Tự do tôn giáo ở Việt Nam-Sự thật không thể xuyên tạc
Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Nhân dân là chủ trương, chính sách nhất quán, xuyên suốt của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Tuy vậy, một số đối tượng phản động thù địch vẫn luôn tìm mọi cơ hội để xuyên tạc về tự do tôn giáo ở nước ta, hòng chia rẽ niềm tin của Nhân dân đối với sự lãnh đạo, điều hành của Đảng và Nhà nước. Chúng ta cần phải phê phán, đấu tranh phản bác những luận điệu sai trái, xuyên tạc đó; đồng thời khẳng định những thành tựu của Nhà nước Việt Nam trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân.
Trên một số trang mạng xã hội, các đối tượng thù địch rêu rao rằng, Việt Nam vi phạm quyền tự do tôn giáo, hạn chế, cản trở, đàn áp hoạt động tôn giáo. Những dẫn chứng mà chúng đưa ra đều là những hoạt động trái pháp luật, bị kẻ xấu mượn danh tôn giáo để gây rối an ninh trật tự, bắt buộc nhà nước, các cơ quan chức năng phải ngăn chặn, xử lý. Không chỉ vậy, các đối tượng chống phá còn vu cáo Việt Nam bắt giữ, bỏ tù các cá nhân tôn giáo; trong khi những kẻ bị bắt đều có hành vi tuyên truyền, chống phá Đảng, Nhà nước.

Mặt khác, chúng xuyên tạc Luật tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam, cho rằng đây là "bước thụt lùi"; "bóp nghẹt tôn giáo" không phù hợp với Công ước Quốc tế về quyền con người…Tuy nhiên, tất cả đều là nhận định vô căn cứ mà các đối tượng phản động đưa ra nhằm kích động mâu thuẫn trong Nhân dân. Trên thực tế, Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Nhân dân.

Thượng tọa Thích Tâm Định - Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa
Thượng tọa Thích Tâm Định - Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Thời gian qua, tất cả các công việc Phật sự của Tỉnh Hội Phật giáo tỉnh Thanh Hóa luôn nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ của các sở, ban, ngành trong tỉnh. Đặc biệt trong những năm gần đây, được sự quan tâm của lãnh đạo chính quyền và các ban ngành đoàn thể, nhiều ngôi chùa được xây dựng và phục dựng đã trở nên khang trang và bề thế".
Có thể nói, chưa bao giờ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam được tôn trọng và bảo đảm như hiện nay. Các tôn giáo, tổ chức tôn giáo liên tục được công nhận tư cách pháp nhân, số lượng không ngừng tăng lên.

Nếu như năm 2003 cả nước mới chỉ có 6 tôn giáo với 15 tổ chức, 17 triệu tín đồ thì đến năm 2022, Việt Nam đã công nhận 16 tôn giáo khác nhau với 43 tổ chức và trên 26,7 triệu tín đồ. Mức độ đa dạng tôn giáo ở Việt Nam xếp hạng nhóm đầu thế giới. Tại Thanh Hóa, đến nay trên địa bàn tỉnh có 4 tôn giáo có tư cách pháp nhân đang hoạt động với hơn 300.000 tín đồ và 521 cơ sở thờ tự. Các cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở luôn quan tâm, đồng hành cùng các tổ chức tôn giáo, tạo điều kiện để tín đồ các tôn giáo hoạt động, thực hiện tín ngưỡng của mình một cách thuận lợi và đảm bảo đúng quy định.

Ông Hồ Việt Anh - Trưởng Ban Tôn giáo tỉnh Thanh Hóa
Ông Hồ Việt Anh - Trưởng Ban Tôn giáo tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Thời gian tới, cấp ủy chính quyền các cấp tỉnh Thanh Hóa sẽ tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý Nhà nước trên lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật để chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo nắm vững được các quy định của pháp luật trong sinh hoạt và hoạt động tôn giáo. Cùng với đó, thực hiện công tác nắm bắt tình hình, kịp thời tham mưu, đề xuất cấp ủy chính quyền cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết những kiến nghị, đề xuất chính đáng của tổ chức, cá nhân tôn giáo để đảm bảo được nhu cầu, nguyện vọng của tổ chức, cá nhân tôn giáo nhưng đồng thời phải đảm bảo quy định của pháp luật".

Trong bối cảnh Việt Nam đẩy mạnh hội nhập Quốc tế, chúng ta đã có thêm nhiều kênh quan trọng để đưa ra tiếng nói và khẳng định thực tế tình hình tự do tôn giáo ở đất nước mình. Mới đây, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc, nhiệm kỳ 2023 - 2025. Điều này đã thể hiện sự ghi nhận của cộng đồng Quốc tế đối với những chính sách, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong việc bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền của người dân trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có quyền tự do tôn giáo.

Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam
Từ ngày 1/4 đến ngày 4/5, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, thành phố Hà Nội diễn ra các hoạt động tháng 4 với chủ đề "Sắc màu văn hoá các dân tộc".

Phát huy giá trị Khu Di tích Hàm Rồng gắn với phát triển du lịch
Hàm Rồng không chỉ là địa danh lịch sử ghi dấu chiến công vang dội của quân và dân ta. Ngày nay, Khu Di tích Hàm Rồng còn đang dần trở thành trung tâm du lịch, văn hóa lịch sử và cảnh quan sinh thái của thành phố Thanh Hoá nói riêng, tỉnh Thanh Hoá nói chung.

Team building trải nghiệm lịch sử
Team building không phải là hoạt động du lịch quá mới mẻ. Nhưng “Team building trải nghiệm lịch sử” thông qua các trò chơi, trải nghiệm thực tế tiếp cận lịch sử lại là một trong những nội dung mới trong hoạt động du lịch dành cho lứa tuổi học sinh đang được lựa chọn nhiều tại Thanh Hoá.

Sôi nổi các hoạt động “Tìm hiểu 60 năm Hàm Rồng chiến thắng”
Sáng ngày 31/3, UBND thành phố Thanh Hóa đã tổng kết Hội thi trực tuyến và các hoạt động của ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố chào mừng kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng. Đồng chí Lê Anh Xuân - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy dự lễ tổng kết.

Hướng đi nào để khu di tích lịch sử Quốc gia Am Tiên phát triển xứng tầm?
Mặc dù sở hữu nhiều tiềm năng để phát triển quy mô, xứng tầm một khu di tích lịch sử Quốc gia, nhưng Đền Nưa – Am Tiên thuộc xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn hiện vẫn chưa khai thác tối đa được các lợi thế này.

Hàm Rồng chiến thắng, nguồn cảm xúc trong sáng tác văn học nghệ thuật
Với vẻ đẹp sơn thuỷ hữu tình, chứa đựng nhiều giá trị văn hoá lịch sử, từ xa xưa, vùng đất Huyền tích Hàm Rồng - Sông Mã đã mê hoặc nhiều tao nhân mặc khách đến thưởng ngoạn, làm thơ. Đặc biệt trong những năm tháng khói lửa chiến tranh chống lại kẻ thù xâm lược, Cầu Hàm Rồng huyền thoại và chiến công oai hùng của quân và dân ta là niềm cảm xúc bất tận để các văn nghệ sỹ viết nên hàng trăm tác phẩm thơ, văn và những bản tình ca hay về "Hàm Rồng - Sông Mã" đi cùng năm tháng.

Tổng kết và trao giải Liên hoan nghệ thuật quần chúng tỉnh Thanh Hóa năm 2025
Sau 2 ngày diễn ra sôi nổi, Liên hoan nghệ thuật quần chúng tỉnh Thanh Hóa năm 2025 với chủ đề "Hàm Rồng - Bản hùng ca chiến thắng" đã khép lại vào tối ngày 29/3.

Lễ hội truyền thống chùa Báo Ân năm 2025
Ngày 29/3 (tức ngày mùng 1 tháng 3 âm lịch), xã Thiệu Vân phối hợp Hội Phật giáo thành phố Thanh Hóa khai mạc lễ hội truyền thống chùa Báo Ân.

Khu di tích lịch sử Quốc gia Am Tiên và những “rào cản” để phát triển xứng tầm
Nằm trên đỉnh Núi Nưa ở làng Cổ Định, xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, khu di tích Quốc gia Am Tiên là quần thể danh thắng gồm “núi Nưa – Đền Nưa – Am Tiên” Khu di tích có tổng diện tích 100 ha, gắn với sự tích về cuộc dấy binh khởi nghĩa của nữ anh hùng Triệu Thị Trinh. Nơi đây còn được biết đến là huyệt đạo linh thiêng nhất của Việt Nam. Những năm vừa qua, khu di tích Quốc gia Am Tiên đã nhiều lần được tu bổ, trở thành điểm đến hấp dẫn với du khách thập phương. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, sự phát triển của khu di tích vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế vốn có.

Ngôi đền linh thiêng bên dòng sông Mã
Tự hào là vùng đất cổ có tuổi đời hơn bốn nghìn năm, Di tích Quốc gia núi và đền Đồng Cổ tại xã Yên Thọ, huyện Yên Định đã đi vào lịch sử như một huyền thoại gắn liền với tên gọi Thanh Hóa.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.