất yếu trong phát triển mọi mặt kinh tế - xã hội của Thanh Hóa nói riêng và Việt Nam nói chung.

Sẽ thật phi lý khi một quốc gia không có tự do internet nhưng tốc độ phát triển về hạ tầng mạng có dây và không dây lại xếp hàng đầu khu vực với mức chi phí rẻ, nhiều điểm wifi công cộng. Chỉ tính riêng tại Thanh Hóa, đến nay đã có khoảng 9.500 cột BTS được xây dựng, phủ sóng internet đến 100% trung tâm xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.

Trong đó, các xã, phường, thị trấn đạt chuẩn NTM còn đảm bảo tiêu chí mỗi nhà văn hóa là một điểm phát wifi miễn phí, phục vụ nhu cầu tiếp cận thông tin, truy cập internet của người dân.
Ông Phạm Tuấn Anh, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Quang Trung, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Chúng tôi coi trọng quyền tự do internet, tự do ngôn luận và tự do báo chí của người dân. Các ứng dụng mạng xã hội cũng là nơi chúng tôi khai thác để lắng nghe ý kiến nhân dân hiệu quả và nhanh chóng hơn, giúp giải quyết công việc ở cơ sở tốt hơn"
Báo cáo Digital Marketing 2023 của tổ chức We are social cho thấy, đến đầu năm 2023, Việt Nam có 64,4 triệu người trong độ tuổi 18 tuổi trở lên đang sử dụng các nền tảng mạng xã hội và 5 nền tảng thông dụng nhất gồm: Facebook (91%), Zalo (90,1%); TikTok (77,5%), Facebook Messenger (77%) và Instagram (55,4%). Đây cũng là những nền tảng mạng xã hội thông dụng nhất thế giới.

Thông qua mạng xã hội và các sàn thương mại, người dân Việt Nam có thể tiếp cận được với thị trường hàng hóa đa dạng trên toàn thế giới. Ở chiều ngược lại, các hộ kinh doanh nhỏ cũng như các doanh nghiệp cũng được mở ra những cơ hội mới với đối tượng khách hàng mới thông qua thương mại điện tử mà không phụ thuộc vào khoảng cách địa lý.

Tuy nhiên, internet cũng là môi trường đầy cạm bẫy với người dùng, đẩy họ đến nguy cơ phải đối diện với tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, bị biến thành công cụ để những kẻ có mưu đồ xấu thực hiện chiến lược "diễn biến hòa bình", đe dọa đến an ninh quốc gia. Do đó, cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, bên cạnh việc tạo điều kiện phát triển mạng internet, Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng tăng cường hệ thống quy định, chính sách, pháp luật về sử dụng mạng internet nhằm bảo vệ người dân trước những mối đe dọa từ không gian ảo.

Trung tá Nguyễn Thanh Tùng, Đội trưởng Đội An ninh văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông, Phòng An ninh Chính trị nội bộ, Công an tỉnh Thanh Hóa
Trung tá Nguyễn Thanh Tùng, Đội trưởng Đội An ninh văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông, Phòng An ninh Chính trị nội bộ, Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Chúng tôi tăng cường công tác nắm tình hình, dự báo sát đúng các diễn biến nguy hiểm, khó lường của các đối tượng thù địch, từ đó phối hợp chặt chẽ với các đơn vị kiên quyết bóc gỡ, xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng mạng internet, mạng xã hội để chống phá Đảng, Nhà nước".
Hiện tại, Việt Nam có 1.952 trang thông tin điện tử tổng hợp và 935 mạng xã hội trong nước đã được cấp phép hoạt động, là những diễn đàn trực tuyến để người dân có thể tự do chia sẻ, bày tỏ thông tin, quan điểm cá nhân.

Thực tế nêu trên cho thấy quyền tự do trên internet tại Việt Nam luôn được bảo đảm, phát huy, trái với luận điệu xuyên tạc của một số cá nhân, tổ chức không thiện chí. Không những vậy, là một đất nước văn minh, dân chủ, tiến bộ và thân thiện, Việt Nam luôn sẵn sàng hỗ trợ và tạo điều kiện để các cá nhân, tổ chức quốc tế có thể tìm hiểu, nghiên cứu một cách trung thực, khách quan về công tác bảo đảm quyền con người ở Việt Nam, bao gồm quyền tự do trên internet, tự do ngôn luận, tự do báo chí trên không gian mạng.

Cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh Thanh Hóa tham gia hiến máu tình nguyện
Hưởng ứng "Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện", sáng ngày 3/4, Công an tỉnh Thanh Hóa tổ chức phát động Lễ hội hiến máu tình nguyện năm 2025 với chủ đề "Giọt hồng an ninh – vì hạnh phúc Nhân dân" lần thứ V.

Cảnh báo mất an toàn giao thông tại nút giao xã Vạn Thiện, Nông Cống
Nút giao Vạn Thiện thuộc dự án cao tốc Bắc – Nam, tuyến quốc lộ 45 - Nghi Sơn là một trong 7 nút giao tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam qua tỉnh Thanh Hóa được chính thức đưa vào khai thác từ cuối năm 2023. Tuy nhiên, kể từ khi tuyến đường được đưa vào khai thác, tại đây thường xuyên xảy ra các vụ va chạm và tai nạn giao thông, khiến nhiều người cảm thấy bất an khi lưu thông trên tuyến đường.

Đề nghị hỗ trợ công tác đăng kiểm xe quá khổ, quá tải
Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc phối hợp, hỗ trợ trong công tác kiểm định xe quá khổ, quá tải.

Tạm dừng cấp giấy phép lái xe quốc tế
Bộ Công an vừa có thông báo sẽ tạm dừng cấp online bằng lái xe quốc tế (IDP) để xây dựng hệ thống mới sau khi tiếp nhận chức năng này từ ngành giao thông vận tải. Thời gian tạm dừng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 6/2025.

Tổ chức 5 đoàn kiểm tra liên ngành trong tháng hành động về an toàn thực phẩm 2025
Trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025 (diễn ra từ ngày 15/4 đến hết ngày 15/5), Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm sẽ tổ chức 5 đoàn kiểm tra liên ngành, tiến hành kiểm tra tại 10 tỉnh thành phố trong cả nước.

Quan Sơn đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án xây dựng cơ bản
Tranh thủ thời tiết thuận lợi, huyện Quan Sơn đang chỉ đạo các đơn vị đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình xây dựng cơ bản, nhất là những công trình trường học phải bàn giao đưa vào sử dụng trong năm học tới đây; đảm bảo kế hoạch đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương.

Dự báo thời tiết 4/4/2025: Bắc Bộ sắp có không khí lạnh, Nam Bộ nắng nóng
Dự báo thời tiết 4/4/2025, miền Bắc có thêm 1 ngày tăng nhiệt trước khi đón không khí lạnh lệch đông. Khu vực Nam Bộ bước vào đợt nắng nóng kéo dài, nhiệt độ cao nhất từ 35-36 độ.

Không khí chào mừng kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng tại thành phố Thanh Hóa
Kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với tỉnh Thanh Hóa nói riêng, cả nước nói chung. Và đối với người dân thành phố Thanh Hóa, mảnh đất nằm bên núi Rồng, sông Mã, nơi hình thành trận địa Hàm Rồng lịch sử, những ngày qua, các hoạt động chào mừng diễn ra trong bầu không khí sôi nổi nhưng cũng không kém phần xúc động.

Hàm Rồng chiến thắng trong ký ức những cựu pháo thủ
Năm 1965, Trung đoàn pháo cao xạ 228 – thuộc Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân nhận nhiệm vụ thay thế Trung đoàn 234 bảo vệ cầu Hàm Rồng. Lúc bấy giờ, biên chế trong các đơn vị của Trung đoàn phần lớn là con em Hà Nội và tỉnh Hà Bắc cũ, tuổi vừa mười tám, đôi mươi. Những năm tháng chiến đấu ở Hàm Rồng đã trở thành quãng đời đẹp nhất, ý nghĩa nhất đối với mỗi người. 60 năm đã trôi qua, ký ức về Hàm Rồng vẫn vẹn nguyên trong tâm trí những pháo thủ năm xưa.

Triển lãm “Hàm Rồng - Bản anh hùng ca bất tử”
Nhân kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng, Trung tâm Triển lãm, Hội chợ - Quảng cáo – Đài Phát thanh & Truyền hình Thanh Hoá phối hợp cùng Trung tâm văn hoá, thông tin, thể thao và du lịch thành phố Thanh Hoá đã tổ chức trưng bày triển lãm ảnh “Hàm Rồng - Bản anh hùng ca bất diệt” tại Công viên Hội An, thành phố Thanh Hóa. Triển lãm thu hút được đông đảo Nhân dân và du khách tới tham quan.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.