Tư thế nằm an toàn với người say rượu
Khi trong nhà có người say rượu phải hết sức để ý bởi người say ngủ li bì dễ nhiễm lạnh, dễ nôn không kịp phản ứng gây sặc. Chưa kể, nhiều khi tưởng người say đang ngủ, nhưng thực ra đã li bì, hôn mê mà không được phát hiện sớm.
Người say rượu thường nằm “thẳng cẳng”, ngủ mê mệt không biết trời đất. Các bác sĩ khuyến cáo người nhà không nên để người say nằm ở tư thế này, mà hãy đẩy người say nằm nghiêng sang bên phải.
“Đây là tư thế nghiêng an toàn, có tác dụng dẫn lưu đờm dãi ra ngoài, hạn chế nguy cơ hít vào phổi, đặc biệt trong trường hợp bệnh nhân bị nôn. Nhiều người say khi trào cơn nôn không kiểm soát, nếu nằm tư thế ngửa rất nguy hiểm, có thể gây sặc chất nôn vào phổi”, BS Nguyễn Trung Nguyên, Trung tâm chống độc (BV Bạch Mai) cho biết.
Tư thế nằm nghiên là an toàn với người say bởi nó có tác dụng giúp dạ dày uốn cong, thức ăn trong dạ dày không bị kích thích, nôn ra ngoài.
BS Nguyên cũng lưu ý quan trọng, đó là đừng để người say ngủ li bì vài tiếng. Cần phải luôn để mắt, thỉnh thoảng kiểm tra bệnh nhân, thậm chí cách tiếng lại phải đánh thức bệnh nhân dậy, tránh bị hôn mê mà không biết.

Nếu người say rượu có một trong các triệu chứng như: bất tỉnh, gọi hỏi không biết; Co giật; Tê, yếu chân tay một bên chân tay hoặc một bên mặt, nói ngọng trong khi đã tỉnh táo; Thở khò khè, ứ đọng đờm dãi ở miệng họng, ho yếu. Thở yếu, nhịp thở không đều, thở chậm hoặc ngừng thở. Có thể hít sâu và nhịp thở nhanh; Da, môi, móng tay tím tái hoặc nhợt, lạnh; Nhìn mờ, nhìn một vật thành hai; Nôn nhiều, đau bụng, bụng chướng hãy đưa bệnh nhân đến bệnh viện sớm nhất.
Nếu bệnh nhân tỉnh và có thể ăn uống được thì cho ăn cháo loãng hoặc thức ăn chứa tinh bột như ngô, khoai, sắn, hoặc sữa, đường... nhằm tránh hạ đường huyết.
"Hạ đường huyết là nguy cơ cao có thể gặp phải với người say rượu. Bởi nhiều người có thói quen khi ngồi vào bàn nhậu, chỉ uống mà ăn cực ít, thậm chí không ăn, ăn qua loa. Đây là một sai lầm nguy hiểm cho sức khỏe. Vì khi uống lượng rượu quá nhiều gây say thần kinh bị kích thích gây ra tình trạng lảm nhảm, nôn, nói nhiều. Trong khi đó, không thể ép họ ăn uống vì họ chỉ thực sự uống được 1-2 ngụm nước chanh, nước sâm… rồi sau đó lăn đùng ra ngủ.
Trong khi đó, ngủ trong trạng thái say rượu, bụng lại đói, lúc này xuất hiện nguy cơ bị hạ đường trong máu, dễ dẫn tới tử vong hoặc di chứng trên não.
BS Nguyên cũng cho rằng văn hóa uống rượu cần thay đổi, “chén rượu đầu xuân” để chúc nhau mang lại may mắn, sức khỏe chứ không nên ép rượu đến biêng biêng, say rượu vừa mất vui, vừa có những hiểm nguy đe dọa tới sức khỏe người say.
Ở người Việt Nam, để phù hợp với kích cỡ cơ thể và dễ ước tính, với nam giới không nên quá 20 gam/ngày, tương đương 500ml loại bia 5%, 60ml loại rượu 39.9%; với nữ giới không nên quá 10 gam/ngày, tương đương với 250ml loại bia 5%, 30ml loại rượu 39.9%.
Hồng Hải/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Khuyến cáo phòng, chống một số bệnh thường gặp trong mùa mưa lũ
Mưa lũ và ngập lụt là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, vi rút và trung gian truyền bệnh sinh sôi phát triển và gây bệnh cho con người. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh có nguy cơ xảy ra trong và sau lụt bão, mưa lũ, Bộ Y tế khuyến cáo về biện pháp phòng, chống dịch bệnh trước, trong mưa lũ.

Thu hồi toàn quốc lô thuốc Alfachim 4.2 do không đạt chất lượng
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) yêu cầu thu hồi toàn quốc lô đối với lô thuốc viên nén Alfachim 4.2, sản xuất ngày 01/6/2024, hạn dùng 01/6/2026, do Công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long sản xuất do vi phạm chỉ tiêu định lượng. Cục đồng thời cảnh báo nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.

Cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc, thiết bị y tế cho người bệnh bảo hiểm y tế
Để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm y tế, phòng chống gian lận, trục lợi quỹ bảo hiểm y tế, Bộ Y tế đã ban hành văn bản yêu cầu cơ sở khám chữa bệnh cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc, thiết bị y tế cho người bệnh bảo hiểm y tế.

Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hoá đủ điều kiện triển khai bệnh án điện tử
Sáng 22/6, Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức họp hội đồng tư vấn, đánh giá việc triển khai bệnh án điện tử.

Phân hiệu Trường Đại học Y Hà Nội tổ chức chương trình “Mùa hè xanh 2025”
Trong 2 ngày 21 và 22/6, tại xã Bát Mọt, huyện Thường Xuân, Phân hiệu Trường Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hoá đã tổ chức chương trình “Mùa hè xanh 2025 – Khát vọng ươm mầm nắng” với sự tham gia của hơn 1.200 sinh viên.

Gia tăng trẻ nhỏ mắc các bệnh mùa hè
Ngoài số ca mắc Covid - 19 ở trẻ nhỏ liên tục tăng, những tuần gần đây, bệnh nhi nhập viện liên quan đến các loại bệnh mùa hè cũng tăng đột biến.

Bộ Y tế bãi bỏ 13 thủ tục hành chính trong lĩnh vực dược phẩm
Ngày 18/6, theo thông tin từ Bộ Y tế, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên vừa ký ban hành Quyết định về việc công bố thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực dược phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế quy định tại Thông tư số 11/2025/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Bản tin Sức khỏe 19/6/2025
Bản tin Sức khỏe 19/6/2025 có những nội dung chính sau: - Bộ Y tế hướng dẫn chi trả bảo trợ xã hội tháng 7, 8 và 9/2025 - Cảnh giác bệnh dại màu nắng nóng - Phòng bệnh xương khớp trong mùa hè

Cảnh báo không sử dụng Siro ăn ngon Hải Bé trong khi chờ xác minh
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân không dùng sản phẩm Siro ăn ngon Hải Bé vì nghi ngờ vi phạm chất lượng và đang bị điều tra hình sự.

Trẻ mắc COVID-19 nhập viện gia tăng
Từ cuối tháng 5 đến nay, số trẻ mắc COVID-19 nhập viện tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa tăng mạnh. Các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh chủ động thực hiện các biện pháp phòng dịch để bảo vệ sức khỏe cho trẻ, cho gia đình và cộng đồng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.